Sâu răng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em bị sâu, sún ngày càng nhiều. Những cơn đau nhức kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý của các bé. Nếu băn khoăn không biết trẻ bị sâu răng đau nhức phải làm sao thì phụ huynh tìm hiểu ngay thông tin tư vấn của chuyên gia dưới đây nhé.
Mục lục
Tình trạng sâu răng ở trẻ em hiện nay
Trẻ em trong độ tuổi từ lúc mới sinh đến khoảng năm 12 tuổi là giai đoạn hình thành, phát triển của răng sữa. Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc khi trẻ được khoảng 5 – 7 tháng tuổi. Chiếc răng cuối cùng kết thúc vào khoảng thời gian từ 24 – 30 tháng tuổi.
Hiện nay, tỷ lệ sâu răng trẻ em ở nước ta rất đáng báo động. Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, tới 80% trẻ trong độ tuổi 4 – 8 tuổi bị sâu răng, 91% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách. Với trẻ đang học lớp 1 thì chỉ có 2 em không bị sâu răng trên tổng số 10 em. Sâu răng ở trẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như răng cửa, răng nanh hay răng hàm.
– Trẻ bị sâu răng hàm
Trong bộ răng thì răng hàm cứng nhất và nằm sâu bên trong khoang miệng. Nếu phụ huynh không chú ý rất khó phát hiện, phải dùng đến các dụng cụ nha khoa chuyên biệt mới thấy rõ. Một số người quan niệm là răng sữa thì không cần chú ý vì đằng nào cũng được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng điều này rất sai lầm vì răng sữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình răng trưởng thành.
Bên cạnh đó, răng hàm số 6 được thay khá sớm. Vì vậy khả năng cao răng hàm vĩnh viễn bị sâu cũng dễ xảy ra.
– Trẻ bị sâu răng sưng lợi
Lợi hay nướu răng là hệ thống mô mềm bao quanh chân răng. Biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm lợi cũng rất dễ nhận ra khi bị sưng đỏ, đau nhức. Chúng chỉ ảnh hưởng đến phần mô mềm, không tác động vào xương hay dây chằng trong ổ răng. Đôi lúc sưng lợi làm trẻ bị sốt, mệt mỏi, thậm chí chán ăn, bỏ bữa.
– Trẻ bị sâu răng vào tủy
Trẻ em bị sâu răng vào tủy mà không điều trị kịp thời sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ đội, trẻ có thể bị áp xe răng hoặc thậm chí là nhổ bỏ răng.
Những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Nhiều người nghĩ tình trạng sâu răng ở trẻ chủ yếu do ăn uống đồ ăn vặt, đồ ngọt,… Tuy nhiên bên cạnh đó còn các nguyên nhân khác.
Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu, đôi khi nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện trước khi trẻ chào đời. Cụ thể hơn và bé bị nhiễm khuẩn bị mẹ. Nếu các bà bầu bị viêm nha chu thì rủi ro sinh non cao gấp đôi người bình thường. Ngoài ra, nguy cơ để lại di chứng về sau ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của răng trẻ. Hoặc làm cho răng dễ bị thiếu khoáng chất, sứt mẻ.
Tình trạng sức khỏe răng miệng
Các bệnh lý răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng sữa ở trẻ. Ví dụ như viêm nướu hay viêm tủy răng. Bên cạnh đó, tình trạng răng mọc lệch cũng cản trở quá trình vệ sinh răng miệng đúng cách. Từ đó dẫn tới các mảnh vụn thức ăn thừa bị mắc lại tạo thành mảng bám. Ở trẻ em, cấu tạo của men, ngà răng sữa tương đối yếu so với răng trưởng thành. Đây là lý do vì sao răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn tới sâu răng.
Thói quen ăn uống không tốt
Khi trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (đường và tinh bột), ví dụ như bánh kẹo, nước ngọt,… thức ăn có thể bám lại kẽ răng. Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng nhanh chóng chuyển thức ăn sót lại thành dạng axit phá hủy dần men răng.
Lưu ý, bất kỳ trẻ em nào cũng có nguy cơ sâu răng. Nhưng một số bạn nhỏ nằm ở nhóm nguy cơ cao hơn do các yếu tố:
- Lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng cao hơn người khác
- Chế độ dinh dưỡng ăn quá nhiều đường và tinh bột
- Do trẻ ít uống nước
- Lượng nước bọt ít hơn bình thường
- Vệ sinh răng miệng kém
Bé bị sâu răng ảnh hưởng như thế nào?
Dù răng sữa chỉ kéo dài trong vài năm nhưng vai trò cực kỳ quan trọng với sự phát triển của răng vĩnh viễn. Đặc biệt, tình trạng sâu răng ở trẻ có thể dẫn tới một số vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ như:
– Sâu răng không chỉ tấn công răng sữa mà còn tác động tiêu cực tới mầm răng vĩnh viễn và phần nướu bên dưới.
– Sâu răng nặng có thể khiến bé phải nhổ răng sớm. Điều này làm cho răng vĩnh viễn không mọc đúng vị trí, ảnh hưởng đến khung xương hàm. Ngoài ra còn tác động tới cả quá trình phát âm.
– Những cơn đau nhức kéo dài do sâu răng dễ dẫn tới chứng biếng ăn của trẻ. Hậu quả đi cùng là chứng còi xương, suy dinh dưỡng.
– Sâu răng nghiêm trọng ở trẻ, viêm tủy răng còn nguy cơ áp xe răng, dẫn đến viêm nhiễm vùng hàm mặt hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.
– Ngoài ra, sâu răng làm bé khó chịu, không được vui chơi thoải mái. Như vậy ảnh hưởng đến cả tâm lý và sự phát triển chung của trẻ.
Trẻ bị sâu răng đau nhức phải làm sao?
Trẻ bị sâu răng đau nhức phải làm sao khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Một số còn trì hoãn vì cho rằng chưa cần thiết làm bé cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số cách giảm đau nhức răng tại nhà và đến nha khoa.
Trị sâu răng bằng thuốc
– Thuốc Zymafluor 0.25mg
Thuốc Zymafluor 0.25mg có nguồn gốc từ Pháp và được bán rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam. Thuốc được đánh giá an toàn, hiệu quả rõ rệt chỉ sau vài lần sử dụng.
Thành phần chính của thuốc thuốc gồm các hoạt chất như: sorbitol, natri flourua, vàng oxit sắt, keo silica khan, magnesi stearat, tinh dầu bạc hà…
Cách dùng – Liều dùng: Zymafluor 0.25g được sử dụng bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng với liều lượng như sau:
- Trẻ có cân nặng từ 3 – 9kg (trẻ khoảng 18 tháng tuổi) dùng tối đa 1 viên/ngày.
- Trẻ có cân nặng từ 10 – 15kg (trẻ từ 18 tháng tuổi – 4 tuổi) sử dụng tối đa 2 viên/ngày.
- Trẻ có cân nặng từ 16 – 20kg (trẻ từ 4 – 6 tuổi) dùng tối đa 3 viên/ngày.
- Trẻ có cân nặng 20kg trở lên dùng tối đa 4 viên/ngày.
– Thuốc Enamel Pro Varnish
Enamel Pro Varnish là thuốc chữa sâu răng cho trẻ được nhiều bậc cha mẹ tin dùng. Sản phẩm này có nguồn góc từ Mỹ, sản xuất theo công thức chứa thành phần ACP và fluoride giúp tái tạo khoáng chất ở men răng, bù lấp các lỗ sâu li ti và làm dày men răng.
Cách dùng – Liều dùng:
- Trước tiên, bạn làm sạch khoang miệng cho trẻ rồi bôi thuốc vào răng. Sau đó đợi khoảng 2 – 3 phút để thuốc tự khô.
- Cách khoảng 4 – 6 tiếng sau đó, bạn đánh sạch lại răng một lần nữa.
- Lưu ý trong thời gian này bạn vẫn có thể cho trẻ ăn uống nhẹ nhưng tránh dùng thực phẩm quá nóng, quá lạnh.
– Thuốc Hamikea
Hamikea là loại thuốc có nguồn gốc từ Nhật Bản với khả năng điều trị, phòng ngừa các bệnh lý răng miệng cho trẻ hiệu quả. Thuốc được sản xuất dưới dạng chai xịt rất dễ sử dụng. Sản phẩm này được các chuyên gia đánh giá cao về công dụng và mức độ an toàn cho trẻ nhỏ. Nhất là với trẻ chưa biết cách đánh răng.
Thành phần chính: Trong thuốc Hamikea có chứa Polyphenol chiết xuất từ lá trà xanh, Ester glycerin và Maltinol.
Cách dùng – Liều dùng:
- Chỉ sử dụng cho trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên
- Bạn vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý
- Sau đó xịt trực tiếp thuốc Hamikea vào chiếc răng sâu
- Có thể cho trẻ sử dụng 4 – 5 lần/ngày
- Lưu ý sau khi sử dụng xong làm sạch đầu xịt và sử dụng hết trong vòng 1 tháng kể từ khi mở nắp.
– Một số loại thuốc trị sâu răng khác
Ngoài các loại thuốc ở trên còn một số thuốc trị sâu răng hiệu quả cho trẻ khác như:
- Viên ngậm điều trị sâu răng cho trẻ IgYgate DC-PG – Nhật Bản
- Que chấm trị sâu răng, sún răng cho trẻ Enamelast
- Viên ngậm hỗ trợ điều trị sâu răng Sanofi Fluoretten
- Viên ngậm ngăn ngừa sâu răng cho trẻ Chuchu L8020
– Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị sâu răng cho trẻ
Sử dụng thuốc trị sâu răng cho trẻ sẽ đạt được hiệu quả tối đa và hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn nếu các bậc cha mẹ chú ý những điều sau:
- Bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm để chọn sản phẩm thuốc trị sâu răng phù hợp với độ tuổi, hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của trẻ
- Thuốc trị sâu răng cho trẻ là thuốc cần thiết nhằm nhanh chóng xử lý tình trạng đau răng, ê buốt tạm thời. Sau đó, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám cụ thể
- Trước khi sử dụng các loại thuốc trị sâu răng cho trẻ, cha mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ khoang miệng trước bằng nước muối sinh lý để thuốc phát huy tác dụng tối đa
- Nếu trong quá trình sử dụng thuốc dù là thuốc viên hay thuốc dạng xịt, cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đến bệnh viện, thăm khám và xử lý.
- Trong thời gian sử dụng thuốc cần kết hợp với vệ sinh răng miệng, hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn chứa nhiều đường, axit nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
Đọc thêm: Bị sâu răng nhẹ chỉ đánh răng có khỏi không?
Cách trị sâu răng cho trẻ tại nha khoa
Các phương pháp trên chỉ là tạm thời và không đảm bảo việc trị sâu răng đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn vẫn nên đưa bé đến địa chỉ nha khoa chất lượng để được thăm khám chính xác nhất.
Thông thường, bác sĩ sẽ không nhổ răng trẻ trong trường hợp này vì răng vẫn bình thường, chưa có dấu hiệu lung lay hay cần loại bỏ. Họ sẽ thực hiện một số phương pháp điều trị sâu răng.
- Nếu trẻ mới chớm bị thì bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh và cho bé uống từ 3 – 5 ngày tùy từng trường hợp
- Nếu tình trạng sâu răng nhiều hơn, bác sĩ sẽ nạo bỏ phần răng sâu. Sau đó thì trám răng để bít kín lỗ sâu, ngăn không cho vi khuẩn ăn mòn răng
Còn nếu trường hợp bé nhà bạn bị sâu răng nghiêm trọng, ngoài biện pháp trám răng, trẻ có nguy cơ cao phải nhổ răng sữa để tránh ảnh hưởng đến những chiếc răng khác và phần nướu. Hoặc nếu bé bị sâu vào thời điểm chuẩn bị thay răng vĩnh viễn, bác sĩ có thể yêu cầu chờ để nhổ.
Đọc thêm: Sâu răng nghiêm trọng có bọc sứ được không?
Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Vì sâu răng là bệnh lý quá phổ biến ở trẻ em nên các phụ huynh nên cố gắng phòng ngừa càng sớm càng tốt. Trong đó bao gồm chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, cách vệ sinh răng miệng.
– Chế độ ăn uống lành mạnh
Những thực phẩm mà bé ăn hoặc uống chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cha mẹ chủ động chọn cho trẻ thực phẩm tốt nhất.
- Với trẻ dưới 4 – 6 tháng tuổi: Bạn chỉ cần cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Với trẻ trên 6 tháng và dưới 1 tuổi: Bạn tránh cho trẻ uống sữa có đường hoặc nước ép trái cây
- Với trẻ trên 1 tuổi: Bạn cho trẻ ăn uống những thực phẩm ít đường. Như vậy sẽ ít tạo ra axit gây hư hại men răng.
Bên cạnh đó, cha mẹ càng nên chú ý tới cách bé nhà mình ăn uống. Trẻ hay có thói quen ngậm đồ ăn hoặc nước uống lâu trong miệng. Điều này cũng dễ tăng nguy cơ hình thành axit, gây thương tổn cho răng dẫn tới sâu răng.
Để tránh việc trẻ ngậm thức ăn quá lâu, bạn thực hiện các biện pháp như:
- Chia nhỏ thành các bữa ăn phụ, tránh bé chán và ngậm thức ăn
- Cho trẻ ngồi nghiêm túc vào bàn khi ăn. Không để bé chơi trong khi ăn uống vì trẻ thường lo vui chơi hơn nên lười ăn
- Nên cho trẻ ăn đúng giờ đã quy định
- Khuyến khích trẻ uống nước lọc, thay vì nước ép trái cây
- Cắt giảm đồ ăn vặt của trẻ: Các món ăn vặt chứa lượng đường khá lớn. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Cha mẹ nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay khi răng mới bắt đầu mọc
- Với trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng – 6 tuổi, bạn cho bé dùng bàn chải đánh răng nhỏ, mềm kèm với một lượng nhỏ kem đánh răng chứa ít fluoride cho trẻ
- Bạn hướng dẫn trẻ đánh răng dọc theo đường viền nướu của trẻ 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối
Tìm hiểu thêm: Chụp thép răng sữa cho trẻ có nên không?
– Thường xuyên cho trẻ khám nha khoa định kỳ
- Khoảng 6 – 12 tháng, bạn nên cho trẻ đi khám định kỳ giúp sớm phát hiện tình trạng sâu răng
- Nếu thấy dấu hiệu của bệnh sâu răng, trẻ than mệt, sốt cha mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để điều trị, tránh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn
Điều trị răng sâu cho trẻ tuy không quá phức tạp nhưng phụ huynh vẫn cần tìm những địa chỉ thực sự uy tín, tận tâm. Với hơn 18 năm kinh nghiệm, nha khoa Thúy Đức là nơi được nhiều khách hàng đặc biệt tin tưởng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc và điều trị sâu răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ