Trẻ bị sâu răng sữa phải làm sao? Có nên hàn trám răng hay nhổ bỏ luôn chiếc răng sâu đó? Nhổ răng xong có ảnh hưởng đến sức khoẻ không? Khi bé nhà mình bị sâu răng, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy khá bối rối với hàng loạt câu hỏi trên. Để tìm ra giải pháp đúng đắn, hiệu quả nhất cho quá trình thay răng & phát triển của bé, mọi người đừng bỏ qua thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Mục lục
- Biểu hiện bệnh sâu răng sữa nặng ở trẻ
- Nguyên nhân vì sao trẻ thường bị sâu răng sữa?
- Trẻ bị sâu răng ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ như thế nào?
- Răng sữa bị sâu phải làm sao?
- Trẻ bị sâu răng sữa nên hàn trám hay nhổ bỏ?
- Nhổ răng sữa bị sâu có mọc lại được không?
- Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ
- Giới thiệu địa chỉ nha khoa chăm sóc răng cho trẻ uy tín
Biểu hiện bệnh sâu răng sữa nặng ở trẻ
Bệnh sâu răng được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Trong đó nếu ở thể nặng sẽ được biểu hiện rõ nhất với các dấu hiệu dưới đây:
– Đau và khó chịu
Trẻ cảm thấy đau, khó chịu khi ăn uống, đặc biệt là khi ăn đồ ngọt, đồ lạnh hoặc đồ nóng. Cơn đau có thể kéo dài khiến trẻ không muốn ăn hoặc khó chịu khi tiếp xúc với thức ăn.
– Răng bị đổi màu
Răng sâu thường có màu nâu hoặc đen, đặc biệt ở các vùng sâu trên bề mặt răng. Khi bệnh nặng hơn, màu sắc lan rộng và răng có thể bị vỡ hoặc thủng.
– Mùi hôi miệng
Khi bệnh sâu răng tiến triển, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phân hủy thức ăn, tạo ra mùi hôi miệng. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của sâu răng sữa nặng.
– Bị viêm, sưng nướu
Các mô nướu xung quanh răng bị sâu có thể bị sưng, đỏ và viêm. Khi đó trẻ cảm thấy đau hoặc chảy máu lúc đánh răng hay khi tác động vào khu vực này.
– Nhiễm trùng hoặc áp xe
Khi sâu răng nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng và hình thành áp xe (mủ) trong hoặc xung quanh răng. Điều này gây đau, sưng tấy và lan ra các khu vực xung quanh mặt và cổ.
– Khó khăn trong việc nhai và ăn
Khi sâu răng nặng, trẻ gặp khó khăn khi nhai hoặc ăn uống bình thường. Từ đó bé nhà mình thường trở nên biếng ăn hoặc chỉ ăn những thức ăn mềm.
– Thay đổi trong hành vi
Trẻ bị đau răng có thể cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh, khó chịu và dễ nổi nóng hơn bình thường do những cơn đau gây ra.
Sâu răng sữa nặng ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, gây viêm nhiễm và có thể tác động tới sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên đưa trẻ đi khám nha sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân vì sao trẻ thường bị sâu răng sữa?
Đa số mọi người đều cho rằng trẻ em bị sâu răng sữa do ăn quá nhiều kẹo, đồ ngọt và vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên đây chỉ là hai trong số các nguyên nhân chính dẫn tới bệnh sâu răng ở trẻ.
Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng di truyền có thể ảnh hưởng đến việc phát triển men răng và sức khỏe răng miệng của trẻ. Bé dễ bị sâu răng nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có vấn đề về răng miệng.
Chế độ ăn uống không hợp lý
– Thực phẩm chứa đường
Bé nào cũng thích ăn đồ ngọt như kẹo, bánh, nước có ga, đồ ăn nhanh,… Trong khi đó, đường là nguồn thức ăn chính của vi khuẩn gây sâu răng. Khi vi khuẩn tiêu hóa đường, chúng tạo ra axit làm hủy hoại men răng.
– Thức ăn dính vào răng
Các thực phẩm dễ dính vào răng như bánh quy, kẹo dẻo, hoặc trái cây khô có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, vì chúng dễ lưu lại lâu trên bề mặt răng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Thiếu dinh dưỡng và sức đề kháng yếu
Nếu chế độ ăn hằng ngày thiếu đi vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thiếu canxi, vitamin D, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của răng miệng thì răng của trẻ thường yếu hơn, dễ bị sâu. Ngoài ra, trẻ có sức đề kháng yếu cũng dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
Vệ sinh răng miệng kém
Do trong độ tuổi còn nhỏ, khả năng học hỏi, thực hành theo chỉ dẫn của người lớn còn hạn chế nên việc đánh răng thường xuyên, đúng cách không thể tiến hành đều đặn. Từ đó, mảng bám và vi khuẩn sẽ tích tụ trên răng, làm tăng nguy cơ sâu răng.
Thiếu fluoride
Fluoride được biết đến là chất có khả năng bảo vệ răng khỏi sự tấn công của axit từ vi khuẩn và giúp tái khoáng men răng. Tuy nhiên nếu bé nhà mình không được cung cấp đủ fluoride qua nước uống, kem đánh răng hoặc các biện pháp khác, răng của trẻ sẽ yếu hơn và dễ bị sâu.
Khí hậu và môi trường
Những vùng có khí hậu nóng ẩm, hoặc nếu trẻ tiếp xúc nhiều với các yếu tố gây ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, bao gồm sâu răng.
Thói quen mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả
Nhiều trẻ em có thói quen mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả trong thời gian dài. Hành động này sẽ tạo áp lực lên hàm răng, làm thay đổi cấu trúc răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Trẻ bị sâu răng ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ như thế nào?
Trẻ bị sâu răng tưởng chỉ là việc đơn giản mà bé nào cũng gặp. Nhưng nếu phụ huynh không chú ý, bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, tâm lý và sự phát triển trong tương lai của trẻ.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
Khi bị sâu răng, trẻ cảm thấy đau và khó chịu, đặc biệt khi vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong răng, gây viêm tủy và áp xe. Quá trình ăn uống cũng gặp khó khăn hơn, từ đó làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
Ngoài ra, nếu tình trạng sâu răng không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lan rộng và gây nhiễm trùng. Chúng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như má, cổ, và thậm chí là các cơ quan nội tạng nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.
– Ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc
Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy trẻ bị đau răng thường xuyên thường cảm thấy lo âu, căng thẳng, không thoải mái. Những cơn đau này làm cho trẻ không yên tâm, sợ hãi khi đến gặp bác sĩ hoặc khi ăn uống.
Sâu răng cũng ảnh hưởng đến ngoại hình, nhất là khi có lỗ hổng rõ rệt hoặc răng bị thay đổi màu sắc. Trẻ cảm thấy tự tin về bản thân, lâu dần ngại nói chuyện, tiếp xúc với mọi người xung quanh.
– Ảnh hưởng đến hành vi và sự phát triển
Đau do sâu răng làm trẻ không muốn ăn, lười ăn dẫn tới việc không đủ dưỡng chất. Việc thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm chậm sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Những cơn đau răng liên tục khiến trẻ khó tập trung vào học tập và các hoạt động khác. Bé nhà mình trở nên cáu kỉnh, mất kiên nhẫn và khó hoàn thành các nhiệm vụ trong trường học hoặc trong các hoạt động ngoại khóa.
Nếu cơn đau răng phát triển vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Giấc ngủ không đủ và không chất lượng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
– Ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng lâu dài
Sâu răng cũng là nguyên nhân dẫn tới mất răng sữa sớm trước thời gian ở nhiều bạn nhỏ. Điều này ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Chúng mọc lên không đều, khấp khểnh, lệch lạc dẫn tới vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng trong tương lai.
Ngoài ra, mất răng sữa quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm hoặc sai lệch khớp cắn và cần sự can thiệp của phương pháp chỉnh hình về sau.
Răng sữa bị sâu phải làm sao?
Khi thấy tình trạng trẻ bị sâu răng, có một số bậc phụ huynh nghĩ rằng vấn đề này không quá nghiêm trọng vì trước sau gì răng sữa cũng sẽ rụng. Tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên, răng sữa bị sâu làm cho trẻ đau nhức, bực bội, khó chịu. Vấn đề này nên xử lý càng sớm càng tốt mới là giải pháp đúng đắn.
Trước tiên, cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nếu phát hiện răng sữa của bé bị sâu. Bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận sức khoẻ răng miệng, chụp X-quang để xác định mức độ sâu răng và kiểm tra tình trạng các răng xung quanh. Sau đó, bác sĩ đề xuất các biện pháp điều trị như trám răng, điều trị tủy hoặc, trường hợp nghiêm trọng hơn phải nhổ răng.
Xem chi tiết :Trẻ bị sâu răng đau nhức phải làm sao?
Trẻ bị sâu răng sữa nên hàn trám hay nhổ bỏ?
Trẻ bị sâu răng sữa nên hàn trám hay nhổ bỏ chính là băn khoăn lớn nhất của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sâu răng ở trẻ. Dưới đây bác sĩ sẽ chỉ ra trường hợp nào có thể hàn răng sữa bị sâu và trường hợp nào nên nhổ răng nhé.
Trường hợp nào có thể hàn răng sữa bị sâu
Hàn răng sữa bị sâu được thực hiện trong trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ đến vừa, chưa gây tổn thương nghiêm trọng phần tủy răng (phần trong cùng của răng). Mục đích của hàn răng là ngừng tiến tình bị sâu răng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn tiếp tục gây hại. Các trường hợp cụ thể hơn bao gồm:
– Sâu răng ở mức độ nhẹ đến vừa (men răng bị tổn thương nhưng chưa ảnh hưởng đến tủy)
Sâu răng chỉ tổn thương ở phần men răng mà chưa đến tuỷ răng (phần bên trong), chưa bị viêm hoặc nhiễm trùng. Hoặc trẻ sâu răng nhưng không có biểu hiện đau đớn, sưng tấy
– Răng bị sâu nhưng vẫn có khả năng giữ lại
Răng sữa của trẻ còn khá chắc chắn và tồn tại khoảng vài năm nữa (trước khi răng vĩnh viễn mọc thay thế). Bởi vậy nếu răng sâu ở mức độ nhẹ thì hàn răng là cần thiết để bảo vệ răng trong thời điểm này.
– Răng chưa bị ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng nhai
Khi răng sữa chưa bị hỏng nặng và vẫn có thể đảm nhận chức năng nhai bình thường, hàn răng là một lựa chọn khả thi.
Xem thêm: Có nên chụp thép răng sữa cho trẻ?
Trường hợp nào nên nhổ răng sữa bị sâu
Nhổ răng sữa bị sâu chỉ nên được thực hiện trong những trường hợp sau khi bác sĩ đã đánh giá kỹ lưỡng và các phương pháp điều trị khác không thể cứu vãn tình trạng này.
– Sâu răng quá nặng, tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng
Nếu sâu răng lan đến phần tuỷ (phần mô sống bên trong răng), gây viêm nhiễm hoặc áp xe (mủ), và không thể điều trị được tủy, thì việc nhổ răng sữa là cần thiết để tránh viêm nhiễm lan rộng và ảnh hưởng đến các răng khác.
– Răng không thể phục hồi
Khi sâu răng đã phá hủy phần lớn cấu trúc răng, khiến răng yếu và không thể trám hoặc phục hồi bằng các phương pháp khác, nhổ răng là biện pháp duy nhất.
– Răng bị gãy hoặc vỡ quá nhiều
Cũng có nhiều trường hợp răng sữa của trẻ bị sâu đến mức gãy, vỡ nghiêm trọng, không thể trám lại hoặc phục hồi, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Điều này giúp tránh các biến chứng nhiễm trùng và giảm đau cho trẻ.
– Mất cấu trúc răng
Khi chỉ còn lại phần gốc răng mà không có đủ mô răng để hàn lại, răng sữa không thể thực hiện chức năng nhai bình thường và sẽ cần phải nhổ bỏ.
– Răng sữa gây ảnh hưởng đến sự mọc của răng vĩnh viễn
Trường hợp răng sữa bị sâu quá nghiêm trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và mọc lên của các răng vĩnh viễn. Khi đó, nhổ răng giúp răng vĩnh viễn phát triển bình thường và không bị cản trở.
– Răng gây đau đớn hoặc khó chịu liên tục
Nếu răng sâu gây đau đớn liên tục và các biện pháp giảm đau không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để ngừng cơn đau và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
– Không thể chữa trị bằng các phương pháp khác
Khi bị sâu quá nghiêm trọng mà hàn răng hoặc điều trị tủy không thể áp dụng thì nhổ răng là giải pháp cuối cùng để bảo vệ sức khỏe tổng thể của trẻ.
– Răng sữa gần đến thời gian thay thế
Nếu răng sữa chỉ còn tồn tại trong một thời gian ngắn (khoảng 1-2 năm nữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn) và bị sâu nặng, nhổ răng sẽ giúp trẻ không phải chịu đựng cơn đau lâu dài, đồng thời giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
– Răng gây ảnh hưởng đến các răng khác
Trường hợp răng sữa bị sâu có nguy cơ lan rộng sang các răng kế cận và tạo ra vi khuẩn gây hại, việc nhổ răng sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan và bảo vệ các răng khác.
Xem thêm: Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?
Nhổ răng sữa bị sâu có mọc lại được không?
Răng sữa sau khi nhổ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn vào thời điểm thích hợp, thông thường từ 6- 12 tuổi tuỳ theo sự phát triển của trẻ. Cụ thể hơn:
– Mỗi chiếc răng sữa có một chiếc răng vĩnh viễn thay thế sau khi răng sữa rụng. Sau khi nhổ răng sữa do sâu, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế.
– Thông thường, răng sữa sẽ bắt đầu rụng từ khoảng 6 tuổi và quá trình thay thế sẽ kéo dài cho đến 12 tuổi. Các răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế cho răng sữa đã mất, giúp duy trì chức năng nhai và cải thiện thẩm mỹ cho trẻ.
– Khi nhổ răng sữa bị sâu, nếu tình trạng răng vĩnh viễn khỏe mạnh và mọc đúng cách, việc nhổ răng sữa không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng vĩnh viễn.
Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Sâu răng là tình trạng mà hầu hết các bé đều gặp phải nên việc phòng tránh ngay từ ban đầu giúp trẻ ít phải chịu những cơn đau, ăn uống thoải mái, tâm lý vững vàng hơn. Dưới đây là các bước và lời khuyên giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ.
– Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách
- Cha mẹ nên rèn luyện thói quen cho trẻ đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Sử dụng kem đánh răng có fluoride vì fluoride giúp bảo vệ men răng khỏi sâu răng và bàn chải răng mềm.
- Đảm bảo rằng trẻ đánh răng đủ lâu (ít nhất 2 phút) và đúng kỹ thuật. Hướng dẫn trẻ đánh răng từ trên xuống dưới, nhẹ nhàng ở cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng.
- Khi răng mọc gần nhau và có khe hở, cha mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám giữa các răng, giúp ngăn ngừa sâu răng và các bệnh nướu.
- Sau khi đánh răng, bạn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước súc miệng có fluoride để giúp làm sạch thêm mảng bám và bảo vệ răng miệng.
– Chế độ ăn uống lành mạnh
- Trẻ em rất thích đồ ngọt nên cha mẹ cần giới hạn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹp, nước có ga, đồ ăn nhanh,… Hạn chế cho trẻ ăn vặt hoặc uống đồ ngọt giữa các bữa ăn.
- Cha mẹ cần cung cấp cho trẻ các thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, phô mai, các loại rau xanh, và trái cây tươi. Nhữg thực phẩm này giúp tăng cường sự phát triển của men răng và bảo vệ răng miệng.
- Cha mẹ khuyến khích trẻ uống nước sạch vì uống nước giúp rửa trôi mảng bám và các vi khuẩn trong miệng, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt hoặc đồ ăn có khả năng gây sâu răng.
- Cha mẹ lưu ý không để trẻ uống sữa hay ăn vặt suốt ngày có thể tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến sâu răng.
– Khám nha sĩ định kỳ
Để giúp bé ý thức hơn trong vấn đề vệ sinh răng miệng và không cảm thấy lo lắng, sợ hãi, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám nha sĩ ít nhất 2 lần mỗi năm (hoặc theo hướng dẫn của nha sĩ) để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý khác.
Nếu phát hiện sâu răng, cần điều trị ngay để tránh tình trạng sâu phát triển nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
– Loại bỏ thói quen xấu
Không cho trẻ ngủ với bình sữa có chứa sữa hoặc nước ngọt vì sẽ dính vào răng suốt đêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Không để trẻ duy trì thói quen mút ngón tay hoặc sử dụng núm vú giả kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, đặc biệt là khi trẻ tiếp xúc lâu dài với các đồ uống có đường.
Giới thiệu địa chỉ nha khoa chăm sóc răng cho trẻ uy tín
Điều mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng không chỉ là địa chỉ nha khoa uy tín mà làm sao giúp trẻ không còn cảm thấy bất an mỗi khi phải đến gặp nha sĩ. Hiểu rõ tâm lý đó của trẻ, nha khoa Thuý Đức đã thiết kế không gian dành riêng cho bé.
– Môi trường làm việc thân thiện với trẻ
Trước tiên, bé có thể vui chơi và thư giãn ở phòng chờ giải trí với ghế ngồi êm ái, các con vật ngộ nghĩnh. Những đồ chơi phù hợp với nhiều lứa tuổi. Sau khi đã thoải mái hơn, bé được thăm khám và điều trị trong phòng riêng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, gần gũi.
Phòng đầu tiên là phòng chờ giải trí với ghế ngồi êm ái, các con vật trang trí ngộ nghĩnh, sách truyện tuổi thơ,… Phòng tiếp theo là nơi thăm khám, điều trị cho bé với đầy đủ trang thiết bị hiện đại được biến hoá phù hợp và gần gũi hơn với trẻ, ví dụ như ghế điều trị hình gấu trúc đáng yêu.
Ngoài ra các phương pháp giảm đau hiệu quả được áp dụng, giúp trẻ không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình điều trị. Bác sĩ ân cần, nhẹ nhàng giao tiếp hiệu quả để trẻ không cảm thấy sợ hãi.
– Đội ngũ nha sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm
Nha khoa Thuý Đức có đội ngũ nha sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị cho trẻ em. Họ biết cách giao tiếp với trẻ nhỏ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong quá trình điều trị.
– Trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến
Yếu tố công nghệ luôn được nha khoa Thuý Đức đặt lên hàng đầu. Bởi vậy nơi đây thường xuyên cập nhật những thiết bị y tế mới nhất, đảm bảo quá trình hàn răng diễn ra nhanh chóng, chính xác và ít đau đớn cho trẻ. Các vật liệu hàn răng chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe của trẻ em, đồng thời giúp phục hồi hình dạng và chức năng răng một cách tối ưu.
– Khám và tư vấn kỹ lưỡng
Các bác sĩ tại nha khoa Thuý Đức sẽ cung cấp cho quý phụ huynh đầy đủ thông tin về tình trạng sâu răng của trẻ, các phương pháp điều trị và lý do tại sao hàn răng là giải pháp phù hợp. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và lợi ích của việc hàn răng cho trẻ.
Sau khi hàn răng, bác sĩ còn cung cấp các hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ để duy trì kết quả điều trị lâu dài và tránh các vấn đề răng miệng trong tương lai.
– Cam kết về chất lượng và an toàn
Nha khoa Thuý Đức luôn cam kết mang đến dịch vụ chăm sóc răng miệng chất lượng, an toàn và hiệu quả cho trẻ. Các phương pháp điều trị tại đây đều tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn.
Các vật liệu hàn hiện đại, bền và an toàn cho trẻ em, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ trong suốt thời gian dài.
– Chi phí hợp lý và minh bạch
Trước khi thực hiện, nha khoa Thuý Đức luôn cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí hàn răng, minh bạch về giá cả. Quý phụ huynh sẽ biết chính xác chi phí điều trị mà không phải lo lắng về các khoản phát sinh.
Hàn răng và chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nha khoa Thuý Đức giúp Quý phụ huynh yên tâm về chất lượng điều trị, sự an toàn và chăm sóc tận tình từ đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm. Bởi hành trình trưởng thành của bé là rất dài, cần sự đầu tư về mọi mặt. Nha khoa Thuý Đức bằng tất cả sự tận tâm hi vọng mọi người có thể tin tưởng, gửi gắm bé nhà mình cho chúng tôi.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề hàn răng, chăm sóc răng miệng của trẻ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
