Tình trạng răng xỉn màu khiến không ít người cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt vì mất thẩm mỹ. Do đó vấn đề mà họ luôn quan tâm chính là răng xỉn màu có cải thiện được không hay phải chấp nhận sống chung suốt đời? Qua bài viết này, nha khoa Thuý Đức sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.
Nguyên nhân khiến răng xỉn màu
Răng xỉn màu là tình trạng răng bị chuyển màu xám, hơi đen, có thể lẫn vàng răng hơn mức bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến một số yếu tố sau.
Bẩm sinh
Nếu trong nhà có người thân sở hữu hàm răng xỉn màu, bạn cũng có thể di truyền đặc điểm này từ họ. Ngoài yếu tố di truyền, điều này cũng có thể liên quan đến thời kỳ mang thai của người mẹ. Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi nội tiết và thay đổi sinh lý. Cụ thể, một trong những thay đổi này là sự tăng tiết nước bọt và chất axit dạ dày gây ra tình trạng xỉn màu răng. Ngoài ra, trường hợp mẹ bầu uống thuốc chứa Tetracycline với liều lượng lớn nhằm điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc men răng thai nhi sau này.
Kháng sinh
Thuốc kháng sinh là thủ phạm lớn gây rối loạn màu sắc răng. Đặc biệt là ở trẻ em, tình trạng này dễ xảy ra hơn người lớn bởi trẻ nhỏ với sức đề kháng kém rất hay ốm vặt. Do đó, bố mẹ cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Những loại thuốc như Tetracycline, Minocycline, Oxytetracycline, Doxycycline,… đều là thuốc hay dùng nhất và cũng là yếu tố khiến răng trẻ không được trắng sáng.
Hút thuốc lá
Phần lớn những người có thói quen hút thuốc lá, đặc biệt là người hút thuốc lâu năm đều gặp phải vấn đề răng xỉn màu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì trong thuốc lá có chứa hắc ín – Một loại hóa chất khiến răng dễ biến đổi sang màu vàng nhạt. Qua thời gian dài, răng càng vàng ố sẽ khó có thể tẩy sạch bằng phương pháp đánh răng thông thường.
Uống cà phê
Trong cà phê có chứa tannin – Một loại polyphenol đồng thời có trong các loại đồ uống khác như rượu vang và trà. Tannin khiến cho các hợp chất tạo màu dễ bám vào răng, khiến răng dễ chuyển sang màu vàng ố. Dù cho chỉ uống một tách cà phê mỗi ngày, bạn cũng có thể gặp tình trạng này.
Thay đổi nội tiết
Sự biến đổi của nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến màu sắc răng. Nguyên nhân vì khi đó, hormone estrogen và progesterone trong cơ thể tăng lên đột ngột có thể làm cho men răng trở nên mỏng hơn, dễ bám màu hơn. Ngoài ra, việc tăng tiết nước bọt và chất axit trong dạ dày cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành màng bám trên men răng. Tuy nhiên, hiện tượng này thường chỉ tạm thời và có thể thay đổi sau khi thai kỳ kết thúc.
Chế độ ăn uống
Thức ăn và đồ uống chứa hoá chất gây xỉn màu hoặc tạo mảng bám trên răng có thể dẫn đến tình trạng răng ố vàng, xỉn đen theo thời gian. Một số thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong khẩu phần hằng ngày của bạn có thể là nguyên nhân như: Nước ép cà chua, nước ép cà rốt, caramel, rượu vang,… Ngoài ra, đường và thức ăn có nhiều axit, chẳng hạn như thức ăn chua, có thể ăn mòn men răng, làm cho răng mất đi độ bóng và trở nên xỉn màu..
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chăm sóc răng miệng sai cách có thể gây ra rất nhiều vấn đề, bao gồm tình trạng răng xỉn màu. Nếu không chải răng thường xuyên, mảng bám và vi khuẩn sẽ tích tụ trên bề mặt răng, gây ra vết ố và xỉn màu. Bên cạnh đó, việc không sử dụng chỉ nha khoa hoặc không làm sạch giữa các kẽ răng có thể làm cho cặn thức ăn tích tụ, tạo ra vết ố.
Tuổi già – Lão hóa
Lão hóa là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng răng xỉn màu. Theo thời gian, men răng mất dần đi độ bóng và trở nên mỏng hơn. Điều này làm cho lớp men răng bên dưới trở nên nhạy cảm hơn đối với các yếu tố gây xỉn màu. Ngoài ra, dưới tác động của lão hoá, bề mặt men răng có thể bị ăn mòn, tiết ra ít men và dẫn đến mất màu sắc tự nhiên của răng.
Tìm hiểu thêm: Răng bị vàng phải làm sao? Cách làm trắng răng hiệu quả
Răng xỉn màu có cải thiện được không?
Như đã phân tích bên trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng xỉn màu. Vì vậy tuỳ thuộc vào nguyên nhân mới có thể kết luận được liệu răng bạn khắc phục được tình trạng xỉn màu hay không. Đặc biệt với những người bị đen răng, vàng răng do bẩm sinh, yếu tố này không thể thay đổi được mà chỉ có thể khắc phục bằng cách bọc răng sứ hoặc dán sứ.
Hỏi đáp: 14 tuổi có bọc răng sứ được không?
Ngoài ra, với những người hút thuốc lá, uống cà phê theo thói quen, dù có tẩy trắng răng nhưng không bỏ sở thích này thì việc răng tái vàng, tái đen trở lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó cần phải kết hợp nhiều yếu tố, từ việc tác động trực tiếp lên răng đến việc thay đổi thói quen hằng ngày đều phải thực hiện cùng lúc.
Đọc thêm: Tẩy trắng răng có tốt không?- Tìm hiểu cụ thể 5 phương pháp tẩy trắng răng
Với tình trạng răng xỉn màu do thay đổi nội tiết tố, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu khắc phục được tình trạng rối loạn nội tiết bên trong, màu sắc răng sẽ được cải thiện sau đó. Đặc biệt với thai phụ, vấn đề răng xỉn vàng sẽ dần thuyên giảm sau khi thai kỳ kết thúc. Tuy đơn giản như bạn cũng cần lưu ý kết hợp thêm việc chăm sóc răng miệng và tối ưu chế độ ăn uống để răng sớm trở lại vẻ đẹp như xưa.
Trong trường hợp răng kém sắc do chế độ ăn uống, bạn trước tiên cần ngừng ăn các loại thực phẩm tạo màu dễ gây vàng răng. Sau đó, cần kết hợp thêm việc chải răng sạch 2 lần/ ngày, ăn các thực phẩm có tác dụng làm trắng răng để đạt được kết quả tốt. Nếu mong muốn hiệu quả cải thiện nhanh hơn, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm tẩy trắng răng theo hướng dẫn của nha sĩ.
Nếu răng xỉn màu do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, bạn có thể thay đổi ngay từ hôm nay bằng cách tập chải răng đều đặn, sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ triệt để mảng bám ra khỏi từng kẽ răng. Việc kỹ lưỡng trong từng khâu chăm sóc răng miệng này có thể ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn, từ đó duy trì tốt màu sắc trắng sáng của răng.
Ngoài ra hiện nay, sự phát triển của các phương pháp thẩm mỹ nha tiên tiến đã mang lại cho bạn nhiều lựa chọn hơn trong việc tẩy trắng răng. Các phương pháp được sử dụng nhiều bao gồm:
- Dán sứ Veneer với vỏ mỏng từ 0,3 – 0,5mm, màu sắc giống với màu răng, được gắn lên bề mặt ngoài của răng để cải thiện hình dáng răng và đạt được tính thẩm mỹ về màu sắc như mong muốn.
- Tẩy trắng răng: Nha sĩ sử dụng các chất oxy hóa và năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng cắt đứt các chuỗi phân tử màu trong ngà răng, từ đó giúp răng trắng sáng hơn ban đầu.
- Bọc răng sứ: Dùng mão răng làm từ chất liệu sứ hoặc kết hợp kim loại để chụp lên phần răng bị khiếm khuyết hay đang bị xỉn màu, nhờ đó mà mang lại hình dáng và màu sắc mới tự nhiên cho răng.
Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ không mài răng có đắt không?
Như vậy, nếu bạn chẳng may sở hữu hàm răng xỉn màu, đừng lo lắng vì ngày nay có nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn nên đến phòng nha để được bác sĩ thăm khám chi tiết và tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp nhất.