Viêm lợi trùm là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý răng miệng nguy hiểm này. Từ đó, sẽ giúp người bệnh có thể lựa chọn cho mình những phương pháp hữu hiệu để điều trị bệnh lý viêm lợi trùm hiệu quả hơn.
Mục lục
Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm là tình trạng các mô mềm xung quanh phần răng đang mọc bị viêm nhiễm. Hiện tượng này xuất hiện nhiều khi răng khôn không có đủ không gian để mọc và dẫn đến viêm nhiễm các mô quanh răng.
Bên cạnh đó, vùng mô mềm này rất dễ tích tụ các mảnh vụn thức ăn thừa nhưng lại rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Khi đó, độ ẩm cùng với không gian tối trong khoang miệng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng và dẫn đến răng bị viêm lợi trùm.
Viêm lợi trùm chia thành 2 dạng: cấp tính và mạn tính
+ Viêm lợi trùm cấp tính: Dạng viêm này diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng toàn thân như khó chịu, sốt, sưng hạch ở cổ.
+ Viêm lợi trùm mạn tính có thể gây ra các triệu chứng chỉ trong khoảng 1-2 ngày nhưng sẽ tái phát nhiều lần hay lặp lại thường xuyên theo chu kỳ.
Tìm hiểu chi tiết về: Viêm lợi trùm răng khôn có mủ
Nguyên nhân gây viêm lợi trùm
Theo nghiên cứu thống kê, hiện nay khoảng 81% các trường hợp viêm lợi trùm đều có liên quan đến quá trình mọc răng khôn trong độ tuổi từ 20-29. Những chiếc răng khôn số 8 ở hàm dưới thường mọc khi tất cả những chiếc răng vĩnh viễn đều đã mọc. Do hàm đã đủ chỗ cho tất cả những chiếc răng đã có trước đó, sự xuất hiện của răng số 8 khiến lợi không đủ chỗ trống. Răng mọc chen nhau, xô đẩy các răng khác hoặc mọc sát vào lợi trong cùng khiến lợi trùm cả lên răng ngăn chặn quá trình mọc lên của chúng.
Ngoài ra, bệnh lý này còn do một số nguyên nhân khác như:
Lợi trùm không tiêu biến khi mọc răng
Thông thường, khi răng mọc lên, phần lợi trùm sẽ dần tiêu biến để nhường chỗ cho răng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trùm lợi không tiêu biến, răng ở phía dưới nhô lên rất khó khăn. Đồng thời, đầu răng nhọn đâm hay cọ xát trực tiếp vào phần lợi này trong thơi gian dài dẫn đến sưng, viêm, đau lợi.
Nhiễm khuẩn
Răng khôn hay răng sữa mọc lên sẽ đẩy phần lợi trùm nhô cao lên tạo ra những kẽ hở. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không phù hợp, thức ăn thừa bị kẹt lại và trở thành môi trường lý tưởng cho vi sinh vật sinh sôi, phát triển. Vi khuẩn thông qua vết thương ở lợi trùm do răng nhô lên để xâm nhập vào bên trong gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Vị trí mọc răng
Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên thường bị xô lệch và không thể mọc hoàn toàn. Tình trạng này rất dễ dẫn đến việc răng bị lợi trùm. Ngoài ra, một số người có số răng nhiều hơn bình thường đó là các răng thừa cũng làm tăng khả năng vị viêm lợi trùm.
Các yếu tố nguy cơ khác.
Viêm lợi trùm có thể xảy ra phổ biến hơn ở một số đối tượng như: Người chưa mọc răng khôn, người chưa vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên hút thuốc lá hay phụ nữ đang mang thai…
Bên cạnh đó, các chấn thương trong khi nhai do răng đối diện cắn trúng cũng sẽ khiến lợi bị sưng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ phát triển thành viêm lợi trùm.
Có thể bạn quan tâm: Viêm lợi nổi hạch ở cổ có sao không? Bao giờ thì hết?
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm
Lợi sưng phồng, tấy đỏ
Biểu hiện đầu tiên xuất hiện khi bị viêm lợi trùm đó là phần lợi sẽ có màu đỏ và sưng phồng lên. Khi ấn vào, bạn có thể sẽ thấy đau và có thể thấy chảy nước và mủ. Nếu không có cách điều trị đúng cách và kịp thời trong giai đoạn này, bệnh sẽ phát triển ngày càng nặng.
Những cơn đau buốt ở răng
Các cơn đau cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều với cường độ lớn, thậm chí nuốt nước bọt hay há miệng đều đau, gây khó khăn trong quá trình ăn uống.
Viêm lợi trùm phát triển ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng khiến cho răng yếu dần và rất dễ bị tổn thương. Lúc này, chân răng sẽ thường chảy máu. Hiện tượng chảy máu này có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không tác động hay tác động nhẹ tới chân răng.
Sốt cao và xuất hiện hạch ở cổ
Tình trạng sốt, phần góc hàm bi sưng và có nổi hạch ở cổ là dấu hiệu khi bệnh viêm lợi trùm đang ở mức trầm trọng. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến các phòng khám nha khoa uy tín để được nha sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Chảy nước miếng có mùi hôi
Lợi trùm khi bị viêm và sưng to sẽ khiến người bệnh khó có thể ngậm miệng như bình thường. Thậm chí, khi đi ngủ bạn sẽ thấy xuất hiện tình trạng nước miếng bị chảy và có mùi hôi.
Có thể bạn quan tâm: Viêm lợi có mủ NGUY HIỂM thế nào, điều trị ra sao?
Viêm lợi trùm có nguy hiểm không?
Răng bị viêm lợi trùm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng khá nghiêm trọng. Nhiễm trùng có thể lây lan nhanh đến các khu vực khác như đầu, cổ gây sưng tấy, đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây khó khăn khi cắn, nhai và đau khi mở miệng. Điều này sẽ khiến bạn chán ăn, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong một số trường hợp, viêm lợi trùm còn có thể đe đọa đến tính mạng. Cụ thể, viêm lợi có mù gây đau thắt ngực, nhiễm trùng lan rộng đến hàm, lưỡi và có thể lan đến đầu, cổ họng nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan vào máu qua các mô nướu. Khi đó, người bệnh có thể sẽ bị nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.
Viêm lợi trùm có chữa dứt điểm được không?
Viêm lợi trùm được các chuyên quan khuyến cáo sẽ được điều trị dứt điểm nếu có thể khi còn đang trong trạng thái cấp tính. Lúc này việc cải thiện qua các cơn đau và phục hồi chức năng răng, hàm dễ hơn và tránh lây lan nhiễm trùng. Vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu viêm lợi hay bất kỳ bất thường nào khác, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để có phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
Đọc thêm: Lợi trùm răng khôn có tự hết được không?
Cách điều trị viêm lợi trùm
Sát trùng phần bị viêm
Ở mức độ nhẹ, nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và chăm sóc nướu răng phù hợp để làm sạch các mảnh vụn thức ăn và dịch tiết viêm. Nếu các biện pháp làm sạch không hiệu quả, nha sĩ có thể rạch rướu răng để dẫn đến dịch viêm, lưu mủ.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Nha sĩ có thể dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát các dấu hiện và ngăn ngừa các triệu cứng toàn thân như sốt, sưng mặt cổ, viêm hạch cổ. Sau khi phần lợi trùm được tiêu viêm và ổn định hơn, mới có thể điều trị lợi trùm bị viêm triệt để.
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi trùm được coi là một phương pháp chỉ giải quyết tạm thời tình trạng viêm lợi trùm. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định sử dụng trong khoảng 5 ngày. Sau từ 5-7 ngày, phần lợi trùm sẽ dần ổn định hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời chữa viêm lợi, tình trạng này có thể sẽ tái phát trở lại.Đặc biệt, khi sử dụng thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Do đó, đừng quên lưu ý với nha sĩ nếu bạn có tiền sử về dạ dày.
Tiểu phẫu cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm là một tiểu phẫu nhỏ được sử dụng trong nha khoa giúp loại bỏ phần lợi mọc trùm lên răng khôn. Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, các nha sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ đi phần lợi trùm. Việc cắt lợi trùm sẽ giúp mở rộng không gian và tạo điều kiện cho răng khôn tiếp tục mọc lên.
Khi thực hiện, các nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng và gây tê phần lợi cần loại bỏ Sau đó, sẽ sử dụng Laser để loại bỏ hoàn toàn phần gốc lợi trùm. Sau khoảng 1-2 tuần, phần lợi bị viêm sẽ hoàn toàn bình phục.
Đọc thêm: Cắt lợi trùm răng khôn bao nhiêu tiền?
Nhổ răng khôn
Đây là phương pháp hữu hiệu nhất giúp giải quyết triệt để tình trạng lợi trùm bị viêm. Nhổ răng khôn sẽ đảm bảo tình trạng này không quay lại nữa. Bên cạnh đó, việc loại bỏ răng khôn sẽ giúp phần hàm có thêm khoảng trống giúp bạn vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, nhổ răng khôn chính là phương pháp được các nha sĩ khuyến khích sử dụng trong việc điều trị lợi trùm bị viêm.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm lợi trùm?
Để phòng tránh bệnh viêm lợi trùm, các bạn cần thực hiện những biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2-3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ. Kết hợp sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối…để loại bỏ hoàn toàn vụ thức ăn thừa.
- Hạn chế các thức ăn cay, nóng, đồ uống ngọt có ga…Những loại thực phẩm này có thể làm cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin, khoáng chất và các chất xơ cần thiết cho cơ thể. Từ đó, tăng sức đề kháng và giúp cho răng chắc khỏe hơn.
- Thực hiện lối sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích và thuốc lá có hại cho sức khỏe.
- Thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và kịp thời phát hiện những dấu hiệu của viêm lợi trùm.
Trên đây là tất tần tật những thông tin có liên quan đến bệnh viêm lợi trùm. Hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức hữu ích cần thiết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến Hotline: 093.186.3366 để được Nha khoa Thúy Đức hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé.
Xem chi tiết: Tìm hiểu các loại thuốc trị viêm lợi