• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa

Chạy răng sau niềng răng phải làm sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Hồng Đức

Sau khi tháo bỏ tất cả khí cụ chỉnh nha, bạn vẫn còn một công đoạn quan trọng khác là đeo hàm duy trì. Điều này giúp hạn chế tối đa việc bị “chạy răng” sau niềng răng. Tại sao lại có hiện tượng nào? Không đeo hàm duy trì có được không? Cách nào khắc phục tốt nhất. Tìm hiểu đầy đủ thông tin quan trọng dưới đây nhé.

Mục lục

  • Vì sao có hiện tượng “chạy răng” sau khi niềng răng?
  • Các nguyên nhân gây ra hiện tượng chạy răng
    • Kỹ thuật chỉnh nha kém
    • Không đeo hàm duy trì
    • Tác động từ răng khôn mọc ngầm
  • Cách khắc phục chạy răng sau niềng răng
    • Sử dụng hàm duy trì
    • Nhổ bỏ răng khôn và đeo hàm duy trì
  • Các loại hàm duy trì trong nha khoa
    • Hàm duy trì cố định
    • Hàm duy trì tháo lắp
  • Cách đeo hàm duy trì chính xác nhất
    • Thời gian đeo hàm duy trì đủ
    • Vệ sinh hàm duy trì đúng cách
  • Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi niềng răng để răng không chạy
    • Chế độ ăn uống phù hợp
    • Loại bỏ các thói quen xấu gây hại cho răng
    • Tái khám nha khoa định kỳ

Vì sao có hiện tượng “chạy răng” sau khi niềng răng?

Vì sao có hiện tượng

Trong thời gian niềng răng, việc sử dụng mắc cài, dây cung hay khay niềng đều có tác dụng tạo lực kéo ổn định giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Khi kết thúc, bạn sẽ được tháo toàn bộ khí cụ, tuy nhiên điều này có thể làm cho răng “chạy” về các hướng khác nhau.

Lý giải cho điều này, bác sĩ nhận định: Sau khi được giải phóng khỏi khí cụ niềng răng, các sợi đàn hồi trong nướu sẽ cố gắng kéo răng trở lại vị trí cũ. Ngoài ra, hàm răng vừa trải qua đợt chịu lực siết mạnh, răng vẫn còn chưa ổn định trong cả ổ răng, mô xương hàm, nướu nên chưa đạt độ bền vững nhất.

Việc người niềng răng vẫn phải duy trì thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng như bình thường cũng khiến khớp cắn phải hoạt động nhiều. Bởi vậy, răng “chạy” là hiện tượng không hiếm gặp với khách hàng mới tháo khí cụ chỉnh nha. Ngoài nguyên nhân này, bạn có thể tìm hiểu thêm một số yếu tố dưới đây cũng tác động làm cho kết quả niềng răng chưa được như ý muốn.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng chạy răng

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng chạy răng 1

Kỹ thuật chỉnh nha kém

Cần nhấn mạnh một chút là không phải trường hợp nào cũng bị chạy răng sau khi niềng. Tuy nhiên nếu bạn chọn phải bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chưa biết tính toán lực siết phù hợp (lực siết quá mạnh hoặc quá yếu) thì sai lệch của răng ngay sau đó là điều có thể dự đoán được.

Không đeo hàm duy trì

Hàm duy trì được biết tới là khí cụ rất quan trọng và cần thiết sau khi niềng răng. Mục đích của chúng nhằm cố định vị trí các răng, giữa mô xương hàm, nướu được ổn định khi gặp tác động trong quá trình ăn nhai. Tuy nhiên, một số người chủ quan không sử dụng hàm duy trì hoặc đeo sai cách đều sẽ làm giảm hiệu quả mà vất vả lắm bạn mới đạt được.

Tác động của không đeo hàm duy trì lên khoang miệng sẽ là:

  • Cả mô nướu và dây chằng nha chu bị điều chỉnh lại, trở về vị trí ban đầu.
  • Răng và xương hàm trở nên nhạy cảm hơn, chưa thể ổn định trong ổ xương răng.
  • Xương, răng và nướu không thể thích nghi được với sự thay đổi chung của toàn hàm.

Để ngăn ngừa rủi ro trên, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ với hàm duy trì. Chúng tôi sẽ đưa ra thông tin cụ thể hơn ở phần tiếp theo.

Tác động từ răng khôn mọc ngầm

Trong một vài trường hợp, tháo niềng răng vẫn bị chạy lại là bởi răng khôn mọc ngầm tác động tới hướng dịch chuyển của răng. Nếu không thăm khám kỹ và nhổ răng trước khi chỉnh nha, việc răng khôn mọc lên cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Cách khắc phục chạy răng sau niềng răng

Cách khắc phục chạy răng sau niềng răng 1

Nếu bạn thấy hàm răng của mình niềng xong mà bị chạy lại thì cần đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Tùy theo mỗi nguyên nhân mà phương pháp điều trị cũng không giống nhau.

Sử dụng hàm duy trì

Trong trường hợp răng chạy ít, mới xuất hiện trong thời gian đầu, bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu mẫu hàm nhằm chế tác hàm duy trì, giúp răng sớm ổn định. Bạn cần đeo hàm liên tục trong 24 giờ đầu tiên, sau đó thời gian sử dụng được rút ngắn lại tới khi cấu trúc xương hàm và răng đã cố định hoàn toàn, không có dấu hiệu chạy răng.

Nhổ bỏ răng khôn và đeo hàm duy trì

Nếu thấy răng khôn mọc ngầm, bác sĩ tiến hành nhổ răng khôn trước, giải quyết phần gốc rỗ vấn đề. Tiếp đến là đeo hàm duy trì cho bạn. Tùy theo tình trạng xương hàm và răng, bác sĩ sẽ có chỉ định thời gian đeo phù hợp.

Các loại hàm duy trì trong nha khoa

Hàm duy trì được thực hiện bằng cách lấy dấu răng của bạn, sau đó gửi mẫu đó đến phòng chế tác nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp nhất với kích thước răng. Cuối cùng, bác sĩ sẽ gắn hàm duy trì vào răng.

Hiện nay có 2 loại hàm duy trì sau khi niềng răng là: hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Chọn loại nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu lâm sàng của từng trường hợp cụ thể, mong muốn của người đeo, cam kết sử dụng hàm duy trì đúng cách.

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định 1

Hàm duy trì cố định thường là một sợi dây cung bằng thép mỏng được gắn cố định vào mặt sau răng cửa của hàm dưới hoặc hàm trên bằng xi-măng nha khoa.

Nhờ sự chắc chắn của kết cấu và dây kim loại nên việc đeo hàm duy trì cố định có khả năng giữ toàn bộ các răng đúng vị trí trên cung hàm. Khí cụ này phù hợp nhất khi lắp ở răng cửa- nơi mà bạn thường xuyên phải dùng để cắn, xé thức ăn nhiều nhất.

Đúng như cái tên, khi đeo hàm duy trì cố định, bạn không thể tự ý tháo ra mà chỉ có bác sĩ mới thực hiện được. Ngoài ra, mọi người cũng nên chú ý nhiều hơn đến quá trình vệ sinh sạch sẽ khí cụ này.

Hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp 1

Hàm duy trì tháo lắp được chia làm 2 loại: tháo lắp bằng kim loại và tháo lắp bằng nhựa trong suốt.

– Loại hàm duy trì tháo lắp trong suốt được làm từ khay nhựa chuyên biệt. Vì có màu trong suốt nên rất khó phát hiện. Bạn cũng dễ dàng tháo ra trong trường hợp cần thiết như ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Người đeo hàm tháo lắp có thể sử dụng chúng cả ngày mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không sợ bị người xung quanh phát hiện đang chỉnh nha. Tuy nhiên lưu ý một chút là khi chưa sử dụng tới, bạn nên để cố định tránh việc làm hỏng, làm mất.

– Loại hàm duy trì tháo lắp kim loại có tên khác là hàm duy trì Hawley được cấu tạo từ những thanh kim loại giống như dây cung, ôm sát vào răng cửa của hàm trên hoặc hàm dưới. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì này vào ban đêm vì dây kim loại của hàm duy trì lộ rõ ra ngoài bề mặt răng. Khí cụ này phù hợp với những người phải nhổ răng khi niềng răng. Tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao bằng hàm trong suốt.

Cách đeo hàm duy trì chính xác nhất

Để phát huy tối đa công dụng của hàm duy trì giúp cho hàm răng sau khi niềng sớm ổn định, bạn lưu ý vài điều dưới đây nhé.

Thời gian đeo hàm duy trì đủ

  • Sau khi tháo niềng và trong 6 tháng đầu tiên, bạn cần đeo hàm duy trì liên tục suốt 24h.
  • Trong 6 tháng tiếp theo, thời gian đeo hàm duy trì sẽ giảm dần theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể chỉ cần đeo vào ban đêm.
  • Một số trường hợp sau 12 tháng đeo hàm duy trì, bạn có thể đeo thêm khoảng 3- 4 ngày mỗi tuần vào ban đêm.

Trong thời gian đeo hàm duy trì, bạn cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm theo dõi mức độ ổn định của răng. Đến khi thấy răng, xương hàm đã hoàn toàn cố định và không còn nguy cơ chạy về vị trí ban đầu thì bác sĩ sẽ dừng việc đeo hàm duy trì cho bạn.

Vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Hàm duy trì cũng là khí cụ cần phải vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Tuy nhiên, mỗi loại hàm duy trì sẽ có cách vệ sinh khác nhau.

– Với hàm duy trì cố định

Vệ sinh hàm duy trì đúng cách 1

Bạn sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng như bàn chải rãnh, bàn chải kẽ hoặc bàn chải điện có đầu nhỏ, lông mềm. Bên cạnh đó kết hợp thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng để làm sạch hàm duy trì một cách tối ưu.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến nha khoa thường xuyên sẽ được bác sĩ kiểm tra, lấy cao răng, phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng cũng như điều chỉnh hàm duy trì phù hợp. Nhờ đó hiệu quả chỉnh nha sẽ sớm ổn định hơn.

– Với hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt

Vệ sinh hàm duy trì đúng cách 2

Bạn có thể sử dụng nước sạch, dùng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng để làm sạch các mảng bám, cặn bẩn, mảnh vụn thức ăn bám trên hàm duy trì. Điều này nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm tổn hại đến răng. Bên cạnh đó, bạn cần tránh việc rửa, ngâm hàm duy trì bằng nước nóng vì dễ làm biến dạng nhựa dẻo.

Trong thời gian đầu khi sử dụng hàm duy trì trong suốt, mọi người cần đeo liên tục khoảng 20- 24h. Nếu lúc nào không cần thì nhớ bảo quản trong hộp chuyên dụng để tránh tình trạng vỡ, mất hoặc vi khuẩn, bụi bẩn bám vào. Trường hợp thấy hàm duy trì xuất hiện các vết màu trắng vàng mà không thể làm sạch, bạn nên đến phòng khám để được bác sĩ tư vấn.

Xem thêm: Loạt ảnh thay đổi trước và sau khi niềng răng tại Thuý Đức

Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi niềng răng để răng không chạy

Đeo hàm duy trì sau chỉnh nha là cần thiết nhưng bạn cũng cần chú ý đến cách chăm sóc răng miệng nhằm hạn chế răng bị chạy lại vị trí cũ.

Chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống phù hợp 1

Giống như khi đeo niềng, răng của bạn vẫn còn chưa ổn định, dễ tổn thương. Thời điểm này bạn cần chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, tránh xa các thực phẩm gây hại cho răng.

– Các thực phẩm nên ăn:

  • Các món ăn mềm như: cháo, súp, ngũ cốc, cơm mềm, bún phở,…
  • Các thực phẩm từ sữa như: sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ mềm, các loại bánh,…
  • Món ăn ngon từ trứng vì trứng chứa nhiều vitamin D tốt cho sự phát triển của răng như trứng luộc, trứng chiên, trứng hấp,…
  • Các thực phẩm dinh dưỡng từ thịt heo, bò, gia cầm và hải sản nhưng cần được chế biến kỹ, cắt nhỏ hoặc hầm.
  • Các thực phầm từ rau, củ quả dễ ăn, dễ nhai như nho, đu đủ,…

– Các thực phẩm nên hạn chế:

  • Các loại bánh kẹo, đường vì dễ làm phát sinh các mảng bám, dễ gây sâu răng.
  • Các thực phẩm quá cứng như xương, đá viên, đùi gà chiên, ngô luộc,… hoặc quá dẻo như bánh dày, bánh nếp,…
  • Các thực phẩm giòn, nhiều vụn như bánh mỳ, bánh quy, bim bim,…
  • Các thực phẩm quá nóng như lẩu, quá cay hoặc quá lạnh đều không tốt
  • Không nên uống rượu, bia, trà, café, đồ uống chứa cồn,…

Loại bỏ các thói quen xấu gây hại cho răng

Nếu đang duy trì một số thói quen như cắn bút, cắn móng tay, nghiền răng khi ngủ, nhai đá viên,… thì bạn cần dừng ngay các hành động này. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàm răng vừa mới tháo niềng. Dù khó khăn thế nào thì mọi người cũng nên cố gắng nhé.

Tái khám nha khoa định kỳ

Sau khi đã tháo niềng mà thấy răng dịch chuyển bất thường hoặc bị chạy quá nhiều so với cung hàm, bạn cần đến ngay phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm nhất. Tuyệt đối không nên để răng di chuyển quá nhiều rồi mới tìm đến bác sĩ.

Đeo hàm duy trì có thể hơi bất tiện trong thời gian đầu nhưng đây là phương pháp hiệu quả nhất hạn chế tình trạng chạy răng sau khi tháo niềng. Mọi người nên tuân thủ đúng thời gian cũng như làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy tránh được tình trạng mất thêm chi phí, thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân nếu niềng răng bị thất bại.

Xem thêm: Niềng răng xong có bị hô lại không?

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất  ĐĂNG KÝTái khám nha khoa định kỳ 1

 

Tác giả: Liên Đào - 21/05/2025

Chia sẻ0
Chia sẻ
Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Hình ảnh răng vẩu thay đổi sau khi niềng tại Nha khoa Thúy Đức

Cắm vít niềng răng bị sưng viêm khắc phục thế nào?

Niềng răng có phun môi được không?

Tại sao phải đeo thun tách kẽ khi niềng răng?

Thế nào là khớp cắn chuẩn? Cách để có khớp cắn chuẩn

Sai lệch khớp cắn có mấy loại? Điều trị thế nào?

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑