• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa

Sau khi nhổ răng bao lâu thì nên trồng implant?

Sau khi nhổ răng, nhiều người muốn trồng implant càng sớm càng tốt nhằm khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên thời điểm nào thích hợp nhất để làm việc này. Có thể làm ngay tức thì không hay phải đợi 1 tháng, 2 tháng,… Dưới đây, bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi: Sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng implant giúp bạn hiểu rõ nhất nhé.

Mục lục

  • 1. Nhổ răng xong nhưng không trồng lại có sao không?
  • 2. Sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng implant?
    • Khi nhổ răng xong, có thể bắt đầu quá trình trồng implant ngay
    • Trồng implant sau 1- 2 tháng
    • Trồng implant sau 3- 4 tháng
    • Trồng implant sau 4- 12 tháng
  • 3. Kết luận

1. Nhổ răng xong nhưng không trồng lại có sao không?

1. Nhổ răng xong nhưng không trồng lại có sao không? 1

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng mất răng như tuổi tác, răng bị sâu nặng khó phục hồi, tan nạn, chấn thương,… Sau khi nhổ xong, một số người chọn cách không trồng lại răng. Tuy nhiên hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với bạn nghĩ.

– Làm giảm thẩm mỹ trên khuôn mặt

Khi mất răng, trên khung hàm của bạn sẽ xuất hiện khoảng trống ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt, đặc biệt nếu là răng cửa hay răng nanh. Bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và ngại nói chuyện với người khác. Tình trạng này kéo dài làm cho các mối quan hệ trong xã hội, công việc đi xuống. Nói cách khác, sự tự ti làm cho mọi người mất đi những cơ hội mới tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, mất răng không trồng lại cũng làm cho các răng khác có xu hướng nghiêng dần về vị trí mất răng. Điều này cũng dẫn đến sự xô lệch răng, ảnh hưởng của vẻ đẹp trên khuôn mặt. Sau khi mất răng, bạn nên nhanh chóng tìm cách khắc phục thích hợp giúp bạn xinh đẹp và tự tin hơn.

– Lâu ngày làm tiêu xương hàm

Mất răng nhưng không trồng lại sẽ ảnh hưởng đến phần xương hàm. Sau một khoảng thời gian, phần mô xương ở vị trí mất răng có thể tiêu biến do không hoạt động ăn nhai như thông thường. Tiêu xương răng khiến má bị hóp lại, khuôn mặt lão hóa và già nua trước tuổi.

Theo nghiên cứu của chuyên gia, xương hàm có thể tiêu biến 60% chỉ sau 6 tháng. Do đó, việc mất răng nhưng không trồng lại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương hàm và bạn cần trồng răng sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm.

– Chức năng ăn nhai kém

Mất răng cũng đồng nghĩa việc nghiền nát thức ăn bị giảm sút, đặc biệt với trường hợp mất răng hàm. Đồ ăn không được nghiền nhỏ vụn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Lâu ngày có thể sinh ra các bệnh về dạ dày, đại tràng.

– Gây ra các bệnh răng miệng

Hàm răng có khoảng trống đồng nghĩa quá trình vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Thức ăn vụn dễ lọt xuống vị trí bị mất răng gây sâu răng, hôi miệng. Bên cạnh đó, đánh răng rất dễ làm tổn thương nướu tại vị trí mất răng, từ đó gây chảy máu, viêm nha chu, nhiễm trùng.

 – Ảnh hưởng đến việc phát âm

Một hậu quả khác của việc mất răng không trồng lại là khi phát âm, bạn sẽ không thể nói rõ ràng, tròn vành, rõ chữ thành câu. Lâu dần có thể hình thành thói quen nói ngọng.

Vậy nên theo các bác sĩ, sau khi đã nhổ răng bạn nên tìm cách trồng răng implant càng sớm càng tốt. Điều này giúp khắc phục khoảng răng trống, cải thiện khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

2. Sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng implant?

Trồng răng implant là giải pháp phục hình răng ưu việt nhất hiện nay. Tuy nhiên sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng implant trở thành mối quan tâm của nhiều người. Nếu chưa biết có những thời điểm phẫu thuật nào, bạn tham khảo thông tin dưới đây:

  • Khi nhổ răng xong, tiến hành phẫu thuật implant ngay
  • Sau từ 1- 2 tháng mới tiến hành cấy ghép implant
  • Cấy ghép sau từ 3- 4 tháng
  • Cấy ghép sau từ 4- 12 tháng

Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của mỗi người, bác sĩ sẽ quyết định thời gian cấy ghép implant hợp lý nhất. Tiếp theo đây, bạn tìm hiểu thời điểm cấy ghép implant có những ưu điểm, hạn chế và quy trình thực hiện ra sao.

Khi nhổ răng xong, có thể bắt đầu quá trình trồng implant ngay

Khi nhổ răng xong, có thể bắt đầu quá trình trồng implant ngay 1

Trồng implant ngay sau khi nhổ răng hay cấy ghép implant tức thì là sự kết hợp giữa việc nhổ răng và cấy implant cùng một thời điểm phẫu thuật. Sau khi nhổ răng, chân răng được lấy ra khỏi xương hàm và để lại khoảng trống. Tiếp đến bác sĩ sẽ khoan tạo hình và đặt chân nhân tạo implant vào trong xương hàm. Theo thời gian, tế bào xương dần dần tích hợp với trụ implant.

Ưu điểm của trồng implant tức thì

  • Chỉ cần phẫu thuật 1 lần duy nhất vừa có thể nhổ răng, vừa cấy chân răng rất thuận tiện, giảm đau đớn.
  • Chân răng nhổ ra ngay lập tức được thay thế bằng chân răng nhân tạo nên hiện tượng tiêu xương sẽ ít hơn, giảm được thời gian điều trị và sang chấn mô.
  • Tiết kiệm được thời gian đi lại, thời gian thăm khám, phẫu thuật và thời gian lành vết thương. Bạn có thể phục hình implant chỉ trong 2- 3 ngày thay vì 3- 6 tháng so với trồng implant thông thường.
  • Phù hợp với những bệnh nhân ở xa hoặc hạn chế về mặt thời gian.

Nhược điểm của trồng implant tức thì

  • Bệnh nhân có thể phải cấy ghép thêm xương, đặt màng collagen hỗ trợ lành thương do có sự khác nhau về kích thước giữa răng thật và răng implant. Những vật liệu này đắt đỏ và làm phát sinh chi phí. Thường mỗi ca nhổ, cấy tức thì sẽ phát sinh chi phí khoảng 5- 10 triệu.
  • Sự ổn định ban đầu của implant kém hơn. Do vậy chỉ nên thực hiện khi chân răng nhổ ra không quá lớn, xương còn lại vẫn đủ nhiều để đạt được sự siết chặt implant trong xương hàm.
  • Dễ có nhiều biến chứng hơn so với chờ đợi lành hẳn vết thương sau khi nhổ răng. Cũng khó dự đoán được sự tiêu xương, tiêu mô mềm dẫn đến tụt lợi sau khi cấy.

Các đối tượng có thể cấy ghép implant tức thì

Muốn cấy ghép implant tức thì, bạn phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí nghiêm ngặt dưới đây:

  • Mật độ xương hàm của bệnh nhân còn tốt, không quá thưa hoặc xốp. Chỉ số HU trong khoảng từ 350- 1250 mới đủ điều kiện cấy xương hàm.
  • Sức khỏe bệnh nhân ổn định, không thuộc các trường hợp chống chỉ định khi cấy ghép implant như người mắc các bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Bệnh nhân không có thói quen hút thuốc lá. Nếu muốn trồng răng implant, bệnh nhân phải từ bỏ việc hút thuốc lá trong vài tháng trước và sau khi trồng implant tức thì.

Quy trình thực hiện cấy ghép implant tức thì

  • Bước 1: Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Chụp ảnh X-quang cẩn thận để xác định vị trí răng cần nhổ và xương hàm có thể cấy ghép. Sau đó lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Bước 2: Tiếp đến, bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bệnh nhân nhằm loại bỏ vi khuẩn, phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.
  • Bước 3: Sau đó, bác sĩ tiến hành tiêm thuốc tê ở vị trí cần nhổ răng.
  • Bước 4: Bác sĩ tiến hành nhổ răng theo đúng phác đồ đã đặt ra trước đó.
  • Bước 5: Công đoạn tiếp theo là cấy ghép implant ngay vào vị trí đã nhổ răng.
  • Bước 6: Cuối cùng, bác sĩ kê đơn thuốc, dặn dò cách chăm sóc tại nhà và hẹn lịch tái khám.

Trên thực tế, cấy ghép implant tức thì ngay sau nhổ răng phải được sự chỉ định dựa trên những tiêu chí chuyên môn của bác sĩ. Nó không thể được thực hiện theo mong muốn của bệnh nhân vì điều đó vô cùng rủi ro.

Trồng implant sau 1- 2 tháng

Trồng implant sau 1- 2 tháng 1

Sau khoảng 1- 2 tháng khi bạn đã nhổ răng hoàn tất, vết thương ở vị trí trên đã lành thì có thể tìm đến phương pháp cấy ghép implant.

Ưu điểm khi trồng implant sau 1- 2 tháng

  • Đảm bảo các tổ chức xung quanh vị trí nhổ răng đã hoàn toàn lành lặn nên hạn chế tối đa sự viêm nhiễm hoặc bệnh lý khi đặt implant.
  • Đảm bảo đủ mô mềm cho sự lành vết thương sau khi cấy ghép implant.

Nhược điểm khi trồng implant sau 1- 2 tháng

  • Cần thời gian chờ đợi lâu hơn so với cấy ghép implant tức thì
  • Một số trường hợp có thể vết thương sau khi nhổ răng vẫn chưa hoàn toàn hồi phục nên sẽ cần thời gian lâu hơn, không thể nóng vội cấy ghép implant ngay.
  • Nếu thiếu xương, bác sĩ cần chỉ định ghép xương có đặt màng collagen. Đợi implant tích hợp xương và các mô mềm hồi phục hoàn toàn. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu và lắp răng giả lên trên trụ implant.

Quy trình thực hiện trồng implant sau 1- 2 tháng

  • Bước 1: Trước tiên, bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Sau đó chụp X-quang cẩn thận để hiểu rõ vị trí răng đã nhổ hoàn toàn khỏe mạnh, đủ điều kiện cấy ghép implant chưa. Tiếp đến là lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Bước 2: Tiếp đến, bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bệnh nhân nhằm loại bỏ vi khuẩn, phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc tê vào vị trí cần cấy ghép implant giúp quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, an toàn, thoải mái cho bệnh nhân.
  • Bước 4: Sau đó, bác sĩ cấy ghép implant theo phác đồ điều trị đã đặt ra.
  • Bước 5: Bác sĩ khâu đóng cẩn thận vị trí cấy ghép implant.
  • Bước 6: Cuối cùng, bác sĩ kê đơn thuốc, dặn dò cách chăm sóc tại nhà và hẹn lịch tái khám.

Đối tượng thích hợp trồng implant sau 1- 2 tháng

  • Áp dụng cho những trường hợp xương hàm không còn nguyên vẹn
  • Áp dụng cho những trường hợp có nhiều nguy cơ khi cấy implant tức thì ngay sau nhổ răng.

Trồng implant sau 3- 4 tháng

Trồng implant sau 3- 4 tháng 1

Trồng implant 3- 4 tháng sau nhổ răng cũng là lựa chọn của nhiều người khi sở hữu các ưu điểm và phù hợp với các đối tượng dưới đây.

Ưu điểm khi trồng implant sau 3- 4 tháng

  • Thời điểm này xương đã lấp kín huyệt ổ răng. Việc trồng trụ implant sẽ thuận lợi do mô mềm đã lành thương hoàn toàn. Nhờ đó việc kiểm soát vạt lợi cũng thuận lợi hơn.
  • Đặt implant được đánh giá an toàn, giảm nguy cơ tụt lợi. Đặc biệt là sự bảo tồn bản xương mặt ngoài.

Đối tượng nên trồng implant sau 3- 4 tháng

  • Các trường hợp có thể gặp nhiều nguy cơ nếu cắm implant tức thì hoặc cắm implant sau 1- 2 tháng.
  • Các trường hợp có phần xương hàm không còn nguyên vẹn.

Trồng implant sau 4- 12 tháng

Trồng implant sau 4- 12 tháng 1

Trồng implant sau 4- 12 tháng cũng là lựa chọn của nhiều người khi mà xương hàm đã hoàn toàn hồi phục.

Ưu điểm của trồng implant sau 4- 12 tháng

  • Sức khỏe ở vị trí nhổ răng đã khỏi hoàn toàn, đảm bảo độ ổn định của trụ implant cho tới khi hoàn thiện tích hợp xương.

Hạn chế của trồng implant sau 4- 12 tháng

  • Với người có xương hàm mỏng thì dễ bị tiêu biến trong thời gian chờ đợi cấy ghép implant. Lúc đó cần phải tiến hành ghép xương, nâng xoang để đảm bảo chất lượng xương,

Đối tượng nên trồng implant sau 4- 12 tháng

  • Các trường hợp có bệnh lý răng miệng tại vị trí nhổ răng, thiếu xương hàm, tổn thương xương ổ răng, không thể tạo độ ổn định nếu cắm implant tức thì hoặc sau 3- 4 tháng.

Tham khảo: Trồng răng implant có ảnh hưởng sức khỏe không?

3. Kết luận

Sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng implant là tốt nhất còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Vị trí răng cần nhổ là ở đâu (răng cửa, răng nanh, răng hàm).
  • Vị trí vừa nhổ răng có xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hay không.
  • Vết thương tại các vị trí mổ được lành hẳn hay chưa.
  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại thời điểm nhổ răng và cấy implant.

Do vậy sẽ khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho việc nhổ răng bao lâu thì cấy ghép được implant. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm mới có thể đánh giá và lên kế hoạch điều trị chính xác.

Bác sĩ sẽ phán đoán những nguy cơ cấy ghép ở mỗi giai đoạn trong ca điều trị để có thời điểm trồng răng hợp lý. Khi đó mới đảm bảo được điều kiện trong điều trị implant, cụ thể về mặt sức khỏe răng miệng và toàn thân của người bệnh.

Nếu có thể đáp ứng điều kiện cấy ghép implant thì nên tiến hành trồng răng ngay sau khi nhổ răng. Bởi lúc này phần xương hàm chưa bị suy giảm, các tế bào xương cũng nhanh chóng tích hợp với trụ Implant. Ngoài ra còn rút ngắn được các giai đoạn phẫu thuật, tiết kiệm thời gian thăm khám và lành thường sau nhổ.

Tuy nhiên các trường hợp nhổ răng hàm có chân răng lớn, xương bị tác động nhiều thì cần chờ khoảng 3- 6 tháng sau. Thời điểm này, vết thương đã hồi phục hoàn toàn, hạn chế được tối đa các rủi ro khác.

Trồng răng implant là kỹ thuật rất phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có đủ trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm phong phú. Bên cạnh đó không thể thiếu trụ implant chất lượng, hệ thống trang thiết bị hiện đại. Bạn hãy tìm địa chỉ nha khoa cấy ghép implant uy tín nhé.

Xem thêm: Chi tiết 5 loại implant được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Tác giả: Liên Đào - 25/11/2024

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Trồng răng Implant

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Kỹ thuật cấy ghép răng Implant

Phẫu thuật ghép xương để cấy ghép implant có nguy hiểm không?

Tìm hiểu các trang thiết bị trong cấy implant

Có nên cấy ghép implant giá rẻ không? Có an toàn không?

Tại sao Titanium lại dùng trong cấy ghép implant?

Người bị bệnh tiểu đường có trồng implant được không?

Nâng xoang hở trong cấy ghép implant là gì, khi nào cần thực hiện?

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑