Niềng răng là phương pháp hiện đại nhất giúp khắc phục tình trạng bị hô, vẩu, móm, răng lệch lạc, khấp khểnh giúp chúng trở về đúng khớp cắn. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết răng sâu có niềng được không? Nếu chung câu hỏi trên thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
- Tìm hiểu cụ thể về tình trạng sâu răng
- Niềng răng và các phương pháp chỉnh nha mới nhất
- Răng sâu có niềng được không?
- Những cách xử lý răng sâu trước khi niềng
- Răng trám có niềng được không? Miếng trám có bị vỡ không?
- Những điều cần lưu ý hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng
- Mách bạn địa chỉ điều trị răng sâu & niềng răng uy tín
Tìm hiểu cụ thể về tình trạng sâu răng
Sâu răng là gì?
Mỗi chiếc răng có phần thân răng được bao bọc bởi 3 lớp từ ngoài vào trong lần lượt là:
- Men răng: Rắn chắc nhất khi chứa hàm lượng lớn khoảng chất như canxi, flour. Nó có màu trắng sữa.
- Ngà răng: Nằm ở phía trong được che chở bởi men răng. Ngà răng có màu vàng nhạt và là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng.
- Tủy răng: Nằm trong cùng, chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu để nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Tủy răng có ở cả chân răng và thân răng.
Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng bắt đầu từ men răng đến tủy răng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như: vi khuẩn trong khoang miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng các đồ uống có đường, vệ sinh răng miệng không tốt.
Sâu răng cũng được chia làm 2 loại là:
- Sâu răng mức độ nhẹ: Trên răng xuất hiện những chỗ màu đen hoặc những lỗ nhỏ màu đen.
- Sâu răng mức độ nặng: Răng bị phá hủy mạnh, trên răng xuất hiện những chỗ khuyết lớn, mất một phần thân răng hoặc chỉ còn mỗi chân răng.
Dấu hiệu của sâu răng
Ngoài ra, nếu thấy các dấu hiệu dưới đây có thể bạn đang bị sâu răng:
– Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt
Một trong những dấu hiệu nhận biết sâu răng dễ nhất là sự xuất hiện của những đốm đen trên bề mặt răng. Tuy nhiên nhiều người không chú ý đến dấu hiệu này. Ban đầu đốm này chỉ hơi sậm màu hơn màu răng một chút. Sau đó, đốm đen bắt đầu lan rộng, tạo thành lỗ hổng. Trong một số trường hợp khác, sâu răng sẽ xuất hiện những đốm trắng hoặc vệt sáng màu trên răng.
– Nướu sưng hoặc chảy máu
Khi vi khuẩn sâu răng lây lan làm cho phần mô nướu trở nên nhạy cảm ơn. Nhất là khi có lực tác động lúc bạn đánh răng, dùng chỉ nha khoa, nướu dễ chảy máu. Điều này cho thấy bạn đang bị sâu răng ở mức báo động, cần điều trị ngay.
– Hơi thở hôi và vị khó chịu
Thức ăn khi không được làm sạch, để lâu ngày dễ mắc vào các kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng phát triển. Lúc đó mùi hôi xuất hiện ngày càng đậm hơn. Ngoài ra, vi khuẩn còn gây ra vị đắng trong miệng khiến cho bạn có cảm giác ăn không ngon.
– Răng trở nên nhạy cảm
Mỗi khi bạn ăn thứ gì quá nóng hoặc quá lạnh đều xuất hiện những cơn đau buốt. Đây là một dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bắt đầu bị vi khuẩn tấn công. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến răng yếu dần, lung lay và rụng.
– Xuất hiện những lỗ sâu trên răng
Vi khuẩn tấn công và gây ra các lỗ nhỏ trên răng hoặc tạo kẽ hở ở 2 bên răng, làm cho vụn thức ăn dễ mắc vào. Không làm sạch mảng bám sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Đây là một trong những biểu hiện của bệnh sâu răng rõ ràng nhất. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được trám lại lỗ sâu trước khi vi khuẩn ăn sâu vào tủy răng.
Sâu răng là vấn đề phổ biến gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn. Chúng dẫn tới đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc mất răng.
Niềng răng và các phương pháp chỉnh nha mới nhất
Với những người đang bị hô, vẩu, móm, răng mọc lệch lạc, khấp khểnh chắc hẳn đã nghe đến các phương pháp niềng răng. Niềng răng thực chất là sử dụng bộ khí cụ chỉnh nha nhằm dịch chuyển những chiếc răng mọc lệch về đúng vị trí mong muốn. Thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 1.5 – 2 năm tùy vào tình trạng của mỗi người, phương pháp chỉnh nha và kế hoạch của bác sĩ. Niềng răng cũng được chia thành nhiều phương pháp khác nhau:
– Niềng răng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp niềng răng truyền thống vẫn được đánh giá cao về hiệu quả, đặc biệt với hàm răng bị hô, vẩu, móm,… Mắc cài kim loại được cấu tạo gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Thun có độ đàn hồi tốt, đảm bảo quá trình chỉnh nha liên tục.
Hiện nay, niềng răng mắc cài kim loại có 2 dạng phổ biến là: Niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc.
- Niềng răng mắc cài thường: Dùng dây thun để buộc dây cung vào từng mắc cài cho từng răng.
- Niềng răng mắc cài tự buộc: Thiết kế nắp trượt hiện đại hơn giúp giữ dây cung trong mắc cài. Như vậy, dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài. Nhờ đó giảm tối đa lực ma sát và thời gian niềng răng.
Ưu điểm của mắc cài kim loại là mức giá thấp nhất trong các phương pháp. Hiệu quả chỉnh nha cao giúp cải thiện khớp cắn tốt. Tuy nhiên tính thẩm mỹ chưa được cao.
– Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có cơ chế hoạt động tương tự với mắc cài kim loại. Tuy nhiên điểm khác biệt là mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp. Do đó, màu sắc của mắc cài trùng với màu răng nên tính thẩm mỹ cao.
Niềng răng mắc cài sứ được chia làm: mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc.
- Mắc cài sứ thường: Dùng dây cung, mắc cài và dây thun để đẩy các răng về đúng vị trí. Mắc cài làm từ sứ nguyên chất và được gắn chặt trên răng.
- Mắc cài sứ tự động (tự buộc): Không cần dùng dây chun vẫn tạo được lực siết cho răng. Dây cung sẽ trượt tự động trong rãnh mắc cài mà không cần điều chỉnh. Bạn không cần thay dây thun và cũng không cần lo lắng sẽ bị bung tuột dây cung.
Ưu điểm của mắc cài sứ là tính thẩm mỹ cao khi mắc cài sứ tương đồng với màu răng. Nhờ đó giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp. Hiệu quả chỉnh nha tốt. Cấu tạo của mắc cài sứ ít gờ cạnh nên không gây vướng và không đau môi, nướu. Tuy nhiên, mức giá sẽ cao hơn so với mắc cài kim loại.
– Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Mỗi người sẽ có một chuỗi khay trong suốt bao gồm từ 20 – 48 khay khác nhau. Với công nghệ mới này, bạn dễ dàng tự tháo lắp mỗi khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
Ưu điểm của niềng răng trong suốt là tính thẩm mỹ vượt trội với các khay được chế tác vừa khít, ôm lấy từng chiếc răng. Do vậy nên người khác nhìn vào sẽ khó nhận ra bạn đang chỉnh nha. Bên cạnh đó, với Invisalign, bạn không cần lo tình trạng bị bung tuột mắc cài, dây cung, không sợ tổn thương má, nướu.
Răng sâu có niềng được không?
Chắc hẳn nhiều người thắc mắc: Răng sâu có niềng được không. Trên thực tế, bạn vẫn có thể niềng được răng. Tuy nhiên trước đó, bạn cần điều trị trước bằng các phương pháp khác nhau.
Lý do cần điều trị răng sâu trước khi niềng răng đó là:
– Răng sâu yếu hơn răng bình thường do nó đã bị phá hủy mô răng, lực kéo khi niềng răng không tốt. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình niềng răng. Ngoài ra, việc tác động lực lên răng sâu có thể dẫn đến gãy răng nếu răng đó đã yếu quá.
– Răng sâu sẽ gây nên những cơn đau buốt. Thêm vào đó, cơn đau do niềng răng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người niềng. Chính vì vậy bạn cần điều trị răng sâu trước khi chỉnh nha.
– Quá trình niềng răng không phải chỉ trong vài ngày mà kéo dài từ 1.5 – 2 năm tùy từng trường hợp. Nếu răng sâu không được điều trị trước đó thì tình trạng sâu răng sẽ nặng thêm. Ngoài ra, trong quá trình niềng, nếu không vệ sinh răng miệng tốt sâu răng có thể lan sang răng khác.
Những cách xử lý răng sâu trước khi niềng
Tùy thuộc vào tình trạng sâu răng, bác sĩ sẽ có những cách xử lý phù hợp nhất.
Trường hợp răng sâu nhẹ
Với trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng điều trị trước khi chỉnh nha. Điều này nhằm đảm bảo cho răng sâu không lan rộng và không ảnh hưởng đến khí cụ.
Biểu hiện của sâu răng nhẹ hay sâu cấp độ 1 là trên bề mặt răng bắt đầu hiện diện những lỗ hỏng nhỏ có màu đen hoặc trắng đục. Cách xử lý là hàn trám răng. Nếu răng sâu mới chớm xuất hiện lỗ đen li ti, bác sĩ chỉ cần bổ sung florua cho khách hàng. Còn trường hợp mô sâu lớn hơn một chút, bác sĩ sẽ loại bỏ vết sâu và hàn trám lại răng. Sau khi thực hiện hàn răng thẩm mỹ, bác sĩ mới bắt đầu thực hiện niềng răng cho khách hàng.
Trường hợp răng sâu nặng tới tủy
Thông thường nếu răng đã sâu tới tủy thì bản thân khách hàng cũng không muốn niềng răng ngay. Bởi những cơn đau này sẽ rất khó chịu. Cố tình lắp đặt dụng cụ chỉnh nha mà chưa điều trị sâu răng sẽ làm cho vi khuẩn đang lẫn trong ống tủy lan rộng ra hơn. Cách xử lý là: điều trị tủy và bọc răng sứ.
Bác sĩ sẽ loại bỏ mô sâu trước. Sau đó sẽ đánh giá tình trạng tủy còn lại. Nếu có thể giữ được thì bác sĩ sẽ giữ, nếu không thì cần tiến hành diệt tủy. Trường hợp răng đã diệt tủy thì thân răng sẽ trở nên yếu ớt hơn. Do vậy nếu tiến hành niềng răng ngay sẽ tương đối rủi ro. Bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng bọc răng sứ. Lợi dụng độ bền tuyệt đối của răng sứ sẽ giúp quá trình niềng răng của khách hàng thuận lợi hơn.
Trường hợp sâu vỡ hết thân răng
Với trường hợp thân răng tự nhiên bị phá vỡ gần hết do sâu răng, bạn cũng không thể niềng răng ngay được. Bởi lúc đó diện tích không đủ để gắn các dụng cụ. Bác sĩ cần phải điều trị sâu răng và khôi phục thân răng rồi mới chỉnh nha.
Cách xử lý là chữa sâu răng – bọc sứ hoặc nhổ răng.
- Nếu bác sĩ đánh giá thân răng còn lại đủ để bọc răng sứ thì tiến hành chữa sâu răng rồi phục hình sứ và niềng răng.
- Nếu thân răng đã bị phá hủy quá nhiều, không thể phục hình sứ thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng. Sau đó tùy thuộc phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp.
Răng trám có niềng được không? Miếng trám có bị vỡ không?
Có một số người lo lắng niềng răng đã trám ảnh hưởng gì không. Bạn hãy yên tâm là lực kéo của khí cụ chỉnh nha sẽ hoàn toàn không đủ để làm ảnh hưởng tới vết trám răng của bạn. Bởi vốn dĩ chất liệu trám thông thường được sử dụng là composite. Chất liệu này tương đối cứng nên sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, bạn cần hiểu chính xác, phương pháp niềng răng sẽ kéo cả thân răng lẫn chân răng di chuyển. Tức là nguyên cả 1 chiếc răng di chuyển cùng lúc chứ không phải là bóp hay siết thân răng lại. Do đó miếng trám gần như sẽ không phải chịu tác động quá nhiều của lực kéo.
Những điều cần lưu ý hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng
Nguyên nhân dễ dẫn tới tình trạng sâu răng khi niềng là do sự có mặt của hệ thống mắc cài, dây cung. Chúng làm cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Vụn thức ăn cũng dễ mắc lại trong khoang miệng do sự cản trở của khí cụ.
Để hạn chế tối đa những phát sinh không mong muốn ở trên, bạn cần lưu ý vài điều sau:
– Chế độ ăn uống
- Không ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay thực phẩm cay nóng
- Không ăn hoa quả hay thực phẩm chứa nhiều axit trước khi đi ngủ
- Bổ sung rau xanh và thực phẩm giàu vitamin C để giúp răng và nướu chắc khỏe hơn
- Hạn chế tối đa các đồ uống có cồn và đồ uống/thực phẩm có màu
- Không hút thuốc lá
– Vệ sinh răng miệng hàng ngày
- Chải răng bằng bàn chải mềm. Chú ý chải kỹ những vị trí gắn mắc cài trên răng
- Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa kết hợp súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc loại chuyên dụng
Mách bạn địa chỉ điều trị răng sâu & niềng răng uy tín
Điều trị răng sâu và niềng răng đều là những dịch vụ đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại mới đạt hiệu quả như mong muốn. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ uy tín thì đừng bỏ qua nha khoa Thúy Đức nhé.
Nha khoa Thuý Đức có đầy đủ những phương pháp niềng răng tốt nhất với mức giá ưu đãi cho khách hàng. Trong đó, niềng răng mắc cài kim loại tự động và mắc cài sứ tự động là sản phẩm của hãng ORMCO nổi tiếng thế giới cho hiệu quả chỉnh nha tốt, thiết kế nhỏ gọn mang đến sự thuận lợi, rút ngắn tối đa thời gian.
STT | DỊCH VỤ | CHI PHÍ |
1 | Niềng răng mắc cài kim loại thường | Khoảng 30 – 32 triệu |
2 | Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng Damon Q2 | Khoảng 40 – 42 triệu |
3 | Niềng răng mắc cài sứ thường | Khoảng 40 – 42 triệu |
4 | Niềng răng mắc cài sứ tự đóng Damon Clear 2 | Khoảng 50 – 52 triệu |
5 | Niềng răng trong suốt Invisalign | Khoảng 50 – 120 triệu |
Lưu ý: Mức chi phí niềng răng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người, dịch vụ mà khách hàng lựa chọn.
Trang thiết bị & Cơ sở vật chất hiện đại
Nhận thấy tầm quan trọng của trang thiết bị hiện đại trong việc phát hiện, điều trị các bệnh răng miệng, nha khoa Thúy Đức liên tục cập nhật những trang thiết bị hiện đại nhất như: máy Vatech Pax – I chụp Panorama và máy quét dấu răng iTero 5D với mức chi phí hơn 3 tỷ đồng. Đặc biệt, máy quét dấu răng iTero 5D tích hợp trí tuệ nhân tạo mới nhất có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Lấy dấu răng kĩ thuật số nhanh chóng chỉ trong 60s, nhẹ nhàng và nhanh gấp 3 lần so với phiên bản cũ
- Hỗ trợ minh hoạ sự dịch chuyển của răng và kết quả điều trị trực quan theo mỗi phương án chỉnh nha với phần mềm Clincheck
- Nhanh chóng phát hiện mọi bệnh lý răng miệng mà phim X-quang chưa thấy được ngay
Ngoài ra, nha khoa Thuý Đức sở hữu nhiều công nghệ hiện đại khác như máy Propel Vpro+ có công dụng hỗ trợ bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khoẻ cho khách hàng, đồng thời lên phác đồ điều trị chính xác nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ