Trồng răng hàm thay thế răng bị sâu hoặc đã mất là một kỹ thuật nha khoa để khôi phục lại khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho cả hàm răng. Vậy trồng răng hàm loại nào tốt nhất, chi phí ra sao, cùng theo dõi bài viết này nhé!
Mục lục
Tác dụng của răng hàm là gì?
Răng hàm hay còn có tên gọi khác là răng cối, là các răng mọc ở vị trí trong cùng của hàm, có tác dụng bảo vệ xương hàm và bộ nhai. Răng hàm mọc ngay phía sau răng nanh số 3. Một phần tư hàm sẽ có hai răng hàm nhỏ ở vị trí số 4, 5 và 3 răng hàm lớn ở vị trí số 6,7,8.
Cấu tạo của răng hàm về cấu trúc chung cũng như các răng khác, gồm có thân răng và chân răng, ngăn cách nhau bởi cổ răng.
- Thân răng là phần nhìn thấy được bằng mắt, nằm phía trên cổ răng. Thân răng có 5 mặt là mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong, hai mặt bên. Mặt nhai của răng hàm lớn, sự tiếp xúc với răng hàm đối diện đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền thức ăn.
- Chân răng là phần nằm bên dưới, cắm vào xương ổ răng của xương hàm. Số lượng chân răng sẽ tùy thuộc theo mỗi loại răng và tùy vào vị trí của nó. Răng hàm có từ 2-3 chân.
Về cấu tạo, răng hàm được cấu tạo bởi 3 thành phần đó là men răng, ngà răng và tủy răng.
- Men răng là phần cứng nhất, nó bao phủ toàn bộ thân răng, vì không chứa dây thần kinh nên không mang lại cảm giác. Men răng được cấu tạo từ 96% là chất vô cơ, chủ yếu là Hydroxy Apatit.
- Ngà răng là lớp nằm trong men răng, có chứa buồng tủy và ống tủy bên trong. Ngà răng không cứng được như men răng, gồm thành phần là 70% chất vô cơ, 30% là chất hữu cơ và nước.
- Tủy răng làm nên sự sống cho chiếc răng, trong tủy có chứa mạch máu, dây thần kinh và bạch mạch.
Nguyên nhân nào gây mất răng hàm?
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất răng hàm, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Do vệ sinh răng miệng kém
Việc vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất răng hàm, chiếm tới 80% so với các nguyên nhân khác. Vệ sinh răng kém được thể hiện qua việc quên đánh răng, chải răng không kỹ, không súc miệng sạch sẽ sau khi ăn, không thay bàn chải đánh răng thường xuyên, không lấy cao răng định kỳ.
Những thói quen không tốt này vô tình làm cho các mảng bám tồn tại trên răng, mà những mảng bám này có chứa tới hơn 500 loại vi khuẩn khác nhau gây ra các tình trạng bệnh nặng như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… làm cho nướu răng bị suy yếu không bảo vệ được chân răng từ đó gây ra việc mất răng. Không chỉ vậy các mảng bám này còn khiến răng bị sâu, để lâu sẽ làm cho thành răng bị phá vỡ, khi không được điều trị kịp thời dẫn tới việc phải nhổ bỏ răng.
Không có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ đặc biệt khi thiếu các chất như Kali, Canxi sẽ làm cho răng bị suy yếu và không còn chắc chắn như ban đầu. Khi răng bị yếu mà vẫn phải thực hiện chức ăn ăn nhai, nhất là với các loại thức ăn dai cứng thì sẽ dễ làm cho chân răng bị lung lay, từ đó gây ra tình trạng mất răng.
Bên cạnh đó còn do bạn ăn quá nhiều đồ ăn có đường như bánh, kẹo, nước ngọt mà không vệ sinh sạch sẽ răng sẽ làm đường bị chuyển hóa thành axit gây bào mòn răng. Điều này khiến men răng suy yếu, dễ gây sâu răng, để lâu sẽ thành mất răng.
Do thói quen xấu
Một vài thói quen xấu trong sinh hoạt thường ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây mất răng. Các thói quen xấu này có thể kể tới như nghiến răng, cắn tay, dùng răng để mở nắp chai,… làm cho răng mẻ, tạo điều kiện vi khuẩn sâu răng tấn công men răng. Hút thuốc lá chính là nguyên nhân lớn nhất gây mất răng bởi khói thuốc có chứa nicotin làm phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, tạo ra lỗ sau từ đó tấn công xương quai hàm, khiến răng dễ bị mất.
Do thay đổi hoocmon
Điều này hay xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, đang mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh. Sự thay đổi nội tiết tố làm cho chân răng bị suy yếu, từ đó dẫn tới nguy cơ cao bị mất răng.
Do tuổi
Ở những người có độ tuổi càng cao thì các hoạt động nhai, cắn, nghiến càng lâu sẽ dần bào mòn lớp men và các góc cạnh của răng, từ đó làm răng bị lão hóa. Răng lão hóa sẽ làm răng không còn được chắc khỏe, dẫn tới việc mất răng.
Do tai nạn, chấn thương
Mất răng hàm có thể do các tác động bên ngoài như chấn thương, tai nạn hoặc khi chơi một môn thể thao mạnh tác động lực lớn lên răng. Khi phải chịu tác động mạnh như vậy sẽ làm sai lệch cấu trúc răng gây ra nguy cơ mất răng cao.
Nguyên nhân do các bệnh lý khác
Cơ thể có các bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp, ung thư khớp cắn làm cho răng bị yếu và dễ rụng hơn so với người bình thường.
➤Xem thêm: Trồng răng giả có đau không?
Vì sao nên trồng răng hàm khi răng đã mất?
Răng hàm là răng cối có hình dáng như mũ nấm, nó đảm nhiệm vai trò nghiền nát thức ăn, răng hàm được tính từ răng số 4 đếm ngược tới răng số 8.
Theo quy luật, con người sẽ mọc răng sữa sau đó thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên không phải các răng đều là răng sữa ban đầu, có 1 số răng hàm sinh ra là răng vĩnh viễn và nó không thể mọc lại và vĩnh viễn không thể thay thế. Nếu vì bất cứ một lý do gì khiến mất răng như sâu răng, gãy răng,… thì chúng sẽ không thể tự mọc lại.
Mất răng nếu không được trồng lại răng kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Suy giảm chức năng ăn nhai, thức ăn không được nghiền nát sẽ làm cho dạ dày bị đau, ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới thú vui ăn uống mỗi ngày.
- Làm tiêu xương hàm, răng bị xô lệch, da mặt không có răng năng đỡ dẫn tới lão hóa, già trước tuổi.
- Khi bị mất răng, răng đối diện sẽ không có lực nâng đỡ khiến chúng có chiều hướng mọc trồi lên khoảng trống mất răng. Hậu quả dẫn tới hoạt động nhai bị cản trở, gây ra các bệnh như mỏi hàm, loạn năng thái dương hàm.
- Phát âm không chính xác, nói bị ngọng
- Nếu vị trí mất răng ở răng cửa, làm hiện một khoảng trống lớn trên miệng làm cho bạn thiếu tự tin, hạn chế khả năng giao tiếp gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.
➤Xem thêm: Trồng răng giả có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Trồng răng hàm loại nào tốt?
Trồng răng hàm hiện nay có rất nhiều loại, mỗi loại lại có ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là các loại răng implant phổ biến nhất.
implant Hàn Quốc
Răng implant Hàn Quốc là một trong những loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi bệnh nhân thực hiện trồng răng bởi nó có giá thành rẻ mà chất lượng. Được sản xuất bởi thương hiệu hàng đầu của Hàn Quốc vì thế hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng của quốc tế.
Giữa abutment và implant có mối kết nối với cấu trúc mười vòng xoắn để làm tăng tính ổn định của phục hình từ đó răng có tính thẩm mỹ hơn, nướu đẹp hơn bởi phục hình sâu dưới nướu 3mm giúp cho độ bám dính xương tốt hơn từ đó khả năng tồn tại của răng implant cũng cao hơn.
Răng implant Pháp
Răng implant Pháp có xuất xứ từ Pháp, được thiết kế khác biệt với đế bằng phẳng để trụ implant chắc chắn khi được tích hợp cùng với xương hàm.
Răng implant Pháp được thiết kế có phần ren xoắn tiến triển vì vậy sẽ tạo được sự tích hợp cứng chắc với xương hàm kể cả khi mật độ xương không đúng tiêu chuẩn. Vì thiết kế đặc biệt này nên răng implant Pháp có kỹ thuật cấy ghép rất phức tạp, cần tới các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm mới có thể thực hiện tốt. Chúng có thể tồn tại được lâu dài nếu như bác sĩ cấy ghép theo đúng kỹ thuật và được chăm sóc một cách tốt nhất.
Răng implant Mỹ
Răng implant Mỹ được đánh giá là một trong những loại răng implant có chất lượng cao nhất hiện nay. Dòng implant này của Mỹ có hình dạng hài hòa với giải phẫu xương, có bề mặt tiếp xúc tốt và thường được chỉ định trong các trường hợp xương mỏng giúp cho bác sĩ có thể dễ dàng cấy ghép, tích hợp được xương tốt và mang tới kết quả khả quan nhất.
Thời gian để vết thương lành và có thể tích hợp xương chỉ mất ít nhất khoảng 2 tháng, sau đó bệnh nhân có thể sở hữu ngay một chiếc răng implant hoàn hảo.
Răng implant Thụy Sĩ
Thụy sĩ được biết tới là đất nước chuyên chế tạo về các công cụ hỗ trợ cho ngành nha khoa vì thế răng implant được đánh giá có chất lượng cao nhất trong các loại implant hiện nay.
implant Thụy Sĩ có cấu tạo gồm 1 lớp màng sinh học TiUnite phủ ngoài nhờ thế mà quá trình tích hợp xương diễn ra thành công và nhanh chóng hơn. Đối với các loại implant khác phải mất từ 1 – 6 tháng để tích hợp xương thành công thì với implant của Thụy Sĩ chỉ mất từ 2 – 4 tuần.
Để đánh giá loại răng implant nào tốt nhất sẽ rất khó bởi nó tùy theo tình trạng mất răng của từng người cũng như phù hợp với xương, mô,… Quan trọng nhất vẫn là lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín có bác sĩ tay nghề cao có thể thực hiện được ca trồng răng an toàn và có hiệu quả tốt nhất.
Trồng răng hàm giá bao nhiêu?
Tại Nha khoa Thúy Đức, chi phí trồng răng sẽ rơi vào khoảng từ 18.400.000đ – 27.900.000đ, tùy theo tình trạng răng bị mất cũng như loại răng implant mà bạn lựa chọn.
Như các bạn đều đã biết răng lợi là một bộ phận quan trọng của con người. Mất răng không được khắc phục kịp thời gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu như đã nêu ở trên. Chính vì vậy việc trồng răng đặc biệt quan trọng và mức chi phí cũng không hề rẻ. Tuy nhiên đầu tư cho nụ cười và sức khỏe ăn nhai là một việc vô cùng đúng đắn và nên làm để đảm bảo lợi ích lâu dài, giúp người mất răng lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống và công việc.
Địa chỉ nha khoa trồng răng hàm uy tín chất lượng
Trước khi đi trồng răng hàm bạn cần phải tìm hiểu kỹ các địa chỉ nha khoa để lựa chọn được đúng địa chỉ uy tín, chất lượng nhất.
Nha khoa Thúy Đức là nha khoa đã có thời gian hoạt động được 18 năm, do tiến sĩ Phạm Văn Việt – Nguyên trưởng khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện Việt Xô thành lập. Thúy Đức được trang bị đầy đủ về công nghệ, máy móc và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc trồng răng implant như: máy điều trị tủy EndoMatic, máy cắm implant Dentium ICT, Máy chụp phim Panorama,…
Trồng răng implant tại Nha khoa Thúy Đức:
- Sử dụng răng implant được cung cấp bởi các tập đoàn uy tín hàng đầu của Hàn, Mỹ, Thuỵ Sĩ mang lại cho bạn nụ cười tự tin, rạng rỡ và khỏe mạnh.
- Phục hình lại răng đã mất giống như như răng thật, được tương thích tuyệt đối với cơ thể
- Sức khỏe ăn nhai tốt, có thể thoái mái ăn đồ dai cứng mà không phải lo bị đau nhức
- Răng implant có tuổi thọ lâu, Nha khoa Thúy Đức sẽ bảo hành 10 – 15 năm.
Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về trồng răng hàm bằng implant cũng như chi phí của phương pháp này và địa chỉ trồng răng uy tín nhất. Chúc bạn sớm có hàm răng khỏe và đẹp!
Đọc thêm: Răng cối là răng nào? Cấu tạo và vai trò trong hàm