Răng bị gãy sẽ không còn hình dáng nguyên vẹn khiến nhiều người mất tự tin, e ngại khi giao tiếp. Bị gãy răng có niềng được không là băn khoăn của không ít khách hàng. Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị trong bài viết này nhé!
Mục lục
Bị gãy răng có niềng được không?
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục những tình trạng hô, móm, khấp khểnh của răng bằng cách sử dụng các khí cụ để nắn chỉnh, sắp xếp răng trên cung hàm. Để có thể niềng được, răng cũng cần có một “nền tảng sức khỏe” nhất định. Đó cũng là lý do khiến nhiều đắn đo liệu gãy răng có còn niềng được không.
Trên thực tế, bị gãy răng vẫn có thể niềng răng được nhưng quy trình niềng có thể cần thay đổi một chút so với bình thường. Cụ thể, cần dựa vào mức độ gãy có răng như sau:
– Nếu răng chỉ bị gãy một mảnh nhỏ, chân răng vẫn còn nguyên vẹn, có thể do chấn thương nhẹ thì vẫn niềng được nhưng cần theo dõi chặt chẽ khi niềng. Trước khi niềng, bạn cần phục hình cho răng bằng cách trám hoặc bọc sứ.
– Trường hợp răng bị gãy nhiều, tổn thương sâu và chỉ còn lại chân răng thì cần loại bỏ chân răng. Nếu như vi trí mất răng đó là điều kiện thuận lợi để niềng răng, ví dụ như mất răng hàm ở những trường hợp bị hô, khấp khểnh nặng thì có thể không cần trồng lại. Niềng răng sẽ kéo khít khoảng hở do mất răng. Trường hợp, niềng răng không cần quá nhiều khoảng trống hoặc mất răng tại các vị trí không nên kéo khít như răng cửa thì sẽ niềng răng giữ khoảng trống phù hợp và phục hình sau đó bằng implant.
Tuy nhiên, không phải trường hợp răng gãy nào sau khi trồng răng đều có niềng được. Bác sĩ cần dựa vào vị trí của răng, tình trạng của những răng xung quanh để quyết định có niềng được hay không. Ngoài ra, niềng răng bị gãy còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: phương pháp niềng, tay nghề bác sĩ,… Nếu có răng bị gãy và mong muốn chỉnh nha bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Cần lưu ý gì khi niềng răng bị gãy
Có thể nói niềng răng bị gãy là một trường hợp tương đối phức tạp, vì vậy trước khi bắt đầu niềng răng, bạn cần biết được rõ những lưu ý dưới đây:
Chọn nha khoa để niềng răng
Một yếu tố rất quan trọng và là yếu tố quyết định một ca niềng có thành công hay không đó là tay nghề, phác đồ của bác sĩ. Bởi mỗi bác sĩ sẽ có hướng điều trị và phác đồ khác nhau nên bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có hàm răng khỏe đẹp hơn. Với trường hợp răng bị vỡ khi niềng sẽ cần sự khéo léo, tay nghề vững vàng của bác sĩ để ca niềng có kết quả tốt mà vẫn đảm bảo sức khỏe của răng.
Ngoài ra, những trang thiết bị, máy móc cũng đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của một ca chỉnh nha. Nếu như trước đây, các nha khoa phải sử dụng thạch cao để lấy dấu răng thì nay đã được thay thế bằng máy lấy dấu răng 3D hiện đại.
Nổi bật nhất có thể kể đến dòng máy lấy dấu răng iTERO 5D và iTERO 5D Plus được tích hợp với phần mềm Clincheck cho ra kết quả cực chính xác. Không chỉ có thế với iTERO 5D Plus thế hệ mới còn cho khách hàng thấy được mô phỏng quá trình dịch chuyển của răng và kết quả niềng chỉ trong 60s thực hiện. Hiện nay, tại Nha khoa Thúy Đức có đầy đủ cả 2 dòng máy để phục công tác chẩn đoán, lên phác đồ của bác sĩ.
Chọn phương pháp niềng
Mỗi phương pháp niềng lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng răng mà khách hàng sẽ được tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Có 2 phương pháp niềng phổ biến nhất hiện nay đó là:
- Niềng răng mắc cài: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự động, mắc cài mặt trong.
- Niềng răng trong suốt: khay niềng trong suốt thay thế cho mắc cài, dây cung.
Để biết bản thân phù hợp với phương pháp niềng nào bạn có thể nêu rõ nguyện vọng của mình trong lúc trao đổi với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ dựa trên tình hình thực tế, kết quả chụp phim, khám tổng quát,… để tư vấn phương pháp niềng phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Nên niềng mắc cài hay trong suốt tốt hơn?
Chế độ ăn uống
Khi niềng răng dù là bất cứ phương pháp nào thì chế độ ăn cũng rất đáng được lưu tâm. Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể dù mắc cài có thể bạn chưa thích nghi được trong thời gian đầu.
Trong giai đoạn này, bạn nên hạn chế các chất kích thích như bia rượu, các chất gây vàng răng như coca, cà phê và đặc biệt là thuốc lá. Những món ăn dai, cứng, dính cũng nên được hạn chế vì dễ mắc vào mắc cài khó làm sạch. Riêng với niềng răng trong suốt, do có thể tháo rời nên việc ăn uống cũng được thoải mái hơn rất nhiều.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng có thể mắc khi đang niềng răng như sâu răng, viêm lợi, tụt lợi,… răng luôn cần sạch sẽ. Vậy vệ sinh răng niềng như thế nào cho hiệu quả?
- Chải răng ít nhất 2 lần một ngày
- Nên vệ sinh răng ngay sau khi ăn
- Dùng bản chải lông mềm và chỉ chải răng một cách nhẹ nhàng
- Sử dụng tăm nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa thay cho tăm tre
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng hàng ngày
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất cho câu hỏi “Bị gãy răng có niềng được không?” mà nhiều khách hàng quan trong thời gian gần đây. Mong răng bạn đã có câu trả lời cho mình rồi.