Nhiệt miệng là điều không ai mong muốn bởi tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Ai đang bị nhiệt miệng hầu như cũng đều mong mỏi nó biết mất càng nhanh càng tốt. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi cũng những hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị nhiệt miệng?
Mục lục
Bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét trên niêm mạc trong khoang miệng do nhiều yếu tố như cơ thể bị nóng trong, thiếu chất, ăn đồ cay nóng, rối loạn nội tiết, stress… May mắn rằng, đây là một bệnh lý tự phát có thể tự khỏi sau một thời gian nếu biết bạn biết cách chăm sóc tốt.
Thông thường, các nốt nhiệt miệng nhỏ đơn lẻ sẽ biến mất sau 3 – 4 ngày. Một số trường hợp như bị nhiệt miệng tại nhiều vị trí cùng một lúc hoặc vết loét nhiệt miệng lớn, những người miễn dịch kém hoặc thiếu chất thì thời gian tự chữa lành các vết tổn thương sẽ diễn ra lâu hơn.
Xem thêm: Chi tiết hình ảnh nhiệt miệng và phân biệt nhiệt miệng với các vết loét khác
Nhìn chung, nhiệt miệng không phải bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe, bệnh có thể tự hết nhưng không có câu trả lời chính xác là trong bao lâu. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của nhiệt miệng cũng như cách chăm sóc, điều trị mà thời gian hồi phục là khác nhau. Có người chỉ vài ngày là khỏi, có người bị nhiệt miệng kéo dài 7 – 10 ngày hoặc hơn. Nếu như tình trạng nhiệt miệng kéo dài không thuyên giảm, có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Sau đây là các biến chứng có thể gặp phải nếu bị nhiệt miệng kéo dài.
Có thể bạn quan tâm: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Nhiệt miệng kéo dài có thể gây biến chứng gì không?
Trường hợp bị biến chứng do nhiệt miệng thường không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi người bệnh bị nhiệt miệng kéo dài, số lượng vết loét lớn kèm theo các biến chứng như sốt, xuất hiện ổ áp xe trong khoang miệng. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, loét miệng nghiêm trọng khiến họ dường như không muốn ăn uống gì, tâm lý, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, tình trạng loét miệng kéo dài và tái phát thường xuyên cũng có nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng như viêm mô tế bào miệng, áp xe răng, ung thư miệng… Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan khi bị nhiệt miệng kéo dài mà nên đi kiểm tra với bác sĩ khi bị nhiệt miệng quá 2 tuần không khỏi.
Những sai lầm khiến bị nhiệt miệng lâu khỏi
Vệ sinh răng miệng kém
Khi trong khoang miệng xuất hiện vết thương hở do nhiệt miệng, các vi khuẩn có hại sẽ nhanh chóng tìm đến và tấn công gây viêm loét nghiêm trọng hơn. Nếu như chúng ta không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây nhiệt miệng lan rộng và kéo dài lâu khỏi hơn.
Vì lý do này, khi bị nhiệt miệng chúng ta càng cần chú trọng hơn tới việc vệ sinh răng miệng thật kỹ. Các việc nên làm để khoang miệng luôn sạch sẽ gồm
Chải răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, nướu và khoang miệng sau mỗi bữa ăn. Khi vệ sinh răng miệng cần hết sức nhẹ nhàng, tránh chạm vào các vết loét trong miệng.
Chú ý sử dụng những sản phẩm vệ sinh răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng không cay, không chứa cồn để tránh làm các vết thương hở bị kích thích.
Không hiểu rõ nguyên nhân bị nhiệt miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, trong đó có những yếu tố khiến cho chứng nhiệt miệng kéo dài và thường xuyên tái phát chẳng hạn như thiếu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Nếu như không hiểu rõ nguyên nhân để chữa trị tận gốc vấn đề thì bạn sẽ thường xuyên phải chịu đựng đau đớn, khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Để tránh gặp phải sai lầm này, bạn cần theo dõi các biểu hiện sức khỏe của bản thân, tìm hiểu thêm thông tin về các nguyên nhân gây nhiệt miệng để loại trừ. Nếu cần thiết, hãy đến bác sĩ để kiểm tra và có được kết luận chính xác nhất về tình trạng nhiệt miệng của mình.
Chế độ ăn uống không kiêng cữ
Khi bị nhiệt miệng, các vết loét rất nhạy cảm với các loại đồ ăn thức uống, nhất là đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, chua… Nếu như bạn không chú ý một số điều cần kiêng cữ trong ăn uống, rất có thể tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ kéo dài kèm theo cảm giác khó chịu khi ăn uống.
Những lưu ý khi bị nhiệt miệng liên quan đến chế độ ăn uống bao gồm
Ăn những món mềm, lỏng như cháo, súp, bánh mì, ăn cơm với các món mềm, cắt nhỏ. Tránh ăn đồ ăn quá cứng, có vụn mảnh sắc nhọn có thể tổn thương vết loét do nhiệt miệng.
Nên để nguội bớt đồ ăn nóng trước khi thưởng thức để tránh làm kích ứng vết thương. Ưu tiên các món ăn mát lạnh như sữa chua, sinh tố giúp làm dịu vết thương, giúp bạn dễ chịu hơn.
Giảm bớt gia vị cay, mặn khi nấu nướng hoặc kiêng chấm món ăn với gia vị như muối, ớt, nước mắm để hạn chế tình trạng bị xót, đau vết nhiệt miệng do kích ứng.
Uống nhiều nước hỗ trợ việc trao đổi chất, cung cấp dinh dưỡng đến tế bào giúp rút ngắn thời gian lành thương. Ngoài ra, bổ sung đủ nước giúp khoang miệng luôn ẩm, ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển làm trầm trọng các vết loét miệng.
Xem chi tiết: Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì?
Hút thuốc, uống rượu
Việc sử dụng các chất kích thích này bình thường đã không tốt cho sức khỏe và càng bất lợi hơn khi bạn đang bị nhiệt miệng. Các chất này khiến cho máu huyết kém lưu thông và vết thương sẽ rất lâu lành.
Bởi vậy, hãy cố gắng hạn chế hút thuốc lá và uống rượu, ít nhất là trong thời gian đang bị nhiệt miệng để việc điều trị được hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm: Bị nhiệt miệng uống nước gì thanh nhiệt, nhanh hết loét?
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà
Chữa nhiệt miệng bằng các mẹo dân gian cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Nhiều người chỉ chăm sóc vệ sinh răng miệng kết hợp một số mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà mà đẩy lùi được chứng nhiệt miệng nhanh chóng. Chữa nhiệt miệng bằng các mẹo dân gian không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn an toàn cho những đối tượng nhạy cảm với thuốc Tây như phụ nữ mang thai…
Sau đây là những mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả
Súc miệng nước muối loãng
Nước muối loãng có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn hỗ trợ quá trình tự lành thương hiệu quả. Vì thế, bạn có thể áp dụng cách súc miệng bằng nước muối loãng khi bị nhiệt miệng, các vết loét sẽ nhanh chóng biến mất đồng thời ngăn ngừa được các bệnh răng miệng như viêm nướu, sâu răng…
Bạn áp dụng phương pháp này bằng cách chuẩn bị muối biển và nước tinh khiết theo tỷ lệ 9gr muối và 1 lít nước, pha trộn vào nhau để có dung dịch nước súc miệng.
Dùng dung dịch nước muối loãng súc miệng ít nhất 3 lần/ngày vào sáng sớm khi thức dậy, buổi trưa sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu như việc pha chế nước muối loãng bất tiện đối với bạn, hãy mua chai nước muối sinh lý loại lớn có bán tại các hiệu thuốc để súc miệng thay thế.
Có thể bạn quan tâm: Vitamin PP chữa nhiệt miệng dưới GÓC NHÌN KHOA HỌC
Dùng trà hoa cúc
Trong trà hoa cúc có chứa các hợp chất kháng viêm và khử trùng như azulene – 2 và levomenol rất tốt cho những trường hợp bị viêm loét, nhiệt miệng. Sử dụng mẹo chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc, bạn hãy dùng trà dạng túi lọc để pha lấy nước trà uống. Đồng thời, đừng quên giữ lại túi lọc trà sau khi pha trà để đắp lên vết thương do nhiệt miệng.
Khi đắp túi trà chữa nhiệt miệng, bạn hãy ngậm túi trà trong ít nhất 2 phút để các tinh chất từ trà hoa cúc phát huy tác dụng chữa trị vết thương.
Uống nước cam
Nước cam giàu vitamin C tự nhiên, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào giúp vết loét chóng lành. Hơn nữa, vitamin C trong nước cam cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và ngăn ngừa các vết loét lan rộng.
Vì thế, khi bị nhiệt miệng, bạn hãy tích cực ăn cam hoặc vắt nước cam để uống 2 -3 cốc mỗi ngày, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn vừa hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương do nhiệt miệng gây ra.
Ăn sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm mát lạnh được khuyên dùng khi bị loét miệng, nhiệt miệng không chỉ giảm đau, làm dịu vết thương, sữa chua còn chứa các lợi khuẩn giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại trong miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng lan rộng và giúp vết nhiệt miệng nhanh khỏi hơn.
Bôi dầu dừa
Dầu dừa rất lành tính và an toàn với sức khỏe. Tinh chất dầu dừa có chứa các hợp chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, vì thế bạn có thể bôi một chút dầu dừa nguyên chất lên vết loét nhiệt miệng. Hãy cố gắng giữ dầu dừa trong miệng, không nhổ bỏ hoặc nuốt nước bọt trong 5 phút để tinh dầu dừa phát huy tác dụng chữa trị nhiệt miệng.
Ngậm mật ong
Mật ong là thực phẩm dồi dào dưỡng chất, cực kỳ tốt cho sức khỏe. Mật ong còn có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm và kháng khuẩn, phù hợp cho những người đang bị nhiệt miệng.
Để giảm nhiệt miệng bằng mật ong, bạn nên chọn loại mật ong chất lượng tốt và ngậm khoảng 1 thìa cà phê mật ong trong miệng 3 – 4 lần mỗi ngày. Tất nhiên, những người bị tiểu đường hay phụ nữ mang thai, người bị huyết áp thấp hoặc dễ bị dị ứng thì không nên áp dụng cách làm này.
Như vậy có thể thấy rằng, bạn có thể bị nhiệt miệng trong bao lâu phụ thuộc rất nhiều các cách bạn chăm sóc bản thân như thế nào trong thời gian bị bệnh. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để chữa trị nhiệt miệng sao cho vết thương mau hồi phục, cho việc ăn uống và sinh hoạt sớm trở lại bình thường.
Tìm hiểu thêm: