Phun môi là một trong những phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay. Một vài chị em đang niềng răng có mong muốn được phun môi. Vậy niềng răng có phun môi được không? Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị dưới đây.
Mục lục
Phun môi là gì?
Màu sắc của môi của mỗi người thường không giống nhau và ảnh hưởng tương đối nhiều đến sắc thái của gương mặt. Vì vậy, phun môi sẽ là một lựa chọn phù hợp để cải thiện sắc môi.
Phun môi là kỹ thuật dùng một đầu kim siêu nhỏ có bầu chứa mực, sau đó phun tạo màu lên lớp thượng bì của môi, giúp môi có màu sắc như ý muốn. Kỹ thuật này có thể tạo cho môi nhiều màu sắc đẹp từ nhưng tông màu tự nhiên như cam đào, hồng san hô hay những màu thời trang như đỏ cam, đỏ rượu,…
Quá trình phun môi diễn ra tương đối nhanh chóng và cho kết quả ngay là một đôi môi tươi tắn, có sức sống. So với việc dùng son môi, phun môi có ưu điểm có thể giữ được màu sắc lâu hơn, không bị phai màu trong quá trình hoạt động, ăn uống hay vệ sinh.
Cụ thể hơn, quá trình phun môi bao gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Bác sĩ da liễu thăm khám toàn diện cho khuôn mặt để nắm được các vấn đề hiện tại của môi. Ở bước này bạn có thể nêu những mong muốn của mình để thay đổi, sau đó lựa chọn màu sắc phù hợp.
Bước 2: Làm sạch môi và gây tê tại chỗ, giúp bạn không cảm thấy đau khi phun môi.
Bước 3: Tạo hình cho môi phù hợp với khuôn mặt và màu môi tự nhiên.
Bước 4: Thực hiện phun môi với màu sắc đã chọn. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ dùng các loại dụng cụ chuyên biệt để phun màu lên môi với màu sắc mà bạn đã chọn.
Bước 5: Theo dõi và chăm sóc sau phun môi theo hướng dẫn để môi sẽ nhanh lành và lên màu đẹp, như ý muốn.
Niềng răng có phun môi được không?
Niềng răng hay chỉnh nha là một phương pháp ngày càng nhiều người lựa chọn vì sự hiệu quả cho những trường hợp răng hô, khấp khểnh, răng móm… Quá trình niềng răng thường diễn ra trong khoảng 1,5 – 2 năm. Trong thời gian này, nhiều chị em có nhu cầu được phun môi để cải thiện sắc môi nhưng e ngại rằng niềng răng có thể cản trở việc phun môi.
Tuy nhiên, phun môi chỉ tác động lên phần môi, không tác động đến răng, hàm hay trong khoang miệng nên đang niềng có thể phun môi được. Vì vậy, nếu bạn đang niềng răng và muốn phun môi thì có thể yên tâm làm được nhé!
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi mà chúng tôi thường nhận được, những thông tin dưới đây có thể là những điều bạn đang tìm kiếm.
Niềng răng có hạ gò má được không?
Gò má cao đôi khi khiến gương mặt không được trẻ trung, cân đối, nên nhiều người có nhu cầu hạ gò má. Một số người cũng cho rằng gò má của họ trở nên cao hơn khi bắt đầu niềng răng. Thực ra, niềng răng không làm gò má cao lên cũng không thể hạ gò má được vì niềng răng không tác động lên xương vùng má. Tuy nhiên, sau khi niềng răng xong, gương mặt bạn sẽ trở nên hài hòa và cân đối hơn. Do đó, bạn nên đợi sau khi niềng răng xong sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện phẫu thuật hạ gò má.
Đọc thêm: Tại sao niềng răng bị hóp má, hóp thái dương?
Niềng răng có nâng mũi được không?
Trong thời gian niềng răng bạn vẫn có thể thực hiện nâng mũi được. Tuy nhiên, việc nâng mũi khi đang niềng răng có thể khiến bạn một khó chịu. Do đó, tùy thuộc vào kế hoạch chỉnh nha, tình trạng sức khỏe hay phác đồ của bác sĩ để quyết định việc nên hay không nâng mũi khi đang niềng răng.
Nếu bạn chỉ cần chỉnh nha nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm, bạn có thể nâng mũi như người bình thường với thời gian điều trị chỉnh nha từ 1 đến 3 tháng. Hoặc nếu bạn muốn yên tâm hơn thì hãy đợi sau khi kết thúc quá trình niềng răng (sau 6 tháng) rồi mới quyết định nâng mũi.
Nếu răng khấp khểnh, hô ở mức độ nặng hoặc khớp cắn ngược, khớp cắn sâu sau khi niềng răng, có thể làm thay đổi vị trí của môi trên và tương quan giữa môi trên và sống mũi. Vì vậy, bạn nên đợi đến khi niềng răng xong mới tiến hành nâng mũi.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng có làm cho mũi cao hơn không?
Niềng răng có tiêm cằm, gọt cằm được không?
Tiêm cằm hay gọt cằm đều là những thủ thuật thẩm mỹ trên gương mặt nhưng không liên quan đến vùng hàm. Vì thế, khi đang niềng răng vẫn có thể tiêm, gọt cằm được. Tuy nhiên, bạn cần tránh ăn thức ăn cứng, dai trong 7 – 10 ngày đầu để tránh làm tổn thương đến vị trí vừa phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn, uống thuốc và tái khám,…
Phun môi, tiêm cằm hay hạ gò má đều là những thủ thuật làm đẹp rất phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Nếu có mong muốn thực hiện các phương pháp này trong khi niềng răng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi mỗi người có tình trạng và thể trạng khác nhau. Bạn cũng cần tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn cơ sở làm đpẹ uy tín, chất lương, tốt nhất là chọn các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn.
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đưa ra trong nội dung bài viết có thể giúp ích cho bạn!