Nha Khoa Thúy Đức https://nhakhoathuyduc.com.vn Xây nụ cười bằng cả trái tim Thu, 14 Nov 2024 14:18:11 +0000 vi hourly 1 Nguyên nhân và cách xử lý khi bị ê buốt răng https://nhakhoathuyduc.com.vn/xu-ly-khi-e-buot-rang-10508/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/xu-ly-khi-e-buot-rang-10508/#respond Sat, 17 Feb 2024 07:37:40 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=10508 Ê buốt răng là tình trạng nhiều người gặp phải khi ăn đồ ăn nóng hoặc uống nước lạnh…Hiện tượng này gây cảm giác khó chịu khi ăn uống. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng ê buốt răng và phải làm gì để xử lý tình trạng ê buốt răng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và cách xử lý khi bị ê buốt răng 1

Ê buốt răng là gì? Biểu hiện khi bị ê buốt răng

Ê buốt răng là gì?

Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm là hiện tượng ngà răng bị ảnh hưởng và ê buốt phần chân răng khi sử dụng các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua…hay trong điều kiện không khí lạnh. Đây là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Cấu trúc của răng gồm 3 thành phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp cứng nhất ở bên ngoài có tác động bảo vệ và ngăn chặn mọi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào ngà và tủy răng. Lớp ngà răng nằm giữa tiếp giám với men, tủy và những nơron thần kinh cảm giác.

Cơ chế ê buốt răng được hình thành do những tác động vào ngà răng khiến nơron thần kinh có cảm giác chạy lên hệ thần kinh trung ương và khiến gây cảm giác buốt, nhói, đau.

Theo nghiên cứu, những người từ 20-40 tuổi là đối tượng dễ bị răng ê buốt nhất chiếm khoảng 80% và thường tỷ lệ nữ giới sẽ cao hơn ở nam giới.

Ê buốt răng là gì? 1

Hỏi đáp: Đau buốt răng khi uống nước, ăn nhai là bệnh gì?

Biểu hiện khi bị ê buốt răng

Biểu hiện khi bị ê buốt răng rất dễ nhận biết đó là khi bạn ăn uống những đồ lạnh, nóng, chua, ngọt hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh nếu răng có cảm giác ê buốt, khó chịu thì điều đó có nghĩa bạn đã bị ê buốt răng.

Mức độ ê buốt răng ở mỗi người sẽ khác nhau và đôi khi còn kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, hôi miệng…Thường e buốt răng chỉ xuất hiện trong 1-2 phút hoặc sẽ hết ngay khi bạn ngừng ăn những loại thực phẩm đó.

Cũng có những trường hợp ê buốt răng khá nặng, biểu hiện những bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu, áp xe răng… Trong những trường hợp này thì răng sẽ thường xuyên khó chịu ngay cả khi hít khí lạnh, xỉa răng, đánh răng hay dùng chỉ nha khoa.

Có thể bạn quan tâm: Vì sao lấy cao răng xong bị ê buốt?

Nguyên nhân gây ê buốt răng

Nguyên nhân bệnh lý

Do cấu trúc răng bị tổn thương

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt là do tổn thương cấu trúc của răng. Dưới tác động nào đó đã khiến cho lớp men răng bảo vệ bị mài mòn, phá hủy khiến lộ ngà răng. Do đó, khi bạn ăn uống, vệ sinh răng miệng hay chạm nhẹ sẽ gây kích thích và có cảm giác đau buốt.

Do tụt nướu

Đây là tình trạng phần nướu ở chân răng bị lún xuống làm lộ các ngà răng không được bảo vệ ra khoang miệng. Khi đó, các tác nhân từ thực phẩm, nước bọt sẽ tác động vào làm bào mòn ngà răng, men răng và thậm chí tủy răng.

Viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh lý về răng miệng có biểu hiện rõ ràng nhất là răng thường xuyên bị ê buốt. Nguyên nhân là do các mảng bám hoặc cao răng tích tụ quá nhiều vào các men răng dẫn đến khó vệ sinh và các vi khuẩn xâm nhập vào trong dễ dàng hơn gây nên tình trạng ê buốt răng.

Nguyên nhân bệnh lý 1

Nguyên nhân chủ quan

Vệ sinh răng miệng không khoa học

Việc sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, các loại kem đánh răng có lượng axit bào mòn cao hay sử dụng các loại nước súc miệng chuyên diệt vi khuẩn…là những nguyên nhân gây bào mòn và phá hủy men răng. Dẫn đến trường hợp, các tác nhân trong khoang miệng sẽ xâm nhập vào bên trong dễ dàng hơn, không chỉ khiến răng trở nên nhạy cảm mà còn có thể dễ vị viêm chân răng, áp xe răng…

Thực phẩm chứa nhiều axit

Một số loại thực phẩm có tính axit phổ biến như: ngũ cốc, đường, cá, soda, các đồ uống ngọt, các loại trái cây như cam, xoài… Những loại thực phẩm này có hàm lượng axit, các chất bảo quản, đường hóa học rất cao gây tác động bào mòn men răng và phá hủy cấu trúc bề mặt xương răng.

Thói quen nghiến răng

Chứng nghiến răng là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra những âm thanh ken két. Thói quen xấu này sẽ khiến men răng bị mòn dần theo thời gian, dẫn đến tình trạng ê buốt răng.

Thẩm mỹ răng

Các thủ thuật như cạo vôi, làm láng chân răng, bọc răng giả, tẩy trắng răng cũng là nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm và ê buốt. Những thủ thuật này thường sẽ biến mất sau 4-6 tuần. Do đó, trong thời gian này cần nên xin tư vấn của nha sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.

Hỏi đáp: Tại sao bọc răng sứ bị ê buốt và cách khắc phục

Phương pháp xử lý khi bị e buốt răng

Điều trị răng ê buốt tại nhà

Với những trường hợp ê buốt răng nhẹ, có thể điều trị ngay tại nhà theo những gợi ý dưới đây.

  • Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm và phải lựa chọn loại kem ránh răng có chứa Kali nitrat.
  • Súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý để sát khuẩn, giảm sưng đau.
  • Sử dụng oxy già để làm nước súc miệng giúp lành nướu, giảm tình trạng ê buốt. Tuy nhiên, khi dùng oxy già các bạn phải pha loãng với nước và sử dụng với nồng độ thấp để không gây kích ứng cho khoang miệng.
  • Súc miệng với dung dịch mật ong pha loãng với nước ấm giúp kháng viêm, giảm cơ đau buốt.
  • Dùng nước trà xanh không đường để súc miệng 2 lần/ngày nhằm hạn chế tình trạn đau nhức.
  • Thực hiện các mẹo với các thành phần thiên nhiên như: súc miệng bằng nước lá ổi, thoa dầu đinh hương, đắp lô hội, súc miệng hàng ngày bằng baking soda.

Điều trị răng ê buốt tại nhà 1

Đọc thêm: Mẹo giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà.

Khi răng bị ê buốt sử dụng loại thuốc nào?

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có tác dụng chữa bệnh răng nhạy cảm, ê buốt. Thay vào đó, khi đi khám, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một loại gel chống ê buốt. Loại gel này khá an toàn cho người dùng mà không gây tác dụng phụ nào. Thuốc dùng để bôi trực tiếp lên những chiếc răng bị nhạy cảm, ê buốt, hỗ trợ lớp men răng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân vào bên trong ngà răng.

Với những trường hợp răng ê buốt nặng, có thể áp dụng liệu pháp Florua. Liệu pháp này sẽ bổ sung hoạt chất Florua vào lớp men răng đã bị bào mòn của người bệnh để tăng cường sự chắc khỏe và giảm cảm giác ê buốt cho răng, đồng thời giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào ngà, tủy và nướu.

Đến nha khoa với những trường hợp do bệnh lý

Đến nha khoa với những trường hợp do bệnh lý 1

Với những trường hợp răng bị ê buốt do bệnh lý, bạn cần đến các cơ sở y tế thăm khám để điều trị sớm nhất. Tùy từng trường hợp mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau như:

Tình trạng nứt răng, nứt vết trám: Cách giải quyết là trám lại men răng. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng và ăn uống để tránh tình trạng này lại xảy ra.

Bệnh nướu răng: Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được làm sạch sâu răng, cạo vôi, láng chân răng ngay dưới đường nướu và sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc tại nhà và quay trở lại khám định kỳ.

Bệnh tụt nướu: Bệnh nhân sẽ được chỉ định trám cổ chân răng để nâng đỡ răng, giữ cố định vị trí ban đầu. Nếu người bệnh bị mất mô nướu ở phần chân răng do tụt nướu, có thể nha sĩ sẽ đề nghị phẩu thuật ghép nướu để che phủ đi phần chân răng giúp bảo vệ ngà răng.

Lấy tủy răng: Nếu tình trạng răng ê buốt kéo dài và chuyển biến nặng, nha sĩ sẽ chụp Xquang để xác định chính xác xem có cần phải áp dụng phương pháp lấy tủy răng hay không.

Xem thêm: Ê buốt răng kèm chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Phòng ngừa ê buốt răng đúng cách

  • Lựa chọn những loại bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ để đánh răng hàng ngày và những loại kem đánh răng có lượng axit thấp, không có chất bảo quản.
  • Chải răng đúng cách, lực tác động vừa đủ để lấy đi các loại mảng bám, không được quá mạnh cũng không quá nhẹ. Và nên đánh răng bằng nước ấm ít nhất 2 lần/ngày.
  • Hạn chế sử dụng những đồ ăn chua, cay, đồ ăn có tính axit, các loại nước uống đóng chai, nước ngọt, bia, rượu…Bổ sung nhiều chất xơ như táo, chuối…nhiều canxi như sữa, bơ, hạnh nhân…
  • Loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt như nghiến răng, uống nước lạnh, nhai đá…
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng ê buốt răng mà nhiều người hay gặp phải. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã biết được cách phòng tránh cũng như cách xử lý khi gặp phải tình trạng này.

Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề về bệnh lý răng miệng, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline: 0931.863.36 hoặc 0963.614.566 để được cập nhật liên tục những thông tin hữu ích.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/xu-ly-khi-e-buot-rang-10508/feed/ 0
Ê buốt răng kèm chảy máu chân răng có nguy hiểm không? https://nhakhoathuyduc.com.vn/e-buot-kem-chay-mau-chan-rang-10482/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/e-buot-kem-chay-mau-chan-rang-10482/#respond Thu, 08 Feb 2024 11:13:55 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=10482 Ê buốt răngchảy máu chân răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, có thể là do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Trường hợp nhẹ, cơn ê buốt xuất hiện ngắn và sẽ tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp kéo dài bất thường kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng. Các bạn nên tìm hiểu và đến các cơ sở nha khoa để khắc phục kịp thời.

Ê buốt răng kèm chảy máu chân răng có nguy hiểm không? 1

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt và chảy máu chân răng

+Thói quen xấu

Nguy cơ răng bị ê buốt và chảy máu sẽ tăng cao nếu bạn có những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, cắn nhai những đồ vật cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, vệ sinh không sạch sẽ hoặc chăm đánh răng quá mức sẽ khiến nướu dễ bị tổn thương, chảy máu chân răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn trước những tác động từ bên ngoài.

Việc ăn uống không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng đặc biệt là canxi hay thường xuyên ăn những đồ ăn có tính axit, uống rượu bia sẽ khiến cho răng, xương yếu, dễ chảy máu và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Do đó, cần phải khắc phục những tật xấu này để tránh ảnh hưởng đến răng nướu.

+Thói quen xấu 1

+ Viêm nướu

Nguyên nhân có thể dẫn đến ê buốt và chảy máu chân răng đó là do viêm nướu. Bệnh này xuất hiện là do các vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng quá nhiều, dẫn đến hình thành các mảng bám khiến tụt lợi. Khi đó, các vi khuẩn và yếu tố kích thích như axit trong đồ ăn, đồ uống lạnh, quá cay nóng…sẽ khiến lớp men răng dần bị mài mòn gây cảm giác ê buốt kèm theo chảy máu chân răng.

+ Viêm nướu 1

+ Viêm nha chu

Đây là tình trạng viêm nướu ở mức độ nặng và không được điều trị kịp thời nên dẫn đến hiện tượng viêm nha chu. Bệnh này khiến chân răng bị chảy máu và cảm giác ê buốt, khó chịu. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng nướu ở chân răng sưng to và khi ấn vào có mủ dịch chảy ra.

Xem thêm: Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không?

+ Thiếu chất

Khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin và các khoáng chất như vitamin C, B3, D, E, K, canxi, kẽm, photpho…sẽ khiến cho răng nướu bị yếu đi, tăng nguy cơ bị chảy máu chân răng. Ngoài ra, khi hàm lượng các chất trong cơ thể bị thiếu quá nhiều, có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm hơn như bệnh scorbut, sâu răng, máu khó đông…

Xem thêm: Thường xuyên chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

+Thay đổi nội tiết tố

Một nguyên nhân có thể gây ê buốt chảy máu chân răng đó là sự thay đổi nội tiết tốt trong cơ thể phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai hay tiền mãn kinh. Lúc này, răng rướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt hơn và gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Từ đó, sẽ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như chảy máu chân răng, ê buốt răng.

+ Mắc các bệnh lý

Các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm họng, viêm amidan…nếu không được điều trị dứt đúng cách cũng có nguy cơ khiến khoang miệng tồn đọng nhiều vi khuẩn gây hại. Kết hợp với thói quen xấu lười đánh răng, vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn bám vào kẽ răng, gây hư hỏng cấu trúc và làm phát sinh các biểu hiện bất thường khác.

Răng bị ê buốt và chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Răng bị ê buốt và chảy máu chân răng có nguy hiểm không? 1

Trong trường hợp, răng bị ê buốt và chảy máu chân răng ở mức độ nhẹ thì không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nhưng nếu chủ quan và không thực hiện những biện pháp điều trị kịp thời, thì sẽ có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác như:

  • Gây đau nhức răng, dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu, stress. Các vấn đề răng miệng còn gây ra mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.
  • Việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng, mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hình thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại cho răng miệng xâm nhập và phát triển.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng…
  • Nếu các bệnh lý về răng tiến triển nặng, có thể gây mất răng, tăng nguy cơ làm lệch khớp cắn.
  • Tình trạng răng ê buốt và chảy máu chân răng kéo dài còn khiến người bệnh phải đối mặt với các nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính khác như bệnh tim mạch, bệnh gan, thận…do vi khuẩn lưu trú, lan rộng đến các cơ quan theo đường máu.

Hỏi đáp: Đau buốt răng khi uống nước, ăn nhai là bệnh gì?

 Làm thế nào khi răng bị ê buốt kèm chảy máu chân răng

Để khắc phục được tình trạng răng bị ê buốt kèm chảy máu chân răng, trước hết bạn cần phải xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng này. Nếu là do các yếu tố bên ngoài tác động, tình trạng ê buốt và chảy máu nhẹ có thể thuyên giảm sau một thời gian.

Còn đối với các vấn đề bệnh lý về răng miệng, tốt nhất bạn nên trực tiếp đến cơ sở nha khoa để thăm khám, kiểm tra và nha sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp, giúp kiểm soát được các triệu chứng.

Dưới đây là những phương pháp giảm ê buốt, chảy máu chân răng, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm đơn giản mà hiệu quả, các bạn có thể tham khảo:

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

+ Khi tình trạng ê buốt và chảy máu chân răng xuất hiện, lúc này răng của bạn đang rất nhạy cảm. Do đó, thay vì lựa chọn các món đậm vị, chua cay, mặn ngọt quá mức thì các bạn nên ăn các món thanh đạm, sẽ tốt và ngon miệng hơn.

+ Ưu tiên ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giàu canxi, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

+ Không nên ăn các món quá cứng, nên ăn những món mềm, dễ nhai để giảm áp lực lên răng, tránh cho trường hợp khiến cơn ê buốt, chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Không nên ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá chua hoặc quá ngọt…sẽ khiến cho răng bị kích thích.

+ Uống đủ nước, có thể là nước lọc hoặc nước trái cây chứa ít axit để tăng đề kháng cho cơ thể.

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên

Có nhiều nguyên liệu tự nhiên có tác dụng cải thiên chứng khó chịu, đau nhức răng như tỏi, lá lốt, lá trầu không …nếu bạn biết cách dùng và dùng kiên trì một thời gian.

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên 1

+ Lá lốt: Trong lá lốt có chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch khoang miệng, diệt khuẩn gây hại hiệu quả. Bạn có thể dùng lá lốt tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu lấy nước súc miệng.

+ Chanh và muối: Đây là 2 nguyên liệu có tính chống khuẩn mạnh mẽ, thường được sử dụng làm nguyên liệu điều trị các bệnh về nha khoa. Bạn có thể dùng muối pha loãng rồi cho một vài giọt chanh vào súc miệng mỗi khi cảm thấy bị ê buốt. Biện pháp này sẽ giúp giảm triệu chứng khó chịu, giảm hiện tượng chảy máu chân răng và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.

+ Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, chông viêm thường dùng để bôi lên răng bị ê buốt, hỗ trợ làm lành tổn thương, giảm tình trạng chảy máu chân răng. Bạn hãy áp dụng kiên trì ngày 2-3 lần sẽ giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.

Các phương pháp dân gian này phù hợp cho các đối tượng nhẹ, chưa có tổn thương nghiêm trọng.

Thay đổi các thói quen xấu có hại cho cơ thể

  • Sử dụng các loại máng chống nghiến răng để giảm ma sát, tránh nguy cơ bào mòn men răng.
  • Không nên cắn hoặc nhai những đồ vật, thức ăn quá cứng, dai, khô khiến cho răng ngày càng yếu hơn. Đây là một vấn đề cần được lưu ý để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.
  • Không nên hút thuốc lá, uống rượu, bia, đồ uống có chứa cồn quá nhiều sẽ làm cho tình trạng tổn thương răng trở nên nghiêm trọng, thậm chí còn tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
  • Thay đổi thói quen sử dụng tăm xỉa răng bằng việc dùng tăm nước, chỉ nha khoa để giảm rủi ro gây tổn thương nướu, làm hỏng kẽ răng…

Điều trị tại nha khoa

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc, điều trị ê buốt răng kèm chảy máu chân răng, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa để thăm khám và nhận điều trị. Trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể cân nhắc áp dụng các thủ thuật để kiểm soát viêm nhiễm, diệt khuẩn và loại bỏ các ổ viêm gây hại.

Nếu răng bị hư hỏng nặng không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng cũ để tránh những rủi ro nguy hiểm hơn có thể xảy ra. Khi răng bị hỏng đã được loại bỏ đi, thì việc trồng răng giả sẽ giúp người bệnh duy trì được các chức năng ăn, nhai bình thường đồng thời giữ được tính thẩm mỹ.

Điều trị tại nha khoa 1

Ngoài các thủ thuật nha khoa, chỉnh hình răng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm trong và sau quá trình điều trị để giảm thiểu các cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên lạm dụng hoặc sử dụng thuốc quá liều để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Bài viết trên đã cập nhật những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng ê buốt răng và chảy máu chân răng để bạn đọc có thể tham khảo. Tùy theo tình trạng tổn thương, cơ địa của mỗi người sẽ có những phương pháp can thiệp phù hợp. Tốt nhất, các bạn nên duy trì chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để phòng tránh những bệnh lý về răng miệng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/e-buot-kem-chay-mau-chan-rang-10482/feed/ 0
Ê buốt răng khi uống nước lạnh là do đâu? https://nhakhoathuyduc.com.vn/e-buot-rang-khi-uong-nuoc-lanh-la-do-dau-10472/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/e-buot-rang-khi-uong-nuoc-lanh-la-do-dau-10472/#respond Mon, 05 Feb 2024 10:02:12 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=10472 Tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh còn được gọi là răng nhạy cảm hay hiện tượng quá cảm ngà. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Mời các bạn theo dõi bài viết để có được thêm nhiều thông tin cần thiết cho mình.

Ê buốt răng khi uống nước lạnh là do đâu? 1

Nguyên nhân bị ê buốt răng khi uống nước lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ê buốt, đau nhức mỗi khi uống nước lạnh. Cũng có thể do tác động bên ngoài, cũng có thể là do xuất phát từ sự nhạy cảm của răng.

Theo nhận định của các chuyên gia, răng bị ê buốt mỗi khi uống nước lạnh là do những nguyên nhân sau:

Răng nhạy cảm

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh có thể là do răng quá nhạy cảm. Răng có một mối liên kết với bộ não thông qua các dây thần kinh cảm giác nằm ở sâu dưới chân răng. Tình trạng ê buốt xảy ra khi các hệ thần kinh phản ứng nhạy hơn với thực phẩm hoặc nhiệt độ. Từ đó, gây ra các kích thích bên ngoài, không chỉ bởi từ nước lạnh mà kể cả những loại thực phẩm quá cay hay quá ngọt cũng có thể gây ra cảm giác ê buốt.

Tình trạng này thường xảy ra nhất vào buổi tối và buổi sáng thức dậy. Triệu chứng này thường không gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác nhưng người bệnh vẫn cảm thấy đau nhức, sốt, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, cáu gắt khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Thói quen xấu khi đánh răng

Thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của răng. Khi đó, việc người bệnh thường xuyên chải răng bằng lực mạnh trong thời gian dài dễ gây ra các tổn thương ở răng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây mòn men răng, làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến hệ thần kinh cảm giác.

Thói quen xấu khi đánh răng 1

Thói quen nghiến răng

Tình trạng nghiến răng khi ngủ cũng là nguyên nhân gây đau nhức, ê buốt răng khi uống nước lạnh. Với những người có thói quen nghiến răng vào ban đêm, men răng sẽ bị mòn đi, còn đối với trẻ em có thể làm răng ngắn hơn.

Những trường hợp này nếu không can thiệp kịp thời, phần ngà răng dần sẽ bị lộ ra khiến răng trở nên nhạy cảm và ê buốt nghiêm trọng nhất là khi tiếp xúc với nước lạnh.

Lạm dụng các loại kem đánh răng có chất tẩy trắng

Khi sử dụng các loại kem đánh răng làm trắng có thể làm sạch răng và loại bỏ các mảng bám. Tuy nhiên, khi lạm dụng chúng quá nhiều lại mang đến những hậu quả trái ngược. Các chất tẩy, chất làm trắng có trong đó sẽ khiến cho răng dần trở nên nhạy cảm hơn, khiến răng dễ bị ê buống khi tiếp xúc với nước lạnh hay đồ ăn nóng.

Do tình trạng đóng vôi, cao răng

Các mảng bám trên răng không chỉ gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu mà còn gây ra những cơn ê buốt nghiêm trọng kéo dài. Những người thường xuyên loại bỏ cao răng hay vôi răng lâu ngày hình thành acid làm mất men răng, khiến răng trở nên yếu và nhạy cảm hơn.

Xem chi tiết: Cao răng là gì? Những điều cần biết về cao răng

Do tình trạng đóng vôi, cao răng 1

Những bệnh lý về răng miệng

Triệu chứng ê buốt răng là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nha chu…Những tổn thương ở nướu và chân răng gây ra sự nhạy cảm của răng. Nên khi tiếp xúc với đồ lạnh sẽ kích thích hệ thần kinh cảm giác gây ê buốt.

Do viêm tủy răng

Tủy răng là tổ chức liên kết các mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng. Tình trạng viêm tủy xảy ra khi người bệnh có những tổn thương ở thân và chân răng, do việc điều trị sâu răng không triệt để, răng bị mòn hoặc viêm nha chu ăn sâu vào tủy.

Dấu hiệu của viêm tủy răng là những cơn đau nhức âm ỉ, ê buốt răng khi uống nước lạnh hoặc khi đồ ăn bị lọt sâu vào lỗ răng.

Có thể bạn quan tâm: Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Cách khắc phục tình trạng răng bị ê buốt khi uống nước lạnh

Khi cảm thấy răng mình bị ê buốt khi uống nước lạnh, các bạn nên thực hiện những cách xử lý hay những mẹo chữa đơn giản tại nhà trước để xem tình trạng có cải thiện không? Có một vài cách khắc phục khá đơn giản mà hiệu quả với những tình trạng răng bị ê buốt nhẹ, các bạn có thể lưu ý sau:

Chải răng đúng cách

Khi chải răng, hãy đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với bề mặt răng.

Không được chải răng quá mạnh và quá lâu. Thời gian đánh răng ít nhất 2-3 phút cho 2-3 lần mỗi ngày.

Không chải răng ngay sau khi ăn xong. Tốt nhất nên chải răng sau khi ăn ít nhất 30 phút kết hợp với súc miệng bằng nước muối.

Tìm mua những loại bàn chải đánh răng phù hợp, có lông mềm để tránh tổn thương đến răng.

Sử dụng những loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm, bị ê buốt. Các bạn có thể ưu tiên lựa chọn những dòng kem đánh răng có thành phần fluor, potassium nitrate…Các hoạt chất này có thể hỗ trợ giảm nhẹ sự nhạy cảm cho răng, giúp bảo vệ những ống ngày bị lộ, ngăn chặn các kích thích khi tiếp xúc với nước lạnh.

Chải răng đúng cách 1

Bổ sung Canxi cho bữa ăn

Canxi là thành phần chính trong cấu tạo của xương cũng như của răng. Vì vậy, việc bổ sung thêm canxi là một cách giúp răng chắc khỏe hơn để chống lại những vấn đề răng miệng.

Một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể tham khảo như: bơ, trứng, sữa, thịt, cá, tôm, các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ…và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều…

Có thể bạn quan tâm:Thường xuyên chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Các mẹo trị ê buốt răng

+ Dùng trà xanh: Các bạn hãy nhai một vài lá trà xanh trong khoảng 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Trong lá trà xanh có chứa hợp chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác giúp hỗ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein bảo vệ răng.

+ Dùng tỏi: Trong tỏi có chứa allicin, florua giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài. Đây là cách chữa ê buốt răng được nhiều người thực hiện do nguyên liệu phổ biến, rất dễ tìm.

+ Dùng quả óc chó: Hạt óc chó rất giàu axit linoleic, canxi và phốt pho, giúp giảm kích thích đến các dây thần kinh răng từ đó làm thuyên giảm các cơn đau buốt. Hãy súc miệng bằng nước muối rồi nhai khoảng 20 gam óc chó trong khoảng 3-5 phút rồi nuốt.

+ Dùng rượu cau: Rượu cau được xem là phương pháp giúp trị sâu răng, viêm lợi và giảm ê buốt nhanh chóng. Bạn hãy sử dụng những quả cau tươi, không bị hư hỏng và loại vỏ phần hạt cau. Sau đó, cho vào bình thuỷ tinh đã đựng sẵn rượu để ngâm. Nên nén cau bằng một vật nặng để cau không bị trồi lên, tránh để bị thâm đen. Ngâm rượu cau trong vòng 2 tháng là có thể sử dụng được.

Xem thêm: Ê buốt răng khi uống nước lạnh là do đâu?

Sau khi đánh răng sạch sẽ, hãy ngậm một chút rượu cau trong khoảng 15 phút rồi nhổ đi. Lưu ý, bạn không súc miệng và không ăn uống trong khoảng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần như vậy, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng ê buốt răng sẽ giảm đi đáng kể.

Các mẹo trị ê buốt răng 1

Uống nước lạnh bị buốt răng khi nào nên đi khám?

Bạn cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa để điều trị nếu xảy ra các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện các biện pháp khắc phục đơn giản ở trên mà không đạt được hiệu quả mong muốn.

+ Răng nhạy cảm, ê buốt, đau nhức không chỉ xảy ra khi uống nước lạnh mà xảy ra ở mọi lúc và cơn đau nghiêm trọng hơn.

+ Tình trạng ê buốt răng kéo dài quá lâu và dần xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý răng miệng.

Khi đó, các bạn phải đến các cơ sở nha khoa để các nha sĩ có kinh nghiệm thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.

Tuỳ vào từng tình trạng cụ thể sẽ có những phương án điều trị nha khoa phù hợp. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị nha khoa phổ biến là trám răng và bọc răng sứ.

+ Trám răng là là phương pháp nạo và làm sạch chỗ răng bị sâu, răng bị hư tổn, gãy, mòn men răng nhẹ. Sau đó, đắp lên vật liệu chuyên dụng để tạo hình lại răng. Vật liệu trám thường là sứ hoặc silicon, thạch chao…an toàn và thường trùng màu với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ.

+ Bọc răng sứ: Đây là phương pháp thẩm mỹ răng được thực hiện bằng việc mài men răng, sau đó chế tạo chụp răng sứ để chụp lên răng nhằm bảo vệ răng thật khỏi các tác động gây hại bên ngoài.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp lỗ răng sâu lớn, răng bị vỡ nghiêm trọng hay xuất hiện các bệnh lý nặng, trám răng không khắc phục được.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn đã hiểu rõ hơn về tình trạng ê buốt răng mỗi khi uống nước lạnh. Dù là nguyên nhân bên trong hay bên ngoài, thì cũng từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nên bạn phải có được lối sống sạch sẽ, lành mạnh để luôn giữ cho mình sức khoẻ tốt, Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về tình tạng răng bị ê buốt, các bạn nên nhanh chóng đến ngay nha khoa Thuý Đức để được các bác sĩ tại đây thăm khám và gợi ý kế hoạch điều trị phù hợp.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/e-buot-rang-khi-uong-nuoc-lanh-la-do-dau-10472/feed/ 0
Tẩy trắng răng bị ê buốt phải làm sao? https://nhakhoathuyduc.com.vn/tay-trang-rang-bi-e-buot-phai-lam-sao-10491/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/tay-trang-rang-bi-e-buot-phai-lam-sao-10491/#respond Fri, 05 Jan 2024 07:37:32 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=10491 Răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người sau khi đi thẩm mỹ răng. Vậy, bạn đã biết cách cải thiện cảm giác ê buốt sau khi tẩy răng chưa? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn những nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng sau khi tẩy trắng và một số phương pháp khắc phục vô cùng hiệu quả.

Tẩy trắng răng là gì?

Tẩy trắng răng thực chất chính là một phương pháp kỹ thuật nha khoa được thực hiện nhằm mục đích lấy đi các sắc tố vàng, nâu…bám trên bề mặt men răng và ngà răng. Nhờ đó, giúp hàm răng của bạn được trắng sáng và đều màu hơn.

Mức độ trắng của răng sau khi thực hiện kỹ thuật này sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng ngả màu của răng trước đó. Răng càng khỏe, càng ít bị sẫm màu thì việc tẩy trắng sẽ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Tẩy trắng răng là gì? 1

Hiện nay, để tẩy trắng răng có 2 phương pháp phổ biến là:

Tẩy trắng răng tại nhà: Bạn có thể tự tẩy trắng răng tại nhà bằng loại thuốc tẩy và máng tẩy chuyên dụng trong nha khoa.

Tẩy trắng răng tại phòng khám nha khoa: Tại đây, các nha sĩ sẽ tiến hành tẩy trắng răng bằng cách kết hợp thuốc tẩy cùng với năng lượng ánh sáng như đèn Laser, đèn Plasma…

Xem chi tiết: Tẩy trắng răng là gì? Có an toàn không? Ai nên thực hiện?

Tại sao răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng?

Việc tẩy trắng răng thực chất chỉ tác động vào mặt ngoài của men răng, do đó không gây ảnh hưởng đến răng. Thông thường, cảm giác ê buốt răng sau khi tẩy trắng diễn ra rất ít, có thể theo từng cơn và cảm giác này sẽ hết sau khoảng vài giờ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp răng bị ê buốt kéo dài hơn có thể là do những nguyên nhân sau:

+ Nền răng yếu

Thuốc tẩy trắng răng có chứa các thành phần tẩy giúp loại bỏ các phân tử làm thay đổi màu răng, giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Dưới tác động của các hoạt chất này sẽ khiến cho răng bị tác động gây ra tình trạng kích ứng răng. Tuy nhiên, đối với những người có nền răng chắc khỏe thì sẽ không có vấn đề gì, còn đối với những người có nền răng yếu thì khi tẩy trắng răng sẽ cảm thấy bị ê buốt kéo dài.

Bên cạnh đó, nếu đang mắc các bệnh lý về răng như: viêm chân răng, viêm nướu, răng bị sâu hoặc mòn men răng… mà không được điều trị dứt điểm trước khi tẩy trắng răng, sẽ bị ê buốt dưới tác động của thuốc tẩy trắng răng.

Xem thêm: Tẩy trắng răng có tốt không?- Tìm hiểu cụ thể 5 phương pháp

+ Nền răng yếu 1

+ Kỹ thuật tẩy trắng răng không tốt

Việc sử dụng thuốc tẩy trắng răng không đạt chất lượng hay không có nguồn gốc rõ ràng, quy trình tẩy trắng răng không được đảm bảo cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng.

Trong quá trình tẩy trắng, nếu thuốc bị dính vào nướu sẽ gây cảm giác ê buốt quanh răng. Vì vậy, trước khi tẩy trắng răng cần đảm bảo không mắc bất kì bệnh lý gì liên quan đến răng miệng, viêm và không bị lở loét.

Có thể bạn quan tâm :Nên tẩy trắng răng tại nha khoa hay tại nhà?

+ Nồng độ thuốc tẩy vượt quá ngưỡng cho phép

Những phương pháp tẩy trắng răng truyền thống, thường sử dụng các thành phần thuốc tẩy trắng có nồng độ cao để đạt hiệu quả tẩy trắng nhanh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng nồng độ càng cao, răng trắng sáng nhanh nhưng sẽ làm cho mức độ e buốt mạnh hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tẩy trắng không rõ nguồn gốc cũng rất nguy hiểm, đây cũng là nguyên nhân gây ê buốt răng và những bệnh lý về răng khác nguy hiểm hơn.

Cách xử lý ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Sau khi tẩy trắng răng, tình trạng ê buốt xuất hiện trong vài giờ đầu là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và nghiêm trọng hơn thì bạn có thể thực hiện theo một trong các biện pháp dưới đây:

Súc miệng với nước muối sinh lý

Sau khi tẩy răng, nếu cảm thấy bị ê buốt răng, các bạn nên súc miệng với nước muối sinh lý. Bạn nên tự pha nước muối tại nhà mà hãy mua dung dịch nước muối sinh lý ở các nhà thuốc vì có thể bạn sẽ pha sai nồng độ và nước muối sẽ không được đảm bảo vô trùng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng và chải răng đúng cách là điều cần chú ý không chỉ khi tẩy trắng, mà trong sinh hoạt hàng ngày bạn cũng nên chú ý.

Khi chọn mua bàn chải, bạn nên chọn các sản phẩm có đầu lông mềm mại để không gây tổn hại đến lớp men ngoài răng mà vẫn làm sạch hết các mảng bám.

Việc chải răng khoa học, đúng cách cũng rất quan trọng. Các bạn nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày với loại kem đánh răng chuyên dành cho răng bị ê buốt có chứa thành phần Strongtium Acetate hoặc Potassium Nitrate.

Đây là những hợp chất có tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi cảm giác ê buốt lan truyền từ đầu mút thần kinh tới các khu vực xung quanh. Hoặc bạn có thể xin ý kiến từ các chuyên gia để chọn sản phẩm kem đánh răng phù hợp.

Vệ sinh răng miệng đúng cách 1

Thay đổi gel tẩy trắng

Các nha sĩ khuyên rằng, với những trường hợp răng nhạy cảm, tốt nhất nên sử dụng loại gel tẩy trắng có chứa nồng độ carbamide peroxide dao động trong khoảng 10-16%, tuyệt đối không sử dụng loại gel có thành phần này vượt quá 22% nếu như không có chỉ định của nha sĩ.

Trong trường hợp tẩy trắng răng tại nhà và cảm thấy bị ê buốt ngay từ lần đầu tiên, bạn hãy cân nhắc tăng thời gian giữa các lần thực hiện, cũng không nên để máng tẩy trắng răng quá lâu trong miệng, trên 3 giờ đồng hồ.

Lựa chọn các thành phần tự nhiên để làm sạch răng

Các bạn cũng có thể sử dụng các thành phần tự nhiên để làm sạch răng miệng và giảm thiểu cảm giác ê buốt sau khi tẩy răng như:

+ Nước mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng, đau, ê buốt răng hiệu quả. Bạn có thể pha 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất với khoảng 300ml nước ấm dùng để súc miệng vào mỗi buổi sáng sớm.

+ Nước trà xanh: Trà xanh giúp chống oxy hóa, kháng viêm và tăng cường sức khỏe răng miệng vô cùng hiệu ủa. Bạn có thể dùng nước trà xanh không đường súc miện mỗi ngày 2 lần để giảm thiểu cảm giác ê buốt răng sau khi tẩy trắng.

+ Dùng tỏi: Không phải ai cũng việc, tỏi có tác dụng làm giảm ê buốt răng khi tẩy răng khá hiệu quả. Trong tỏi, có chứa allicin có tác dụng làm giảm đau và thành phần flour giúp cho ngà răng được phục hồi nhanh chóng, chống lại những kích thích từ bên ngoài, giúp làm giảm tình trạng răng bị ê buốt.

Bạn hãy lấy nhánh tỏi, cắt thành từng lát mỏng và chà nhẹ lên răng khoảng 2 đến 3 phút rồi súc miệng lại với nước. Khi đó, bạn sẽ thấy cơn ê buốt sẽ giảm đi nhanh chóng.

Sử dụng những thức ăn phù hợp

Khi bắt đầu cảm thấy răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng, các bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng răng miệng như nước có gas, nước trái cây có vị chua, dễ lên men như cam, nho, các đồ ăn quá nóng, quá lạnh…

Hãy lựa chọn những loại thức ăn mềm như cháo hay súp sẽ giúp bạn dễ dàng nhai nuốt hơn, hạn chế tối đa sự khó chịu khi ăn.

Xem thêm:Tẩy trắng răng cần kiêng gì, lưu ý gì?

Sử dụng những thức ăn phù hợp 1
Không ăn những đồ ăn quá nóng hay quá lạnh

Đến gặp nha sĩ nếu tình trạng răng ê buốt quá lâu

Nếu bạn đã áp dụng những cách trên mà vẫn không cải thiện thì tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có những biện pháp điều trị kịp thời tình trạng này.

Tại đây, các nha sĩ sẽ kiểm tra lại quy trình tẩy trắng răng bị ê buốt của bạn và kê toa thuốc chống ê buốt hoặc sử dụng các kỹ thuật nha khoa khác để xử lý triệt để các cơn ê buốt.

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi tẩy trắng răng

Để hạn chế tình trạng răng bị ê buốt sau khi tẩy trắng răng, bạn nên tìm hiểu và chọn địa chỉ nhau khoa tẩy trắng răng uy tín với các bác sỹ nha khoa có trình độ chuyên môn, tay nghề cao có nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo việc thực hiện quá trình tẩy trắng răng một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi tẩy trắng răng 1

Một trong những địa chỉ tẩy trắng răng an toàn và hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo đó là nha khoa Thúy Đức. Đây là địa chỉ được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất cũng như kết quả của dịch, uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Nha khoa Thúy Đức được đầu tư hệ thống trang thiết bị cơ sở vật chất máy móc, ghế nha hiện đại cùng đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, giúp cho khách hàng cảm thấy yên tâm, tin tưởng với chất lượng dịch vụ khi thực hiện tẩy trắng răng tại đây.

Tẩy trắng răng tại Nha khoa Thúy Đức được kiểm chứng về độ an toàn, hiệu quả, mọi vết ố vàng trên răng đều được đánh bật hiệu quả, không ê buốt, không hại men răng, kể cả những trường hợp răng nhiễm màu, răng nhiễm kháng sinh mức độ nhẹ cũng có thể được.

Hiện tượng răng bị ê buốt khi tẩy trắng răng mặc dù khá phổ biến, nhưng các bạn cũng không được chủ quan. Bởi nếu kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cuộc sống hàng ngày của bạn. Để yên tâm nhất, các bạn hãy tới phòng khám nha khoa uy tín để quá trình tẩy trắng răng được diễn ra thuận lợi, an toàn.

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/tay-trang-rang-bi-e-buot-phai-lam-sao-10491/feed/ 0
Giải đáp lý do bọc răng sứ bị ê buốt và cách khắc phục https://nhakhoathuyduc.com.vn/boc-rang-su-bi-e-buot-7191/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/boc-rang-su-bi-e-buot-7191/#respond Sat, 25 Mar 2023 14:28:53 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=7191 Bọc răng sứ giúp giải quyết tình trạng răng bị thưa, mọc lệch, ố vàng, nhiễm kháng sinh hoặc răng bị mẻ vỡ hiệu quả, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, có một vài trường hợp sau khi bọc răng sứ bị ê buốt. Nếu bạn chưa biết nguyên nhân xuất phát từ đâu và làm cách nào để khắc phục hiệu quả thì tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé.

Các nguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốt

Các nguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốt 1

Bọc răng sứ bị ê buốt có thể từ yếu tố chủ quan hoặc khách quan ví dụ như tay nghề của bác sĩ, răng bị nhiễm bệnh, vệ sinh răng miệng không đúng cách,…

Không điều trị viêm tủy trước khi bọc răng sứ

Một chiếc răng sứ khỏe mạnh thì ngay bản thân nó cũng phải đảm bảo không bị sâu bệnh. Mặc dù hiểu rõ điều này nhưng có thể do lơ là, chủ quan hoặc trang thiết bị còn yếu kém, bác sĩ không thể điều trị viêm tủy dứt điểm trước khi bọc răng sứ. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến làm cho bọc răng sứ rất nhanh bị ê buốt.

Răng bị viêm tủy sẽ rất nhanh bị hoại tử, tấn công và dây thần kinh gây kích ứng, tạo ra cơn đau dữ dội. Khi đó bạn cảm thấy khó chịu dẫn tới mất ăn, mất ngủ. Càng để lâu mà không điều trị thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng.

Xem chi tiết: Chữa tủy răng sau khi đã bọc sứ có được không?

Bệnh sâu răng, nha chu chưa được điều trị khỏi

Không chỉ là viêm tủy mà trước khi bọc răng sứ, bị sâu răng hay viêm nha chu đều cần được trị khỏi dứt điểm. Với sâu răng, không làm sạch hoàn toàn trước khi bọc sứ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Nhiều trường hợp nặng còn dẫn tới áp xe và hỏng răng. Trường hợp bệnh viêm nha chu không điều trị cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của răng sứ, thậm chí là mất luôn răng thật. Vì khi bị viêm nha chu, nướu của người bệnh sẽ có xu hướng tụt khỏi chân răng, không thể giữ răng cố định chắc chắn trên cung hàm.

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ cần thận trọng kiểm tra để nắm bắt được bệnh lý. Sau đó thì lên phương án điều trị tốt nhất.

Lắp mão răng sứ bị lệch, không chuẩn khớp cắn

Bọc răng sứ bị ê buốt có thể xuất phát từ nguyên nhân lắp mão răng sứ bị lệch so với khớp cắn khiến lực ăn nhai bị dồn lên thân răng sứ, tăng áp lực lên chân răng thật gây tình trạng răng vướng cộm hoặc đau khớp thái dương hàm ngay cả khi không ăn nhai. Cảm giác ê nhức kéo dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến răng thật sau này.

 

Răng sứ chế tác không chuẩn

Ngoài ra, răng sứ chế tác không chuẩn, không sát khít với nướu cũng có thể làm thức ăn mắc lại gây viêm, uống nước lạnh tiếp xúc với cùi răng bên trong gây ê buốt. Thông thường, bị đau nhức sau khi bọc răng sứ xuất phát từ nguyên nhân chỉnh khớp cắn hoặc chế tác răng sứ không chuẩn là do kỹ thuật nha khoa không tốt. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng.

Răng sứ kém chất lượng

Răng sứ kém chất lượng cũng dễ làm cho tình trạng đau buốt răng xuất hiện sau khi bọc răng sứ. Nguyên nhân cụ thể hơn là răng sứ lắp cho bạn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có tính tương thích sinh học cao, không đảm bảo tính dẫn nhiệt trong môi trường khoang miệng. Từ đó mà ảnh hưởng xấu đến phần cùi răng thật khi ăn nhai các thức ăn nóng, lạnh. Thậm chí một số chất liệu sứ còn gây ra tình trạng bị đen viền nướu nghiêm trọng.

Mài quá nhiều men răng vượt mức cho phép

Nếu bác sĩ mài quá nhiều men răng thật cũng dẫn tới nguy cơ bọc răng sứ bị ê buốt. Bởi nếu men răng của bạn bị mài mòn quá mức sẽ khiến ngà răng lộ ra và dễ tổn thương. Việc đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Do vậy cần chọn bác sĩ thực sự có chuyên môn, tay nghề giỏi để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Keo nha khoa bị lỏng

Có thể không xuất hiện nhiều nhưng keo nha khoa bị lỏng, hở hoặc rò rỉ ra ngoài là nguyên nhân bạn nên xem xét. Đối với trường hợp này, bọc răng sứ tại nha khoa kém chất lượng, bác sĩ làm không cẩn thận, thiết bị cũ kỹ,… dẫn tới chất lượng của keo dán không chắc chắn. Từ đó dẫn tới răng bị ê buốt, đau nhức hoặc nguy hại hơn là bung răng sứ ra ngoài.

Thói quen nghiến răng hàng ngày

Một số người nghĩ răng thói quen nghiến răng sẽ không ảnh hưởng gì cho việc bọc răng sứ. Sự thật là điều này làm cho các răng sứ đối diện tác động với nhau một lực lớn. Nếu kéo dài dễ làm cho răng bị đau nhức, ê buốt.

Xem thêm: Bọc răng sứ có bền không?

Tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt kéo dài trong bao lâu?

Tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt kéo dài trong bao lâu? 1

Bọc răng sứ thực chất là việc mài đi một chút lớp men răng bên ngoài. Sau đó đúc một mão răng sứ bao bọc bên ngoài răng thật. Cách này không ảnh hưởng đến cấu trúc răng và tủy. Nhưng vì một số nguyên nhân ở trên, bạn cảm thấy bị ê buốt sau khi bọc răng sứ.

Nếu bạn thấy hiện tượng ê nhẹ trong khoảng 1- 2 ngày đầu thì điều này hoàn toàn bình thường, bạn cũng không cần lo lắng. Nhưng nếu dấu hiệu ê buốt quá nặng, đau nhức liên tục nhiều ngày thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để thăm khám.

Bên cạnh đó, tình trạng ê buốt, đau nhức cũng không giống nhau vì mỗi người sẽ có ngưỡng chịu đau khác nhau. Hơn nữa nguyên nhân bọc răng sứ bị ê buốt cũng khác. Nếu cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt thì bạn cũng nên tìm đến lời khuyên của bác sĩ uy tín.

Cách khắc phục bọc răng sứ bị ê buốt

Cách khắc phục bọc răng sứ bị ê buốt 1

Bọc răng sứ bị ê buốt vài ngày

Như đã chia sẻ ở trên, bọc răng sứ có dấu hiệu bị ê nhẹ trong khoảng 1- 2 ngày đầu là bình thường. Muốn vượt qua điều này một cách nhẹ nhàng, chúng tôi mách bạn vài mẹo nhỏ dưới đây nhé.

Trước tiên, bạn có thể dùng đá viên bọc trong vải sạch rồi chườm vào má ở vị trí bị ê buốt. Khi đó sức mạnh đông cứng của đá giúp tốc độ máu chảy chậm hơn, làm giảm cảm giác khó chịu. Mẹo khác là bạn cho một chút muối tinh khiết vào cốc nước ấm, khuấy tan rồi ngậm trong miệng vài phút.

Nếu thấy cơn đau khó vượt qua được, bạn dùng một số loại thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ở bên ngoài.

Bọc răng sứ bị ê buốt kéo dài

Còn nếu bọc răng sứ bị ê buốt kéo dài khiến cho bạn thấy đau và khó chịu thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Nếu tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân như viêm tủy, sâu răng, viêm nha chu chưa được điều trị triệt để, bác sĩ sẽ cần chữa các bệnh lý triệt để trước. Ví dụ như viêm tủy, bác sĩ có thể cắt răng sứ cũ ra, chữa tủy rồi lấy lại dấu răng và làm răng sứ mới.

Hoặc trường hợp răng sứ bị cộm, sai lệch khớp cắn, bác sĩ tiến hành tháo ra, căn chỉnh cho chính xác để mão sứ ôm sát vào cùi răng thật. Như vậy mới tạo cảm giác thoải mái và tự nhiên.

Xem thêm: Bọc răng sứ lần 2 có được không? Khi nào cần thực hiện

Hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ

Hướng dẫn cách chăm sóc răng sau khi bọc sứ 1

Sau khi bọc răng sứ, bạn cần chú ý kết hợp vệ sinh chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm kéo dài tuổi thọ cho răng. Cụ thể hơn:

– Bạn chải răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Chải nhẹ nhàng cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng.

– Bạn nên kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng giúp loại bỏ triệt để mảng bám, vi khuẩn.

– Cần định kỳ 6 tháng/lần đến địa chỉ nha khoa uy tín để cạo vôi răng, mảng bám giúp không ảnh hưởng tới chân răng bọc sứ.

– Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn không nên ăn các đồ quá cứng, quá dai sẽ làm tổn thương đến cùi răng bên trong. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như rau củ, trái cây,…

– Duy trì thói quen ăn uống tốt: Không ăn kẹo cứng, loại bỏ việc nghiến răng, không hút thuốc lá hoặc uống rượu bia, chất kích thích,…

Xem thêm: Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được bình thường?

Lời khuyên trước khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa thẩm mỹ đòi hỏi kỹ thuật cao. Vậy nên trước khi thực hiện, bạn cần tìm hiểu địa chỉ thực sự uy tín mới tránh được những biến chứng không mong muốn như mài răng quá sâu, xâm lấn nhiều ảnh hưởng tới tủy răng.

Hiện nay, Internet rộng mở, diễn đàn thẩm mỹ, nha khoa nở rộ nên không khó để tìm hiểu thông tin. Nhưng đi kèm với đó, hãy chọn lọc một cách thông minh, chính xác nhất. Ví dụ như, bạn cần biết những trường hợp nên và không nên bọc răng sứ, quy trình bọc răng sứ ra sao, chi phí thực hiện khoảng bao nhiêu,…

Sau khi chọn được địa chỉ bọc răng sứ thành công, bạn chú ý quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng giúp giữ cho răng sứ được lâu bền nhất nhé.

Nha khoa Thúy Đức- Địa chỉ bọc răng sứ an toàn, chất lượng

Nha khoa Thúy Đức- Địa chỉ bọc răng sứ an toàn, chất lượng 1

Ra đời từ năm 2006 bằng tất cả tình yêu và sự tận tâm kiến tạo nụ cười cho người Việt, nha khoa Thúy Đức với dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ luôn được khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Nếu được hỏi tại sao lại chọn Thúy Đức, chúng tôi luôn đáp ứng tất cả các tiêu chí ở mức độ cao nhất.

– Đội ngũ bác sĩ đều tốt nghiệp tại trường Đại học chính quy Y khoa, có nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài, tinh thần làm việc chuyên nghiệp, chu đáo với tất cả khách hàng.

– Đa dạng các loại răng sứ chất lượng có xuất xứ từ Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức với tính thẩm mỹ tốt, độ bền cao, khả năng chịu lực hoàn hảo.

– Trang thiết bị hiện đại được nâng cấp, cải tiến theo từng năm giúp quá trình thực hiện nhanh chóng, chính xác nhất.

– Quá trình bọc răng sứ thực hiện chuẩn các bước Y khoa, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

– Chi phí bọc răng sứ luôn được công bố minh bạch, rõ ràng, có nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

Để phòng tránh tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt như, bạn nên tìm các địa chỉ nha khoa uy tín như Thúy Đức. Đảm bảo chỉ một lần thực hiện, mọi người sẽ sở hữu hàm răng trắng sáng cùng thần thái hoàn toàn khác biệt.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề bọc răng sứ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝ

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/boc-rang-su-bi-e-buot-7191/feed/ 0
Niềng răng bị ê buốt có sao không? Khắc phục thế nào? https://nhakhoathuyduc.com.vn/khac-phuc-nieng-rang-bi-e-buot-2656/ https://nhakhoathuyduc.com.vn/khac-phuc-nieng-rang-bi-e-buot-2656/#respond Mon, 26 Apr 2021 08:38:34 +0000 https://nhakhoathuyduc.com.vn/?p=2656 Ê buốt răng là biểu hiện thường gặp nếu như bạn thường xuyên sử dụng đồ ăn lạnh, chua hoặc uống nước nóng. Ngoài ra, ê buốt răng còn là tình trạng mà nhiều khách hàng gặp phải khi niềng răng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Niềng răng bị ê buốt có sao không? Khắc phục thế nào? 1

Ê buốt khi niềng răng có sao không?

Tình trạng răng bị ê buốt sau khi thực hiện niềng răng, rất dễ gặp ở những bệnh nhân mới bắt đầu niềng răng ở tuần đầu tiên. Sở dĩ, sau khi niềng răng thường biểu hiện ê buốt răng là vì răng chúng ta đang ở trạng thái tự do bình thường. Khi niềng răng, răng phải chịu một tác động lực nhất định của khí cụ làm nới lỏng răng giúp răng dịch chuyển về vị trí mới nên chưa kịp thích nghi.

Tin vui là cảm giác ê buốt răng sẽ biết mất sau vài ngày vì lúc đó bạn đã thích ứng dần với mắc cài. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp niềng răng bị đau, ê buốt sau khi đã trải qua vài tuần. Nếu tình trạng ê buốt răng kéo dài trong nhiều ngày sau niềng răng thì đó có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do nền răng yếu: Nếu nền răng yếu thì bị ê buốt, đau nhức sau khi niềng răng là điều khó tránh khỏi. Các khí cụ niềng răng sẽ tác động lực kéo lên răng và xương hàm. Khi nền răng yếu sẽ không đủ sức để chịu lực gây ra tình trạng đau nhức và ê buốt.
  • Niềng răng sai kỹ thuật: Sự thành công của 1 ca niềng răng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Nếu lựa chọn cơ sở nha khoa không tin cậy, tay nghề bác sĩ còn non kém làm cho quá trình chẩn đoán sai, kỹ thuật thực hiện sai cách, thiếu kiến thức và chuyên môn có thể gây ra nhiều biến chứng sau khi niềng răng: làm răng ê buốt, đau nhức, xô lệch răng. Nếu không khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí là rụng răng.
  • Khí cụ niềng răng kém chất lượng: Với loại niềng răng mắc cài, những chiếc mắc cài và dây cung sẽ tác động lực trực tiếp lên bề mặt răng để kéo răng dần về vị trí mong muốn. Ngoài ra, nếu lựa chọn những loại mắc cài kém chất lượng sẽ không chịu lực tốt, làm ma sát nhiều lên răng, khiến cho răng bị ê buốt trong thời gian dài. Chính vì thế, bệnh nhân cần cẩn thận trong việc lựa chọn dụng khí cho mình.
  • Bệnh lý răng miệng: Việc không phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Thói quen ăn uống, không kiêng khem những loại thực phẩm quá cứng, đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và gây kích ứng lên nướu và răng. Khi răng chưa ổn định, việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm không phù hợp sẽ làm răng bị tổn thương. Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo với bệnh nhân nên sử dụng các đồ ăn mềm như: cháo, súp, sinh tố hoa quả, món ăn từ trứng… Ngoài việc có chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng và thường xuyên từ 3-4 lần/ ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Như vậy, ê buốt răng là một trong những biểu hiện thường thấy sau khi niềng răng. Theo ý kiến của chuyên gia thì biểu hiện ê buốt răng thường chỉ kéo dài trong vài ngày sau khi niềng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt kéo dài thì rất có thể đây là biến chứng thường gặp sau khi niềng răng mà bạn cần lưu ý và thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Hỏi đáp: Ê buốt kèm chảy máu lợi có nguy hiểm không?

Bạn nên làm gì để cải thiện tình trạng ê buốt khi niềng răng?

Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết xử lý ra sao nếu bị ê buốt khi niềng răng. Nhưng bạn có thể yên tâm, các bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra hướng dẫn và lời khuyên giúp cải thiện những vấn đề này tại nhà.

Tại Nha khoa Thúy Đức, chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện một số biện pháp sau giúp cải thiện tình trạng ê buốt khi niềng răng:

Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau 1

Nếu cơn đau vượt quá sức chịu đựng bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau nhẹ như là Advil và Aleve để vượt qua cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc giảm đau đó và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng để tránh những biến chứng khác về răng miệng.

Dùng nước muối

Sử dụng nước muối cũng là một trong những cách giúp giảm cơn đau, ê buốt khi niềng răng. Bạn nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc tốt hơn hết là sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng để súc miệng cũng có thể giúp bạn hạn chế được những cơn đau nhức, ê buốt răng. Nếu cơn đau bị nặng, hãy thoa sáp nha khoa nhẹ lên ở các vị trí có mắc cài.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao không nên ngậm nước muối ngay sau khi nhổ răng?

Sử dụng kem đánh răng giảm ê buốt

Một số loại kem đánh răng được sản xuất đặc biệt cho răng nhạy cảm như: Sensodyne, Colgate’s Sensitive Pro-Relief hay Crest, nếu sử dụng chúng trong những ngày sau khi niềng răng cũng giúp giảm thiểu cảm giác đau nhức, ê buốt hiệu quả. Bác sĩ niềng răng sẽ tư vấn cho bạn sản phẩm phù hợp.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách 1

Song song với việc sử dụng thuốc giảm đau thì vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là việc làm hết sức quan trọng giúp chăm sóc răng khi niềng cũng như đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm gia tăng các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng, làm cho răng bị ảnh hưởng xấu hơn và đau hơn.

Để bảo vệ răng sau khi niềng răng, bạn hãy tập thói quen làm sạch răng miệng theo đúng cách. Sử dụng bàn chải lông mềm mại, chải các kẽ răng cẩn thận và với tần suất 3 đến 4 lần/ ngày. Tránh các động tác đánh răng thô bạo sẽ làm cho tình trạng ê uốt kéo dài hơn và thậm chí là gây bung mắc cài.

Ngoài ra, để làm sạch sâu hơn nữa bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng thức ăn bám lại ở kẽ răng, tránh gây tổn thương làm chảy máu lợi. Tuyệt đối không để thức ăn hay mảng bám bị giữ lại ở trên mắc cài.

Xem hướng dẫn chi tiết: Vệ sinh răng miệng khi chỉnh nha

Chú ý trong vấn đề ăn uống

Như đã chia sẻ ở trên, bạn cần tránh những loại thức ăn dai, cứng, giòn vì chúng khiến cho răng phải dùng lực nhiều hơn và gây ra đau nhức. Những tuần đầu, bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, không quá nóng cũng không quá lạnh để giảm áp lực cho răng.

Bạn nên dùng hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường ngọt, tinh bột và đồ ăn cứng. Các đồ ăn có tính dính như: kẹo mềm cao su, đá, hạt dẻ, hạt ngô…Tránh uống nước ngọt có gas và bia để không gây tổn hại và làm đổi màu răng. Hạn chế các cử động và hoạt động mạnh ảnh hưởng tới răng.

Đọc thêm: Đang niềng răng ăn kem được không?

Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chỉnh nha đã tư vấn

Cuối cùng, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cần tái khám đúng lịch hẹn, thực hiện thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa trong quá trình niềng răng.

Khi tình trạng răng nhạy cảm kéo dài, bạn cần thông báo cho bác sĩ nha khoa để được tư vấn. Nếu răng bị ê buốt do kỹ thuật chỉnh nha thì cần phải tháo mắc cài, tiến hành chụp Xquang răng để chẩn đoán, chờ răng phục hồi mới tiếp tục thực hiện.

Invisalign – giải pháp niềng răng tuyệt vời giúp hạn chế tối đa ê buốt răng

Nếu bạn muốn tránh khỏi những khó chịu do ê buốt răng khi mới niềng răng, nhưng vẫn mong muốn được sở hữu hàm răng đều đẹp, bạn hoàn toàn có thể làm được. Invisalign là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho những người bị ê buốt răng. Đây là phương pháp niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng trong suốt/ niềng răng vô hình.

Tuy nhiên, lựa chọn địa chỉ có bác sĩ chuyên về chỉnh nha, có nhiều năm kinh nghiệm để phán đoán tốt tình trạng và tốc độ di chuyển của răng sẽ giúp bạn tránh được tối đa tình trạng ê buốt khi niềng răng.

Để đảm bảo cho việc niềng răng được hiệu quả. Việc lựa chọn một đơn vị nha khoa an toàn và uy tín và vô cùng quan trọng. Lời khuyên số 1 cho bạn địa điểm hãy đến để niềng răng là Nha khoa Thúy Đức.

Tại phòng khám đa khoa Thúy Đức, phụ trách chuyên môn là bác sĩ Phạm Hồng Đức – bác sĩ thứ hạng Diamond Invisalign. Bác sĩ đã được Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ chứng nhận AAO. Đây là một chứng chỉ danh giá, chuyên sâu về lĩnh vực chỉnh nha. Tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội cùng với một thời gian dài theo học tại các khóa học chỉnh nha chuyên sâu, kết quả thu được là hơn 2500 trường hợp niềng răng thành công, các ca từ nhẹ đến nặng. Do đó, khi đến với Nha khoa Thúy Đức, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ.

Invisalign – giải pháp niềng răng tuyệt vời giúp hạn chế tối đa ê buốt răng 1

Về trang thiết bị, máy móc, phòng khám Nha khoa Thúy Đức là địa chỉ khám răng đầu tiên tại Đông Nam Á và là duy nhất ở Việt Nam đầu tư máy quét dấu răng iTero 5D, thiết bị này giúp khách hàng có thể nhận biết được kết quả niềng răng của mình chỉ sau 60 giây.

Bên cạnh đó, khay niềng trong suốt Invisalign tại Nha khoa Thúy Đức được xuất xứ từ nhà máy Invisalign tại Mỹ, được thiết kế đem đến nhiều ưu điểm cho người dùng, thiết kế riêng cho từng đối tượng nên đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người đeo. Khay niềng ôm sát răng hơn do đó răng sẽ di chuyển chính xác hơn vị trí mà bạn mong muốn.

Ngoài ra, phần mềm Clincheck được bác sĩ sử dụng giúp khách hàng có thể nhìn thấy từng giai đoạn tiến triển của quá trình điều trị. Chính điều này là động lực thôi thúc khách hàng thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ trong suốt thời gian niềng răng.

Invisalign – giải pháp niềng răng tuyệt vời giúp hạn chế tối đa ê buốt răng 2

Niềng răng Invisalign được chế tạo từ SmartTrack, vật liệu trong suốt, dẻo dai giúp ôm khít răng, tác động lực đồng đều để đẩy răng theo đúng lộ trình iTero 5D đã định. Bạn chỉ cần duy trì việc đeo khay niềng tối thiểu 22h/ngày. Khay niềng sẽ tác động lực đều đặn lên mọi phía của răng, giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tất nhiên bạn sẽ không phải chịu đau đớn do ê nhức răng gây ra.

Khay niềng này không cố định trên răng, bạn có thể tháo lắp dễ dàng khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Hơn nữa, bề mặt khay niềng hoàn toàn nhẵn mịn. Do đó, nó ít có khả năng gây kích ứng và tổn thương miệng. Bạn cũng không cần lo lắng về sự tích tụ của mảng bám hay vi khuẩn trên răng giống như mắc cài thông thường.

Mặc dù chúng tôi không thể đảm bảo chắc chắn 100% bạn sẽ không bao giờ cảm thấy khó chịu ở răng khi đeo khay niềng trong suốt, nhưng chúng tôi luôn mong muốn tìm được giải pháp phù hợp nhất giúp bạn giải thiểu tối đa những khó chịu khi niềng răng, ngay cả khi đó chỉ là tình trạng tạm thời.

Nếu còn bất kì thắc mắc nào về phương pháp niềng răng Invisalign, bạn có thể lắng nghe tư vấn của Bác sĩ Đức AAO – thuộc hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ bằng cách đặt lịch hẹn hoặc gọi điện tới số 086.690.7886. Tại Nha khoa Thúy Đức, chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp!

]]>
https://nhakhoathuyduc.com.vn/khac-phuc-nieng-rang-bi-e-buot-2656/feed/ 0