Đôi khi, cha mẹ có thể thấy răng những chiếc răng sữa của con mọc lên không theo thứ tự thông thường. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và liệu nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng của trẻ hay không? Bài viết này nha khoa Thúy Đức sẽ chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mọc răng không theo thứ tự và những hậu quả có thể xảy ra, cũng như cách cha mẹ có thể hỗ trợ con mình trong giai đoạn quan trọng này.
Mục lục
Lịch mọc răng và thứ tự mọc răng của trẻ
Quá trình mọc răng sữa của trẻ em thường kéo dài khoảng 2 năm, từ khi bé 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi bé. Một số bé có thể mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn so với mốc thời gian này.
Cha mẹ không nên quá lo lắng nếu bé mọc răng chậm hơn so với các bé khác, miễn là bé mọc đủ 20 chiếc răng sữa trong vòng 3 năm đầu đời.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu mọc răng sữa ở trẻ
Dưới đây là thứ tự mọc răng của trẻ:
- 2 răng cửa dưới: 6-10 tháng
- 2 răng cửa trên: 8-12 tháng
- 2 răng cửa bên trên và dưới: 9-16 tháng
- 4 răng hàm đầu tiên: 12-19 tháng
- 4 răng nanh: 16-23 tháng
- 4 răng hàm thứ hai: 20-33 tháng
Xem thêm: Trẻ 4 tháng đã mọc răng có sao không?
Nguyên nhân trẻ mọc răng không đúng thứ tự
Quá trình mọc răng của trẻ thường diễn ra theo một trình tự nhất định. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng mọc răng theo quy trình này một cách hoàn hảo như lý thuyết. Đôi khi, trẻ có thể mọc răng cửa hàm trên trước khi mọc răng cửa hàm dưới, hoặc mọc răng hàm trước khi mọc răng cửa.
Vậy, nguyên nhân nào khiến trẻ mọc răng không theo thứ tự?
- Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có mọc răng không theo thứ tự, thì bé cũng có khả năng cao mọc răng không theo quy tắc.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của răng cũng có thể ảnh hưởng đến thứ tự mọc răng của trẻ.
- Một số yếu tố khác: Một số yếu tố khác như môi trường sống, các bệnh lý bẩm sinh, hoặc các tác động bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến thứ tự mọc răng của trẻ.
Trẻ mọc răng không đúng thứ tự có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù thứ tự mọc răng không như thông thường có thể gây ra một chút lo lắng, nhưng thường thì đây không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Quan trọng nhất là những chiếc răng này mọc lên đầy đủ và đúng hướng.
Nếu trình tự mọc răng sai, cha mẹ có thể tiếp tục quan sát trong một thời gian, nếu hình dáng răng và khớp cắn của bé không có vấn đề gì thì không cần lo lắng hay điều trị. Nếu cơ thể trẻ thiếu canxi trầm trọng cũng sẽ dẫn đến trình tự mọc răng không đúng, cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị đúng mục tiêu.
Nếu thời gian trễ đặc biệt dài và hơn nửa năm trẻ không mọc răng theo lịch, chúng ta có thể đưa trẻ đến khoa nha khoa và chụp X-quang để xem có răng sữa nào bị thiếu hay không.
Bên cạnh đó, trong quá trình mọc răng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu, quấy khóc, cha mẹ cần theo dõi sát sao và chăm sóc bé đúng cách để đảm bảo bé khỏe mạnh và quá trình mọc răng diễn ra thuận lợi:
1. Làm dịu nướu: Dùng ngón tay sạch hoặc miếng gạc ẩm nhẹ nhàng xoa lên nướu của bé để giảm cảm giác khó chịu.
2. Làm mát miệng: Sử dụng khăn lạnh, thìa lạnh hoặc vòng ngậm ướp lạnh để giúp làm giảm cơn đau khi trẻ mọc răng. Không cho bé mút hoặc chơi đùa với vật lạ trong miệng.
3. Thức ăn mềm: Nếu bé bị đau lợi khi mọc răng, nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nhai như súp, cháo, trái cây nghiền,… Tránh cho bé ăn thức ăn cứng, dai, cay nóng hoặc nhiều gia vị.
4. Vệ sinh: Trẻ mọc răng thường chảy nhiều dãi. Dãi có thể khiến vùng da quanh miệng và cổ nổi mụn, hăm. Cha mẹ nên lau khô nước dãi thường xuyên để ngăn ngừa kích ứng da và phát ban.
5. Thuốc giảm đau: Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau phù hợp cho trẻ.
6. Chăm sóc sau khi mọc răng: Vệ sinh răng miệng cho bé bằng gạc hoặc bàn chải đánh răng mềm, và sử dụng kem đánh răng có chứa fluor.
7. Đối với trẻ tiêu chảy, bé có thể bị mất nước do đó cha mẹ cần chú ý cho con uống nhiều nước, bú sữa mẹ, chia nhiều bữa ăn trong ngày để bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Câu hỏi thường gặp
Răng sữa mọc thưa có sao không?
Vì răng sữa tương đối nhỏ và số lượng răng ít nên khi xương hàm tiếp tục phát triển thì khoảng cách giữa các răng sẽ ngày càng lớn theo đó. Tình trạng răng sữa mọc thưa ở trẻ là khá phổ biến, cha mẹ không cần lo lắng. Vấn đề này cũng không cần điều trị, chậm chí răng sữa mọc thưa còn là điều khiện thuận lợi để cung cấp không gian cho sự mọc mầm. Răng vĩnh viễn nếu mọc lên sẽ to và nhiều hơn răng sữa, chỉ cần có đủ chỗ thì răng sẽ mọc một cách thuận lợi. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng chen chúc răng.
Xem thêm: Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn – từ A-Z
Răng nào của trẻ không trải qua quá trình thay răng?
Tất cả răng sữa của trẻ đều sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, trừ răng hàm lớn số 3 (còn được gọi là răng số 6 hoặc 7), là những răng mọc vĩnh viễn và không trải qua quá trình thay răng sữa như các răng khác. Răng hàm lớn số 3 mọc sau cùng trong bộ răng sữa và không có răng sữa nào trước đó để chúng thay thế. Vì vậy, việc vệ sinh và chăm sóc răng này rất quan trọng vì nó sẽ không được thay thế bằng răng khác.
Hỏi đáp: Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau hay để lại biến chứng gì không?
Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại 1 chiếc răng sữa mới không?
Khi trẻ bị gãy răng sữa, răng đó không thể mọc lại như ban đầu. Tuy nhiên, nếu mầm răng vĩnh viễn không bị ảnh hưởng, răng vĩnh viễn sau này vẫn có thể mọc lên bình thường.
Trong trường hợp răng sữa bị gãy hoặc rụng sớm, điều quan trọng là phải duy trì khoảng trống để răng vĩnh viễn mọc sau này. Việc này giúp tránh tình trạng răng bên cạnh chiếm lấy không gian, dẫn đến vấn đề về vị trí và sự phát triển của răng vĩnh viễn.
Nếu có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng răng của trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Con tôi 4 tuổi, có những chiếc răng sữa mòn chỉ còn chân răng phải làm sao?
Răng của trẻ 4 tuổi bị mòn chỉ còn lại phần chân răng thường là do sâu răng, có thể do trẻ chưa giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt hoặc có thói quen xấu là bú bình. sữa trước khi đi ngủ.
Nếu chỉ còn lại chân răng thì thường là dấu hiệu sâu răng nặng, trong điều kiện có thể giữ lại, các bác sĩ sẽ trám răng bằng nhựa composite để cải thiện hình thức sâu răng và ngăn ngừa sâu răng trở nên trầm trọng hơn. Nhưng quan trọng hơn, cần giúp bé bỏ những thói quen xấu như bú bình ban đêm khi ngủ, vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, nếu không có thể gây sâu răng mới. Nếu răng thực sự bị tổn thương nghiêm trọng, bạn cũng có thể cân nhắc việc nhổ răng, sau đó, theo dõi chặt chẽ tình trạng răng miệng của trẻ và sử dụng dụng cụ duy trì khoảng trống một cách thích hợp, nếu có bất thường hãy đến cơ sở y tế kịp thời.
Nếu không tiến hành điều trị tương ứng sau khi phát hiện sâu răng và không thực hiện cải thiện thói quen sinh hoạt tương ứng thì sâu răng có thể ảnh hưởng đến chân răng hoặc dây thần kinh của răng, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Cha mẹ phải hướng dẫn bé hình thành thói quen vệ sinh răng miệng tốt ngay từ khi còn nhỏ, phòng bệnh hơn chữa bệnh.