Tráng men răng được biết đến như dịch vụ thẩm mỹ nha khoa mà không cần can thiệp xâm lấn. Điều này đồng nghĩa rằng bạn có thể sở hữu hàm răng đẹp, sáng bóng mà không đối diện với bất kỳ đau đớn nào. Vậy, phương pháp này có thật sự “hoàn hảo” hay vẫn tồn tại những mặt trái phía sau? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Tráng men răng là gì?
Men răng là lớp ngoài cùng của răng, dày khoảng 2.5mm. Men răng được cấu tạo chính từ tập hợp tinh thể canxi photphat mảnh dài nằm sát nhau theo trình tự nhất định. Nhờ kết cấu này, men răng được xếp vào một trong những lớp chất cứng nhất trong cơ thể con người, giúp bảo vệ răng khỏi sự bào mòn, nhiệt độ cao, sự tấn công của vi khuẩn và tác động của hoá chất.
Tuy nhiên, thói quen ăn uống thiếu khoa học cùng chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng không hợp lý có thể trở thành nguyên nhân khiến men răng bị xói mòn, biến màu. Ngoài ra, các yếu tố như: tai nạn, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến men răng bị tổn thương.
Men răng không nguyên vẹn có thể dẫn đến các triệu chứng như: ê buốt, nhức nhối, tê bì răng khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Mặt khác, một hàm răng ố vàng, xỉn màu cũng khiến nhiều người cảm thấy tự ti, gây ảnh hưởng đến đời sống và công việc hàng ngày.
Để giải quyết tình trạng này, kỹ thuật tráng men răng được thực hiện nhằm tạo ra một lớp “áo mới” cho răng. Kỹ thuật tráng men răng được thực hiện bằng cách tạo ra một lớp phủ hydroxyapatite (hoặc canxi photphat) trên toàn bộ bề mặt răng. Sau khi thực hiện, các cấu trúc phía trong răng được tăng cường bảo vệ, răng trắng sáng đều màu đem lại sự tự tin cho người thực hiện.
Ưu nhược điểm của phương pháp này
Tráng men răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa đơn giản và nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người thực hiện cũng đối diện với những nguy cơ nhất định. Dưới đây là chi tiết ưu – nhược điểm của kỹ thuật tráng men răng:
Ưu điểm
Lớp men nhân tạo giúp che phủ và bồi đắp lớp men răng thật bị tổn thương. Nhờ đó, phương pháp tráng men răng có được những ưu điểm sau:
Không xâm lấn răng thật: Kỹ thuật tráng men không trải qua quá trình mài răng. Do đó, răng thật sẽ được bảo tồn tối đa, giảm tình trạng ê buốt, tăng tuổi thọ cho răng và giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Thời gian thực hiện nhanh: Nếu không có vấn đề phát sinh, bạn chỉ mất khoảng 15 phút cho mỗi răng tráng men. Tuy nhiên, thời gian này có thể dài hơn nếu răng cần được xử lý các vấn đề khác trước khi thực hiện.
Hiệu quả cao: Tráng men răng kết hợp với công nghệ tái khoáng có bổ sung thêm florua, giúp tăng cường khả năng bảo vệ răng, phòng ngừa sâu răng và khắc phục các khuyết điểm về màu sắc và bề mặt răng.
Chi phí phù hợp: Một lần tráng men răng dao động khoảng 200.000 – 500.000 đồng. Đây là mức chi phí mà hầu hết mọi người đều có thể chi trả để sở hữu hàm răng khỏe đẹp hơn.
Nhược điểm
Tráng men răng đem lại những lợi ích rõ rệt cho người thực hiện nhưng cũng tồn tại một số hạn chế, cụ thể:
Độ bền thấp: Lớp men nhân tạo tương tự với composite, có thể bị mài mòn và xỉn màu do chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng hàng ngày. Vì vậy, bạn có thể cần tráng lại răng sau khoảng 6 tháng.
Độ che phủ hạn chế: Lớp men nhân tạo khá mỏng nên không giải quyết được tất cả các khuyết điểm trên bề mặt răng, điển hình như những trường hợp men răng bị vỡ, sứt mẻ hoặc nhiễm màu nặng.
Tổn thương ống tiêu hoá: Lớp men tráng có thể bị vỡ và trôi vào đường tiêu hoá. Những mảnh cứng này có thể gây xước thực quản, khó tiêu và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Khi nào nên thực hiện tráng men răng?
Tráng men răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Ví dụ như tình trạng men răng bị tổn thương nặng (do sâu răng hoặc chấn thương), răng ố vàng do kháng sinh quá mức hoặc xỉn màu lâu năm sẽ không thể giải quyết thông qua kỹ thuật tráng men. Vì vậy, để biết khi nào nên tráng men răng, bạn cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Theo các chuyên gia nha khoa, bạn có thể thực hiện tráng men răng khi răng gặp phải một số vấn đề dưới đây:
- Men răng bị mài mòn do quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
- Men răng yếu mỏng do tình trạng thiểu sản men răng bẩm sinh.
- Răng bị ố vàng, xỉn màu nhẹ do chế độ ăn uống hoặc tác dụng phụ của thuốc.
- Răng nhạy cảm, đau nhức, ê buốt do chấn thương khiến men răng bị sứt mẻ.
Ngoài ra, phương pháp tráng men răng cũng được áp dụng cho những người muốn cải thiện độ cứng chắc của răng. Để biết tình trạng răng của mình có phù hợp để tráng men hay không, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Quy trình thực hiện và chi phí tráng men răng
Tráng men răng không quá phức tạp nên hầu hết các cơ sở nha khoa đều có thể thực hiện kỹ thuật này. Dưới đây là quy trình thực hiện chi tiết:
- Bước 1: Bác sĩ kiểm tra khoang miệng, xác định sức khỏe răng miệng hiện tại và chỉ định điều trị các bệnh răng miệng (nếu có).
- Bước 2: Bác sĩ thực hiện vệ sinh khoang miệng và chuẩn bị bề mặt răng (loại bỏ cao răng nếu có) trước khi thực hiện tráng men răng.
- Bước 3: Bác sĩ tiến hành phủ lớp men răng nhân tạo lên các bề mặt của răng cần tráng men và thực hiện tạo hình, chỉnh màu để đảm bảo bề mặt răng bằng phẳng, dáng răng đẹp và màu tự nhiên nhất.
- Bước 4: Thực hiện chiếu đèn laser để làm cứng và cố định lớp men răng mới vào răng thật.
Quá trình này có thể thay đổi tùy theo tình trạng cụ thể của từng người và quy trình dịch vụ của các cơ sở nha khoa. Bạn nên trao đổi trước với nhân viên tư vấn hoặc bác sĩ để nắm rõ các bước thực hiện cũng như thời gian chi tiết. Tuỳ vào từng hạng mục dịch vụ, trình độ bác sĩ, điều kiện cơ sở vật chất mà chi phí tráng men răng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Tuy nhiên, mức giá tráng men răng dao động trung bình khoảng 200.000 – 500.000 đồng.
Hỏi đáp: Bị sâu răng nhẹ thì nên làm gì tốt nhất?
Sau khi tráng men răng cần lưu ý gì?
Lớp men răng nhân tạo thường giữ được trạng thái tốt nhất trong khoảng 6 tháng sau khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn có chế độ chăm sóc, bảo vệ răng khoa học thì lớp tráng men có thể duy trì trong thời gian lâu hơn. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể sau khi tráng men răng:
- Sau 2 – 3 giờ tráng men răng, bạn cần tránh ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng để lớp men răng mới bám vào răng thật tốt nhất.
- Nên lựa chọn những món ăn chín mềm, tránh ăn đồ cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh bởi có thể khiến lớp men bị vỡ hoặc bóc tách khỏi răng thật.
- Lựa chọn các loại bàn chải lông mềm và tránh cọ xát mạnh trong quá trình đánh răng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày kết hợp với các biện pháp như: súc miệng, tăm chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch răng tốt hơn, giảm tình trạng ố, xỉn màu trên lớp men nhân tạo.
- Tránh dùng tăm xỉa răng vì có thể làm rộng chân răng, làm xước hoặc vỡ lớp tráng men trên răng.
- Tránh tự ý dùng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ bởi có thể khiến răng xỉn màu.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ ổn định của răng và xử lý vấn đề phát sinh nếu có.
Tham khảo: List thực phẩm giúp răng trắng sáng hơn
Tráng men răng là kỹ thuật khá đơn giản và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, chất lượng lớp men tráng lại có sự chênh lệch giữa các cơ sở nha khoa khác nhau. Do đó, để có lớp men răng tốt, đẹp tự nhiên, bạn nên lựa chọn những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm lâu năm. Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ tráng men răng, bạn có thể để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với nha sĩ qua hotline: 0931 186 3366.