Bị lung lay răng cửa khi niềng là trường hợp một số người đang gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến phác đồ điều trị cũng như kết quả chỉnh nha. Tìm hiểu ngay các thông tin dưới đây để biết nguyên nhân xuất phát từ đâu? Làm sao để khắc phục hiệu quả nhất nhé.
Mục lục
Trường hợp răng cửa lung lay khi niềng là bình thường
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, chuẩn khớp cắn. Do vậy khi mới bắt đầu niềng có thể răng cửa bị lung lay là điều bình thường. Bởi vì lực tác động từ hệ thống mắc cài, dây cung, khí cụ chỉnh nha khác làm răng bị lệch lạc, khấp khểnh đang từ từ di chuyển theo phác đồ trị liệu của bác sĩ. Từ đó, một bên xương ổ răng sẽ bị tạm tiêu trong khi bên còn lại dày hơn để làm răng chạy. Bạn có thể thấy răng cửa hơi lung lay, không chắc chắn là điều dễ hiểu.
Nếu gặp trường hợp này, bạn chỉ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ăn uống và vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp răng được chắc khỏe trong thời gian này. Chỉ mất một khoảng thời gian ngắn răng cửa sẽ hết lung lay và trở về trạng thái bình thường.
Trường hợp răng cửa lung lay khi niềng cần phải lưu ý
Nếu thấy răng cửa lung lay quá lâu, đi kèm với những cơn đau thì điều này là bất thường. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra, thăm khám và có cách khắc phục hiệu quả nhất.
Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng này là do:
– Kế hoạch chỉnh nha sai lệch: Như bạn đã biết thì trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ lên kế hoạch, phác đồ điều trị cho mỗi trường hợp khác nhau. Điều này rất cần thiết giúp kiểm soát tất cả mọi thứ theo đúng tiến trình. Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm chuyên môn, chẩn đoán sai, lên phác đồ điều trị không chính xác thì khó đạt được kết quả như ý muốn. Thậm chí hậu quả còn làm răng cửa bị lung lay.
– Niềng răng không đúng kỹ thuật: Khi thực hiện chỉnh nha, bác sĩ phải đảm bảo được lực kéo của các khí cụ cho phù hợp. Nếu lực kéo quá ít sẽ không mang đến hiệu quả cao. Còn lực kéo quá mạnh làm răng bị lung lay và yếu đi, thậm chí là bị bật chân răng. Bên cạnh đó, việc thay lực kéo sai thời điểm cũng khiến răng bị chèn ép, xô đẩy, lung lay.
– Tháo niềng răng quá sớm: Trong trường hợp niềng răng chưa đủ thời gian ổn định tại vị trí mới mà đã tháo khí cụ thì điều này cũng có thể làm cho răng cửa bị lung lay.
– Chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng: Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… Nếu không trị tận gốc làm cho diễn biến nặng hon, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng khi niềng sẽ yếu đi, thậm chí còn phải tháo bỏ để trị liệu trước.
– Do thói quen sinh hoạt không đúng cách: Do bên trong khoang miệng có hệ thống khí cụ nên việc vệ sinh sẽ đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ hơn. Việc không thực hiện đúng chỉ dẫn dễ dẫn tới bung tuột mắc cài, ảnh hưởng đến lực kéo của răng làm răng lung lay.
– Do nền răng yếu: Nếu răng của bạn vốn đã yếu mà vẫn tiến hành niềng răng thì nguy cơ răng bị lung lay là rất cao.
Hậu quả của răng cửa lung lay khi niềng
Nếu răng cửa lung lay khi niềng do những nguyên nhân không mong muốn ở trên gây ra thì chúng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như:
- Dẫn tới tổn thương, làm viêm tủy, đau hàm kéo dài, răng lung lay nghiêm trọng hơn
- Khiến xương ở răng bị tiêu, tụt lợi gây ra nhiều hệ lụy khác như sai khớp cắn, nhổ bỏ răng,…
- Răng cửa lung lay làm chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, tác động xấu tới dạ dày, hệ tiêu hóa
- Dễ mắc bệnh lý răng miệng do vệ sinh khó khăn hơn. Nếu diễn biến nặng làm hạn chế chức năng ăn nhai, làm hỏng răng
- Có thể làm cho răng rụng sớm hơn khi mà răng đang yếu lại bị lực siết chỉnh nha
Đọc thêm: Răng bị ê buốt khi niềng có sao không?
Cách khắc phục răng cửa lung lay khi niềng
Răng cửa lung lay khi niềng là biểu hiện của việc niềng răng sai cách hoặc quá trình chăm sóc răng miệng chưa đảm bảo. Tình trạng kéo dài sẽ gây ra các nguy cơ răng miệng khác. Nếu thấy bất kì dấu hiệu lạ nào khi niềng răng như bị đau nhức kéo dài, bung sút mắc cài,… bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Trong khi bệnh nhân tới tái khám, bác sĩ phát hiện bệnh lý răng miệng phát sinh khi chỉnh nha thì cần điều trị triệt để trước khi niềng răng. Sau đó điều chỉnh lực siết với mức độ phù hợp giúp răng sớm ổn định trở lại. Nếu trường hợp nặng hơn nữa thì mới thực hiện niềng răng lại.
Xem thêm: Bị tụt lợi khi niềng răng là do đâu?
Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Một trong những khó khăn nhất khi niềng răng chính là vấn đề vệ sinh răng miệng. Đặc biệt việc sử dụng hệ thống khí cụ mất thời gian hơn so với hàm răng bình thường. Tuy nhiên nếu biết cách thì mọi thứ sẽ diễn ra nhẹ nhàng, giúp bạn có được hàm răng sạch sẽ, hơi thở thơm mát mà không sợ sâu răng khi niềng.
– Chọn bàn chải và kem đánh răng
Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, vừa miệng, đầu bàn chải thuôn giúp len lỏi vào sâu bên trong. Bàn chải rãnh, bàn chải kẽ hay bàn chải điện là 3 gợi ý vô cùng tuyệt vời dành cho bạn.
Ngoài ra, kem đánh răng nên chọn loại có tính mài mòn thấp. Thông thường các loại kem đánh răng làm trắng răng sở hữu độ màu mòn cao hơn không phù hợp khi niềng răng. Bạn tìm loại sản phảm chứa Fluoride rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
– Đánh răng thật kỹ
Bạn nên đánh răng tối thiểu 2 – 3 lần/ngày sau bữa ăn chính. Nguyên tắc khi chải răng là chải tất cả bề mặt răng, mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Nghiêng bàn chải tạo thành góc khoảng 45 độ giúp lông bàn chải đi sâu hơn vào trong rãnh lợi, thêm tác dụng massage và làm sạch lợi.
Bạn chải cả phần cao, phần thấp và phần bên của mắc cài thật kỹ để lấy sạch thức ăn, mảng bám. Nhớ chải cả lưỡi vì nơi đây tập trung tới 70% vi khuẩn. Chải lưỡi sạch sẽ giúp bạn thấy dễ chịu, hơi thở thơm tho hơn.
Nếu khi chải răng thấy chảy máu thì bạn cũng không cần lo lắng. Chỉ cần thực hiện đúng kĩ thuật là lần sau mọi thứ sẽ thuận lợi hơn.
– Dùng chỉ nha khoa
Với những vị trí mà bàn chải không tới được thì chỉ nha khoa chính là lựa chọn tối ưu. Mỗi lần thực hiện, bạn cắt 1 đoạn khoảng 20 – 30cm và khéo léo len lỏi qua dây cung, đi vào các vị trí còn sót lại mảng bám.
– Dùng máy tăm nước
Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể sắm cho mình một chiếc máy tăm nước. Chúng giúp bạn cảm thấy miệng thoáng sạch, mát mẻ hơn. Công năng của chúng là dựa vào áp lực của dòng nước để thổi bay những vụn thức ăn còn sót lại ở vị trí khuất sâu bên trong mà thậm chí chỉ nha khoa còn chưa tới.
– Dùng nước súc miệng
Sau khi đã hoàn tất những công việc trên thì dùng nước súc miệng một lần nữa loại bỏ triệt để vi khuẩn trong khoang miệng. Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng nước súc miệng khác nhau dành cho cả người đang niềng răng nhé.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách xử lý các sự cố xảy ra khi niềng răng
Chế độ dinh dưỡng với người niềng răng
Với người niềng răng, trong thời gian đầu khi chưa quen với các khí cụ, bạn nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, ít mảnh vụn và đủ dinh dưỡng. Sau đó thì có thể ăn chế độ bình thường.
– Một số thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm làm từ sữa như sữa chua, bánh, phô mai, bơ,…
- Món ăn từ trứng như trứng luộc, trứng chiên,…
- Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mịn, không rắc hạt
- Thực phẩm xốp, mềm như mì, ngũ cốc, cơm nấu chín mềm,…
- Thức ăn được nấu, ninh chín như cháo, bún, phở,…
- Các món thịt được chế biến dạng viên, mềm, nhỏ từ thịt, gia cầm, hải sản
- Các loại rau củ luộc, hấp, nghiền,…
- Các loại trái cây ép thành nước, sinh tố
- Các loại sữa kem chocolate, các loại bánh như brownies, cookies mềm
– Một số thực phẩm nên tránh:
- Các món ăn quá dai và dẻo như bánh dày, xôi chiên, bánh mì vỏ cứng
- Thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên,…
- Thực phẩm cứng, khó nhai, cần nhiều lực như như kẹo, đá viên, xương, sụn,…
- Các món ăn cần nhai nhiều như táo, bắp ngô luộc,…
- Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng… hoặc quá lạnh như đá
Những thực phẩm này quá cứng, rắn có thể làm cho răng bị sai lệch, bung tuột mắc cài, hỏng khí cụ. Như vậy niềng răng sẽ mất nhiều thời gian hơn, kéo dài tiến trình không mong muốn.
Ngoài ra, bạn nên đến tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để sớm phát hiện những bất thường trong quá trình chỉnh nha nếu có.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ