Sâu răng là tình trạng đa phần mọi người đang gặp phải nhưng không biết ở cấp độ nào, có nguy hiểm hay không. Theo nha khoa, răng sâu được chia thành 3 cấp độ khác nhau. Trong đó răng sâu độ 3 nặng nhất, cần phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng về răng sâu độ 3 là như thế nào nhé.
Mục lục
- Tìm hiểu cấu tạo cụ thể của mỗi chiếc răng
- Giải đáp cụ thể sâu răng là gì?
- Răng sâu độ 3 là như thế nào?
- Vì sao sâu răng độ 3 thường rất đau?
- Răng sâu độ 3 chữa trị như thế nào?
- Hậu quả khi điều trị tủy không sạch là gì?
- Răng sâu ăn vào tủy có thể phải nhổ?
- Răng mất tủy sẽ như thế nào?
- Những biện pháp giúp phòng chống bệnh sâu răng
Tìm hiểu cấu tạo cụ thể của mỗi chiếc răng
Trước khi tìm hiểu sâu răng độ 3 là như thế nào, bạn cần biết một chút cấu tạo của mỗi chiếc răng.
Nếu đi từ trên xuống dưới, mỗi răng gồm có:
- Thân răng: Là phần mà mắt có thể nhìn thấy, được phủ bởi lớp men răng.
- Chân răng: Là phần trong huyệt răng, cắm sâu bên trong xương hàm và được bao phủ bởi chất xương răng, giữ chặt bởi các dây chằng nha chu. Phần chân răng thường dài hơn thân răng.
- Cổ răng: Là phần nối liền thân răng với chân răng.
Nếu đi từ ngoài vào trong, răng được bao phủ bởi 3 lớp:
- Men răng: Là lớp ngoài cùng bao bọc thân răng, tạo nên độ cứng chắc khỏe cho thân răng. Trong men răng chứa một lượng muối vô cơ lớn. Ngoài ra còn có khoáng chất như canxi, flourua, kali, nước, một lượng nhỏ chất hữu cơ,… Men răng phân bố trên cả hai mặt của răng nhưng tập trung ở mặt nhai nhiều hơn.
- Ngà răng: Là lớp bên trong, mềm hơn, không giòn và dễ vỡ như men răng. Có tính đàn hồi ca, xốp, thấm. Thành phần chủ yếu là chất keo collagen nằm phía trong giúp tăng tính bảo vệ cho tủy răng. Trên bề mặt ngà răng có dây thần kinh, độ cứng ít hơn nên ngà răng rất dễ bị a-xít phá hủy. Khi đó răng có cảm giác ê buốt khó chịu, nhạy cảm với cách kích thích nhiệt hay hóa chất.
- Tủy răng: Là lớp trong cùng, chứa mạch máu và dây thần kinh, liên hệ các dây thần kinh khác đến nuôi dưỡng, chi phối hoạt động cơ học của răng. Trong mỗi tủy răng có buồng thân răng và ống chân răng. Tủy răng biệt hóa các tế bào ngoại vi hình thành tế bào ngà, đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa, bảo vệ và quyết định phần lớn cảm giác của răng.
Giải đáp cụ thể sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng. Kết quả này do quá trình hủy khoáng, xảy ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng, hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Nếu sâu răng không được điều trị, bệnh tình sẽ nặng hơn, ảnh hưởng đến lớp sâu hơn của răng.
Nếu quan sát kỹ, bạn dễ dàng nhận biết dấu hiệu của sâu răng như sau:
- Nhìn thấy các lỗ sâu: Bạn nhìn qua gương có thể thấy các lỗ nhỏ trên răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn thức ăn trong lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ rộng hơn miệng lỗ.
- Nướu sưng hoặc chảy máu: Khi có tác động như lực chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa, nướu của bạn dễ bị chảy máu, thậm chí nhiễm trùng.
- Đau buốt răng khi bị kích thích: Nếu thức ăn lọt vào hố sâu, hoặc khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh sẽ dễ cảm thấy đau buốt.
- Hơi thở có mùi: Thức ăn khi tích tụ lâu ngày ở kẽ răng, không được làm sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi trong hơi thở.
- Đau buốt khi ăn nhai: Vi khuẩn tấn công làm cho ngà răng bị bào mòn cũng ảnh hưởng đến dây thần kinh, làm răng bị ê buốt.
Răng sâu độ 3 là như thế nào?
Các chuyên gia đã phân chia mức độ sâu răng thành: sâu răng cấp độ 1, sâu răng cấp độ 2 và sâu răng cấp độ 3. Mỗi giai đoạn đều có những triệu chứng, tác hại và cách điều trị khác nhau.
Sâu răng độ 1 (Mức độ nhẹ)
Sâu răng độ 1 có dấu hiệu nhận biết là sự xuất hiện của những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (nâu) trên bề mặt răng. Ở giai đoạn này, bạn dễ chủ quan vì chưa cảm nhận được sự đau nhức hay khó chịu.
Cách xử lý ở giai đoạn này khá đơn giản. Bạn đánh răng thường xuyên, cẩn thận và đến nha khoa để loại bỏ vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
Sâu răng độ 2 (Sâu răng đã ăn vào tuỷ)
Sâu răng độ 2 là tình trạng vi khuẩn đã bắt đầu tấn công vào cấu trúc tủy răng, dẫn đến sự phá hủy men răng. Bạn sẽ cảm thấy đau răng khi ăn uống và gây bất tiện cho sinh hoạt.
Nếu thấy những triệu chứng như lỗ sâu răng, hơi thở có mùi, ăn đồ lạnh bị ê buốt thì đến cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám cụ thể. Phương pháp trị liệu lúc này là trám răng vào lỗ sâu để khôi phục cấu trúc răng, hạn chế vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào tủy.
Xem thêm: Quy trình trám răng sâu
Sâu răng độ 3 (Sâu đến tủy răng)
Sâu răng độ 3 là mức độ nguy hiểm nhất. Dấu hiệu bắt đầu từ những cơn đau nhức, thậm chí đau dữ dội về đêm. Lúc này vi khuẩn đã ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm, gây tình trạng viêm tủy. Nguyên nhân này làm tăng nguy cơ áp-xe răng, thậm chí là mất răng, nhiễm trùng máu.
Nếu đã sâu đến mức độ nghiêm trọng như trên, bạn cần đến nha khoa ngay để xử lý kịp thời. Nếu chân răng chưa bị vi khuẩn tấn công đến, bác sĩ sẽ áp dụng phương án trám răng phục hồi vết sâu. Còn nếu tủy răng đã bị phá huỷ nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng nhằm tránh nhiễm trùng xương hàm.
Vì sao sâu răng độ 3 thường rất đau?
Như đã phân tích ở trên, răng của chúng ta có 3 lớp chính từ ngoài vào trong là men răng, ngà răng và tủy răng. Răng sâu khi ăn vào tủy răng sẽ tiến dần đến buồng tủy của thân răng. Làm cho buồng tủy lộ ra ngoài. Như vậy càng khiến những tác nhân xấu dễ dàng xâm nhập, gây viêm tủy.
Tủy răng của chúng ta chứa nhiều dây thần kinh, có chức năng giúp răng cảm nhận được kích thích bên ngoài. Ví dụ như độ nóng, lạnh, mềm, cứng của thức ăn, các thành phần, mùi vị,… Bên cạnh đó, tủy răng còn chứa nhiều mạch máu đảm nhận chức năng vận chuyển, cung cấp chất dinh dưỡng hằng ngày nuôi sống răng khỏe mạnh.
Một khi răng đã bị sâu, ăn vào tủy thì những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều và bạn sẽ cảm nhận rõ điều đó. Thậm chí chúng còn ảnh hưởng đến cả răng kế cận.
Xem thêm: Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền một chiếc?
Răng sâu độ 3 chữa trị như thế nào?
Vì răng sâu độ 3 là bệnh lý nghiêm trọng nên bạn cần đến khám tại nha khoa uy tín. Khi đó, bạn sẽ nhận được sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu răng chưa tác động vào buồng tủy, chưa gây viêm tủy thì chữa nhanh hơn. Nhưng khi răng đã ăn sâu vào tủy, quá trình điều trị sẽ tốn kém và phức tạp hơn nhiều. Đồng thời còn làm giảm khả năng ăn nhai và giảm tuổi thọ của răng.
Quá trình chữa tủy cần được thực hiện bằng những công nghệ hiện đại và tay nghề của bác sĩ cao mới có thể đảm bảo an toàn. Sau đó là không để lại biến chứng nguy hiểm khác.
Cách điều trị tủy răng sâu độ 3 chuẩn Y khoa gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tổng quát
- Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát để biết được chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng. Điều này giúp định hình được cần phải sử dụng thủ thuật nha khoa nào cho phù hợp.
- Sau đó, bác sĩ cho bệnh nhân chụp phim X-quang nhằm xác định chính tình trạng viêm tủy ở mức độ nào, số lượng chân răng và cấu trúc cụ thể của răng. Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị một cách chính xác và hợp lý nhất.
- Khi được thông báo về cách điều trị cũng như thời gian thực hiện, bạn nên chủ động sắp xếp thời gian của mình để chủ động trong quá trình chữa trị cho tủy răng.
Bước 2: Làm vệ sinh răng miệng
- Bác sĩ và y tá sẽ làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi điều trị tủy nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm trùng của vết thương trong lúc thực hiện.
Bước 3: Gây tê cục bộ
- Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê cho vùng răng cần điều trị. Bước này giúp bạn cảm thấy không bị đau trong thời gian thực hiện.
Bước 4: Cách ly răng
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ cách ly răng tuyệt đối. Mục đích là tránh các dụng cụ, thuốc, dung dịch rửa ống tủy rơi vào trong miệng.
- Ngoài ra, điều này đảm bảo cho răng được vô trùng tuyệt đối trong quy trình chữa tủy, răng được chữa tủy trong môi trường khô, sạch.
Bước 5: Điều trị răng sâu ăn vào tủy
- Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để mở đường vào buồng tủy.
- Sau đó loại bỏ hết tủy viêm và các phần tủy còn lại.
- Tiếp theo làm vệ sinh ống tủy và tạo hình hệ thống ống tủy.
- Các dung dịch bơm rửa ống tủy sẽ được sử dụng để đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối.
Bước 6: Trám bít ống tủy
- Bác sĩ sẽ trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
- Tiếp theo là phần răng trên sẽ được hàm trám bằng một vật liệu mới.
- Tùy vào mức độ hư tổn của thân răng mà bác sĩ sẽ có một cách phục hình cho thân răng phù hợp.
Đọc thêm: Nhổ răng sâu xong có mọc lại không?
Hậu quả khi điều trị tủy không sạch là gì?
Nếu quá trình lấy tủy răng diễn ra thuận lợi, đúng kỹ thuật thì sau điều trị tình trạng ê buốt răng khi ăn nhai chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày đầu. Sau đó sẽ không còn triệu chứng đau nhức dai dẳng và khôi phục chức năng ăn nhai như bình thường.
Tuy nhiên với trường hợp lấy tủy răng không sạch, răng tiếp tục bị hoại tử, các triệu chứng đau nhức, ê buốt sẽ nghiêm trọng hơn. Biểu hiện khi lấy tủy răng không sạch như sau:
- Răng đã lấy tủy nhưng vẫn bị đau nhức kéo dài, cụ thể là từ 5 ngày trở lên.
- Nướu răng bị sưng đỏ, đau nhức và khó chịu.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu do vẫn còn tồn tại ổ viêm khi lấy răng không sạch.
- Khi ăn nhai vẫn đau buốt, đặc biệt là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
- Nướu lợi thường xuyên chảy máu khi đánh răng.
Đa số các trường hợp lấy tủy răng không sạch là do gặp sai sót ở bước lấy sạch tủy và trám bít ống tủy. Đây cũng chính là 2 bước quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của một ca điều trị lấy tủy răng.
Răng sâu ăn vào tủy có thể phải nhổ?
Trong một số trường hợp răng sâu ăn vào tủy, không được chữa trị kịp thời có kèm theo áp-xe chân răng. Sau đó hình thành khối mủ làm cho tình trạng viêm nhiễm lan rộng hơn, ảnh hưởng đến toàn hàm. Việc nhổ răng lúc này là cần thiết. Sau đó phải vệ sinh phần răng bị ép-xe. Kết hợp với uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cho vết thương nhanh lành.
Sau khi nhổ răng, bạn nên tìm đến các phương pháp trồng răng hiện nay như cấy ghép implant hoặc làm cầu răng sứ. Điều này giúp khôi phục khả năng ăn nhai, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau khi mất răng trong một thời gian dài.
Răng mất tủy sẽ như thế nào?
Răng sâu độ 3 nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới mất tủy. Mà răng mất tủy đồng nghĩa với răng đã chết, không còn được cung cấp chất dinh dưỡng. Chúng sẽ lão hóa, hư hại nhanh hơn so với những chiếc răng còn tủy khác. Nhiều người thắc mắc răng mất tủy tồn tại được bao lâu. Thực ra nếu chăm sóc tốt, răng mất tủy có thể sử dụng trong khoảng thời gian từ 15 – 25 năm.
Trong khoảng thời gian đầu sau khi lấy tủy có thể bạn sẽ không cảm nhận nhiều những khác biệt và ăn nhai như bình thường. Tuy nhiên đến thời điểm nhất định, răng có biểu hiện bất thường. Ví dụ như răng chuyển sang màu đen, thân răng thiếu độ đàn hồi, giòn và dễ gãy. Khi ăn những đồ quá dai, cứng dễ bị hư hại. Ngoài ra, sẽ rất khó niềng răng nếu như trên cung hàm có các răng điều trị tủy.
Những biện pháp giúp phòng chống bệnh sâu răng
Cũng bởi sâu răng là bệnh khá phổ biến nên bạn càng cần phải lưu ý cách phòng chống hiệu quả nhất. Muốn có một hàm răng chắc khỏe, mọi người cố gắng duy trì những thói quen sau:
Vệ sinh răng miệng
- Bạn đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa Flour giúp làm tăng độ rắn chắc cho răng
- Sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước (nếu có điều kiện) và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để hạn chế tích tụ thức ăn trong kẽ răng
Chế độ dinh dưỡng
- Bạn có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin, canxi, khoáng chất tốt cho răng và cho sức khỏe cơ thể.
- Hạn chế ăn nhiều tinh bột, đường,… và tăng cường ăn rau xanh nhằm hỗ trợ làm sạch mảng bám trên răng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, rượu, bia, trà, café,…
Chế độ thăm khám
- Bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ sớm phát hiện các dấu hiệu sâu răng và tìm cách xử lý kịp thời.
Với hơn 18 năm kinh nghiệm, nha khoa Thúy Đức sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại nhất đảm bảo sẽ giúp mọi người có hàm răng chắc khỏe nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ