Trám răng là kỹ thuật được áp dụng để khắc phục tình trạng răng bị sâu, thưa, mẻ,… giúp vùng răng sâu không bị lây lan sang các răng khác. Mặc dù đây là phương pháp khá đơn giản tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quy trình trám răng cũng như cách bảo vệ răng tốt hơn sau khi trám. Bài viết dưới đây của Thúy Đức sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Trám răng là gì?
Trám răng hay còn gọi là hàn răng là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu do sứt, mẻ, sâu răng,… Trám răng vừa giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng vừa giúp cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn.
Khi nào cần thực hiện trám răng?
Trám răng bị sâu
Sâu răng là tình trạng trên răng xuất hiện các lỗ hổng, nguyên nhân do bạn ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, có nhiều đường và không chăm sóc răng đúng cách. Điều này làm vi khuẩn tích tụ và phát triển mạnh mẽ, phá hủy dần cấu trúc răng tạo nên các lỗ hổng.
Khi không được điều trị sớm, các lỗ hổng do sâu răng sẽ ngày càng lớn và lan dần ra xung quanh. Từ đó dẫn tới răng bị đau nhức nghiêm trọng, nhiễm trùng và có thể gãy rụng răng.
Các dấu hiệu cảnh báo sâu răng cần chú ý:
- Răng bị đau bất chợt
- Răng dễ bị nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh
- Trên răng xuất hiện các lỗ hỏng từ nhỏ đến to
- Bề mặt răng bị đổi sang màu vàng, nâu hoặc đen
- Răng bị đau nhức sau khi ăn hoặc uống các đồ nóng, lạnh,…
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần tới nha khoa trám răng ngay để làm đầy lỗ hổng trên răng. Điều này giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu và phục hồi lại tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Trám răng mẻ
Răng bị sứt mẻ có thể do tai nạn, tác động cơ học mạnh hoặc do bạn cắn phải thức ăn hay vật dụng gì quá cứng làm ảnh hưởng tới cấu trúc răng.
Nếu phát hiện sớm vết nứt, bác sĩ chỉ cần thực hiện trám răng để khắc phục, rất nhanh chóng và an toàn. Đầu tiên bạn cần vệ sinh răng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, sau đó trám vật liệu nha khoa vào chỗ răng bị mẻ.
Trám răng thưa
Răng thưa là tình trạng các răng nằm cách xa nhau trên cung hàm. Răng thưa ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của gương mặt đặc biệt tại vùng răng cửa. Do đó trám răng cửa thưa là một trong những phương pháp thẩm mỹ được áp dụng để giúp hàm răng trở nên khít sát, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên điểm hạn chế của phương pháp này là chỉ nên áp dụng nếu khoảng hở giữa các răng nhỏ hơn 2mm.
Nếu khoảng thưa răng lớn hơn, răng cửa sẽ trở nên to và bị mất cân đối sau khi thực hiện trám răng. Đối với trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên bạn chuyển sang các phương pháp khác như niềng răng hoặc bọc răng sứ.
Hỏi đáp: Niềng răng thưa có nhanh không?
Trám răng thay thế chỗ trám răng cũ
Trám răng không phải kỹ thuật có tác dụng vĩnh viễn. Theo thời gian chỗ trám sẽ dần bị bào mòn do hoạt động nhai thức ăn và bong ra. Lúc này bạn sẽ cần trám lại răng.
Các vật liệu trám răng thông dụng
Có rất nhiều loại vật liệu trám răng khác nhau, đa dạng về màu sắc, chất liệu và giá thành. Mỗi loại lại có ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Trám răng bằng Amalgam
Trám răng bằng vật liệu Amalgam hay còn gọi là miếng trám bằng bạc. Đây là loại vật liệu đã có từ lâu đời và có giá thành thấp nhất trong số các loại vật liệu trám hiện đại. Amalgam là hỗn hợp gồm có các thành phần như bạc, kẽm, đồng, thiếc và thủy ngân (chiếm tới 50% hỗn hợp).
- Ưu điểm: Độ bền cao từ 10 – 15 năm, chịu được lực nhai tốt, giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác.
- Nhược điểm: Xét về tính thẩm mỹ không cao do chỗ răng trám có màu sắc khác so với các răng còn lại.
Trám răng bằng Composite
Trám răng sử dụng vật liệu Composite là phương pháp có tính thẩm mỹ cao, hiệu quả tốt và được rất nhiều người lựa chọn.
- Ưu điểm: Composite có màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên, vì vậy có thể sử dụng để trám tại các vị trí răng dễ nhận thấy như răng cửa.
- Nhược điểm: Trám răng bằng Composite không bền như trám bằng Amalgam, tuổi thọ trung bình tầm 5 năm. Bên cạnh đó nếu sử dụng Composite cho những chỗ răng bị sâu có kích thước lớn sẽ không đạt hiệu quả cao.
Trám răng bằng sứ
Trám răng bằng chất liệu sứ inlay – onlay cũng là một trong những lựa chọn phổ biến hiện nay. Đặc biệt phù hợp với các trường hợp răng bị sứt mẻ lớn cần kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn.
- Ưu điểm: Vật liệu sứ có màu giống như màu răng tự nhiên, có khả năng chống bám bẩn và ăn mòn tốt hơn so với vật liệu Composite. Thời gian sử dụng có thể lên tới 10 năm.
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với Amalgam và Composite.
Trám răng bằng vàng
Khi sử dụng vằng hoặc các kim loại quý khác như đồng, bạc sẽ giúp miếng trám răng thêm độ cứng chắc.
- Ưu điểm: Chịu được lực nhau lớn, độ bền tốt. Trám răng bằng vàng sẽ mang lại vẻ sang trọng và ít mài mòn hơn so với các loại vật liệu khác.
- Nhược điểm: Chi phí đắt hơn vật liệu khác. Và bạn phải tới nha khoa 2 lần để thực hiện phương pháp trám này.
Chất liệu GIC
GIC viết tắt của Glass Ionomer Cement thường làm từ vật liệu polyacrylic axit và fluoroaluminosilicate (thành phần của thủy tinh).
- Ưu điểm: Trong GIC có một chất chứa fluor giúp ngăn tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Vật liệu này cũng gắn chắc vào răng và làm giảm tình trạng nứt chỗ trám răng.
- Nhược điểm: Tính thẩm mỹ kém do màu sắc không giống màu răng tự nhiên.
Mỗi loại vật liệu trám sẽ có ưu nhược riêng, để biết loại vật liệu nào phù hợp nhất với mình bạn hãy tới trực tiếp nha khoa để được tư vấn nhé.
Quy trình trám răng chuẩn đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Như đã nói ở trên, trám răng là phương pháp giúp phục hồi lại tính thẩm mỹ cho những chiếc răng đã bị tổn thương, mang lại vẻ đẹp tự nhiên như ban đầu. Mặc dù kỹ thuật này được thực hiện khá đơn giản tuy nhiên cũng cần có một quy trình trám răng theo đúng tiêu chuẩn nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như hiệu quả sử dụng lâu dài.
Chính vì vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tay nghề cao để thực hiện kỹ thuật trám răng an toàn.
Quy trình thực hiện trám răng
Quy trình trám răng trực tiếp
Trám răng trực tiếp là quy trình nha khoa khá đơn giản, có thể áp dụng đối với hầu hết mọi tình trạng răng. Quy trình trám răng này chỉ mất khoảng một buổi hẹn tại nha khoa là có thể thực hiện xong.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên bác sĩ sẽ cho chụp X-quang và kiểm tra chỗ răng cần trám. Từ đó xác định được tình trạng răng miệng, kích thước vùng cần trám để tư vấn cho bạn một số loại vật liệu nên sử dụng để việc trám răng đạt hiệu quả và tính thẩm mỹ cao nhất.
Bước 2: Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám răng: Nha sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ tại vị trí trám răng. Đối với trường hợp răng bị sâu, trước hết sẽ làm sạch chỗ sâu bằng các dụng cụ chuyên dụng, ngoài ra vệ sinh sạch sẽ mọi mảng vụn thức ăn và cao răng.
Bước 3: Tiến hành trám răng: Bác sĩ sẽ tiến hành đổ vật liệu trám vào trong khoang trám hoặc cho lên phần răng sâu đã được làm sạch. Lúc đầu vật liệu trám ở dạng lỏng, sau khi được chiếu đèn Laser sẽ dần đông cứng lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.
Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám: Bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu trám bị dư thừa. Cuối cùng bề mặt trám trở nên nhẵn bóng để răng không bị cộm vướng hay khó chịu.
Thông thường quy trình trám răng trực tiếp chỉ mất từ 20 – 30 phút và có thể thay đổi tùy theo tình trạng răng cũng như các loại vật liệu trám.
Quy trình trám răng gián tiếp
Quy trình trám răng gián tiếp (Inlay – Onlay) được đánh giá là phương pháp trám răng hiện đại nhất hiện nay, giúp làm giảm kẽ hở giữa miếng trám và mô răng. Ở bước thăm khám và gây tê hoàn toàn giống với quy trình trám trực tiếp, chỉ khác đối với phương pháp này sẽ cần lấy dấu hàm để làm thành miếng trám bên ngoài.
Quy trình thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Đầu tiên bác sĩ sẽ chụp X-quang, kiểm tra chỗ răng cần trám để xác định kích thước sau đó tư vấn cho bạn các loại vật liệu phù hợp nhất với chỗ trám cũng như quy trình thực hiện cụ thể.
Bước 2: Gây tê và vệ sinh răng cần trám: Làm sạch các mảng bám cao răng, mảnh vụn thức ăn thừa trên răng. Sau đó bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng. Nếu răng bị sâu sẽ cạo sạch phần sâu bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Bước 3: Lấy dấu hàm: Sau khi răng đã được làm sạch, bác sĩ sẽ cần lấy dấu mẫu hàm để tạo hình miếng trám răng theo đúng hình dạng và kích thước của lỗ hổng. Thông thường bạn sẽ được hẹn lịch sau vài ngày để hoàn thành nốt quy trình trám răng.
Bước 4: Gắn miếng trám lên răng: Miếng trám răng sau khi được chế tác dựa trên dấu hàm sẽ gắn vừa khít với răng bằng vật liệu xi măng chuyên dụng.
Đối với quy trình trám răng gián tiếp thường sẽ mất khoảng 2 lần hẹn với bác sĩ. Mỗi lần khoảng 45 phút.
Miếng trám răng có thể giữ được hiệu quả trong bao lâu?
Thông thường miếng trám răng sâu có tuổi thọ từ 3 – 5 năm và dựa vào một số yếu tố. Trong đó kỹ thuật tay nghề của bác sĩ thực hiện đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bác sĩ giỏi có kỹ thuật tốt, thực hiện đúng theo quy trình chuẩn thì chất lượng miếng dán sẽ được lâu hơn.
Bên cạnh đó việc lựa chọn loại vật liệu trám cũng là yếu tố quyết định không nhỏ tới chất lượng và độ bám dính của miếng trám. Bạn cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc răng miệng và chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kéo dài tuổi thọ răng trám.
Trám răng là dịch vụ nha khoa rất phổ biến mà bạn có thể thấy ở bất kỳ một địa chỉ nha khoa nào. Tuy nhiên bạn hãy chọn nha khoa uy tín có chất lượng tay nghề bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo duy trì chất lượng lâu dài cho miếng trám và an toàn cho sức khỏe răng miệng nhé!