Ê buốt răng là tình trạng nhiều người gặp phải khi ăn đồ ăn nóng hoặc uống nước lạnh…Hiện tượng này gây cảm giác khó chịu khi ăn uống. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng ê buốt răng và phải làm gì để xử lý tình trạng ê buốt răng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Ê buốt răng là gì? Biểu hiện khi bị ê buốt răng
Ê buốt răng là gì?
Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm là hiện tượng ngà răng bị ảnh hưởng và ê buốt phần chân răng khi sử dụng các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua…hay trong điều kiện không khí lạnh. Đây là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Cấu trúc của răng gồm 3 thành phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp cứng nhất ở bên ngoài có tác động bảo vệ và ngăn chặn mọi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào ngà và tủy răng. Lớp ngà răng nằm giữa tiếp giám với men, tủy và những nơron thần kinh cảm giác.
Cơ chế ê buốt răng được hình thành do những tác động vào ngà răng khiến nơron thần kinh có cảm giác chạy lên hệ thần kinh trung ương và khiến gây cảm giác buốt, nhói, đau.
Theo nghiên cứu, những người từ 20-40 tuổi là đối tượng dễ bị răng ê buốt nhất chiếm khoảng 80% và thường tỷ lệ nữ giới sẽ cao hơn ở nam giới.
Hỏi đáp: Đau buốt răng khi uống nước, ăn nhai là bệnh gì?
Biểu hiện khi bị ê buốt răng
Biểu hiện khi bị ê buốt răng rất dễ nhận biết đó là khi bạn ăn uống những đồ lạnh, nóng, chua, ngọt hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh nếu răng có cảm giác ê buốt, khó chịu thì điều đó có nghĩa bạn đã bị ê buốt răng.
Mức độ ê buốt răng ở mỗi người sẽ khác nhau và đôi khi còn kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, hôi miệng…Thường e buốt răng chỉ xuất hiện trong 1-2 phút hoặc sẽ hết ngay khi bạn ngừng ăn những loại thực phẩm đó.
Cũng có những trường hợp ê buốt răng khá nặng, biểu hiện những bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu, áp xe răng… Trong những trường hợp này thì răng sẽ thường xuyên khó chịu ngay cả khi hít khí lạnh, xỉa răng, đánh răng hay dùng chỉ nha khoa.
Có thể bạn quan tâm: Vì sao lấy cao răng xong bị ê buốt?
Nguyên nhân gây ê buốt răng
Nguyên nhân bệnh lý
Do cấu trúc răng bị tổn thương
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt là do tổn thương cấu trúc của răng. Dưới tác động nào đó đã khiến cho lớp men răng bảo vệ bị mài mòn, phá hủy khiến lộ ngà răng. Do đó, khi bạn ăn uống, vệ sinh răng miệng hay chạm nhẹ sẽ gây kích thích và có cảm giác đau buốt.
Do tụt nướu
Đây là tình trạng phần nướu ở chân răng bị lún xuống làm lộ các ngà răng không được bảo vệ ra khoang miệng. Khi đó, các tác nhân từ thực phẩm, nước bọt sẽ tác động vào làm bào mòn ngà răng, men răng và thậm chí tủy răng.
Viêm nướu răng
Viêm nướu răng là bệnh lý về răng miệng có biểu hiện rõ ràng nhất là răng thường xuyên bị ê buốt. Nguyên nhân là do các mảng bám hoặc cao răng tích tụ quá nhiều vào các men răng dẫn đến khó vệ sinh và các vi khuẩn xâm nhập vào trong dễ dàng hơn gây nên tình trạng ê buốt răng.
Nguyên nhân chủ quan
Vệ sinh răng miệng không khoa học
Việc sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, các loại kem đánh răng có lượng axit bào mòn cao hay sử dụng các loại nước súc miệng chuyên diệt vi khuẩn…là những nguyên nhân gây bào mòn và phá hủy men răng. Dẫn đến trường hợp, các tác nhân trong khoang miệng sẽ xâm nhập vào bên trong dễ dàng hơn, không chỉ khiến răng trở nên nhạy cảm mà còn có thể dễ vị viêm chân răng, áp xe răng…
Thực phẩm chứa nhiều axit
Một số loại thực phẩm có tính axit phổ biến như: ngũ cốc, đường, cá, soda, các đồ uống ngọt, các loại trái cây như cam, xoài… Những loại thực phẩm này có hàm lượng axit, các chất bảo quản, đường hóa học rất cao gây tác động bào mòn men răng và phá hủy cấu trúc bề mặt xương răng.
Thói quen nghiến răng
Chứng nghiến răng là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra những âm thanh ken két. Thói quen xấu này sẽ khiến men răng bị mòn dần theo thời gian, dẫn đến tình trạng ê buốt răng.
Thẩm mỹ răng
Các thủ thuật như cạo vôi, làm láng chân răng, bọc răng giả, tẩy trắng răng cũng là nguyên nhân khiến răng bị nhạy cảm và ê buốt. Những thủ thuật này thường sẽ biến mất sau 4-6 tuần. Do đó, trong thời gian này cần nên xin tư vấn của nha sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.
Hỏi đáp: Tại sao bọc răng sứ bị ê buốt và cách khắc phục
Phương pháp xử lý khi bị e buốt răng
Điều trị răng ê buốt tại nhà
Với những trường hợp ê buốt răng nhẹ, có thể điều trị ngay tại nhà theo những gợi ý dưới đây.
- Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm và phải lựa chọn loại kem ránh răng có chứa Kali nitrat.
- Súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý để sát khuẩn, giảm sưng đau.
- Sử dụng oxy già để làm nước súc miệng giúp lành nướu, giảm tình trạng ê buốt. Tuy nhiên, khi dùng oxy già các bạn phải pha loãng với nước và sử dụng với nồng độ thấp để không gây kích ứng cho khoang miệng.
- Súc miệng với dung dịch mật ong pha loãng với nước ấm giúp kháng viêm, giảm cơ đau buốt.
- Dùng nước trà xanh không đường để súc miệng 2 lần/ngày nhằm hạn chế tình trạn đau nhức.
- Thực hiện các mẹo với các thành phần thiên nhiên như: súc miệng bằng nước lá ổi, thoa dầu đinh hương, đắp lô hội, súc miệng hàng ngày bằng baking soda.
Đọc thêm: Mẹo giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà.
Khi răng bị ê buốt sử dụng loại thuốc nào?
Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có tác dụng chữa bệnh răng nhạy cảm, ê buốt. Thay vào đó, khi đi khám, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một loại gel chống ê buốt. Loại gel này khá an toàn cho người dùng mà không gây tác dụng phụ nào. Thuốc dùng để bôi trực tiếp lên những chiếc răng bị nhạy cảm, ê buốt, hỗ trợ lớp men răng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân vào bên trong ngà răng.
Với những trường hợp răng ê buốt nặng, có thể áp dụng liệu pháp Florua. Liệu pháp này sẽ bổ sung hoạt chất Florua vào lớp men răng đã bị bào mòn của người bệnh để tăng cường sự chắc khỏe và giảm cảm giác ê buốt cho răng, đồng thời giúp ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào ngà, tủy và nướu.
Đến nha khoa với những trường hợp do bệnh lý
Với những trường hợp răng bị ê buốt do bệnh lý, bạn cần đến các cơ sở y tế thăm khám để điều trị sớm nhất. Tùy từng trường hợp mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau như:
Tình trạng nứt răng, nứt vết trám: Cách giải quyết là trám lại men răng. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng và ăn uống để tránh tình trạng này lại xảy ra.
Bệnh nướu răng: Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được làm sạch sâu răng, cạo vôi, láng chân răng ngay dưới đường nướu và sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc tại nhà và quay trở lại khám định kỳ.
Bệnh tụt nướu: Bệnh nhân sẽ được chỉ định trám cổ chân răng để nâng đỡ răng, giữ cố định vị trí ban đầu. Nếu người bệnh bị mất mô nướu ở phần chân răng do tụt nướu, có thể nha sĩ sẽ đề nghị phẩu thuật ghép nướu để che phủ đi phần chân răng giúp bảo vệ ngà răng.
Lấy tủy răng: Nếu tình trạng răng ê buốt kéo dài và chuyển biến nặng, nha sĩ sẽ chụp Xquang để xác định chính xác xem có cần phải áp dụng phương pháp lấy tủy răng hay không.
Xem thêm: Ê buốt răng kèm chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Phòng ngừa ê buốt răng đúng cách
- Lựa chọn những loại bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ để đánh răng hàng ngày và những loại kem đánh răng có lượng axit thấp, không có chất bảo quản.
- Chải răng đúng cách, lực tác động vừa đủ để lấy đi các loại mảng bám, không được quá mạnh cũng không quá nhẹ. Và nên đánh răng bằng nước ấm ít nhất 2 lần/ngày.
- Hạn chế sử dụng những đồ ăn chua, cay, đồ ăn có tính axit, các loại nước uống đóng chai, nước ngọt, bia, rượu…Bổ sung nhiều chất xơ như táo, chuối…nhiều canxi như sữa, bơ, hạnh nhân…
- Loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hoạt như nghiến răng, uống nước lạnh, nhai đá…
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng ê buốt răng mà nhiều người hay gặp phải. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã biết được cách phòng tránh cũng như cách xử lý khi gặp phải tình trạng này.
Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề về bệnh lý răng miệng, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline: 0931.863.36 hoặc 0963.614.566 để được cập nhật liên tục những thông tin hữu ích.