Lợi trùm có thể xảy ra với bất kỳ ai khi mọc răng khôn. Nhiều người chủ quan nghĩ rằng tình trạng này sẽ tự hết và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không đúng. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mục lục
Lợi trùm răng khôn là gì?
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu lợi trùm là như thế nào nhé. Lợi trùm là phần lợi bao phủ toàn bộ hoặc một phần ở trên bề mặt của răng, gây cản trở đến sự phát triển một cách bình thường của răng đó. Sau một thời gian, khi răng mọc lên sẽ tạo thành một khoảng trống bên dưới lợi và dễ gây ra tình trạng viêm lợi, sưng tấy nếu không chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ càng.
Hiện tượng lợi trùm răng khôn là chiếc răng khôn mọc lên bị che lấp một phần bởi lợi, chỉ mọc được một phần ra bên ngoài. Hay nói cách khác, lợi trùm sẽ hạn chế sự phát triển của răng khôn theo lẽ thông thường. Sự phát triển mô mềm trên chiếc răng khôn đã mọc một phần được gọi là túi lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, tăng sinh và gây bệnh nhiễm trùng, sưng tấy khu vực tại chỗ rồi sẽ lan rộng. Từ đó, mô nướu bị viêm hoặc sưng tấy sẽ che phủ lên bề mặt răng. Tình trạng này phổ biến hơn ở răng hàm dưới và thường xảy ra xung quanh răng khôn. Hầu hết người mắc phải tình trạng lợi trùm răng khôn là các bạn trẻ trong độ tuổi mọc răng khôn.
Khi ăn uống xong mà không vệ sinh răng miệng cẩn thận, mảnh vụn thức ăn trong các kẽ răng hay các mảng bám mặt sau của răng không được làm sạch cũng có thể là điều kiện dẫn tới viêm lợi trùm lên răng khôn. Nếu các tác nhân này vẫn còn ở đó, lợi có thể bị kích ứng và dẫn đến viêm nhiễm thực sự.
Tình trạng lợi trùm nghiêm trọng hơn, có hiện tượng sưng tấy và nhiễm trùng, nếu không chữa trị ngay có thể kéo dài ra khỏi hàm đến má, cổ.
Viêm lợi trùm không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây nguy hiểm đến cả tính mạng nếu để cho mủ đi xuống các khoang sâu gây co khít hàm.
Viêm nhiễm gây ra là do lợi xung quanh răng sẽ tạo thành một cái túi sâu, trong đó chứa đầy vi khuẩn. Khi thức ăn, vi khuẩn tập trung dưới đáy túi, việc làm sạch là không thể thực hiện được. Ổ viêm còn có thể bùng phát do các yếu tố miễn dịch xuống thấp hay thay đổi nội tiết tố tại thời điểm đặc biệt nào đó. Vì thế mà các sản phẩm điều trị hay phương pháp tự điều trị viêm lợi trùm răng khôn trên thị trường hoàn toàn không có tác dụng.
Chính vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho sức khoẻ của chính bạn, loại bỏ túi lợi xung quanh răng là cách tốt nhất, triệt để và khoa học nhất để chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm mãn tính do lợi trùm. Đặc biệt với đối tượng là các bạn nữ thì việc này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng khó chịu này, không còn ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe do việc thay đổi nội tiết mỗi tháng sẽ khiến cho vị trí viêm lợi trùm răng khôn đau hơn.
Để loại bỏ lợi trùm răng khôn hiện nay có 2 cách là cắt tạo hình lợi (Operculectomy) hoặc nhổ răng khôn (wisdom tooth extraction).
Đọc thêm: Lợi chân răng bị trắng là bị làm sao?
Lợi trùm răng khôn có tự hết được không?
Lợi trùm răng khôn có thể tự hết trong trường hợp viêm lợi xung quanh răng ở mức độ rất nhẹ. Thường thì viêm lợi trùm xảy ra trong thời gian răng vẫn nằm trong nướu. Khi răng đã mọc lên trên bề mặt nướu thì tình trạng viêm lợi trùm sẽ chấm dứt, hết sưng và trở lại khỏe mạnh như bình thường. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá hiếm gặp và nó vẫn có thể khiến cơn đau kéo dài trong suốt thời gian mọc răng (có thể tới vài năm).
Trên thực tế, viêm nhiễm là tình trạng khó có thể khỏi hoàn toàn nếu không có sự điều trị của thuốc hoặc các tác động liên quan vì thế viêm lợi trùm răng khôn rất khó tự khỏi. Hơn nữa, bệnh này cũng có nguy cơ thành bệnh mãn tính nếu không được xử lý dứt điểm và kịp thời, dễ bị tái phát lại nhiều lần.
Tốt hơn hết, bạn đừng trông mong vào việc tình trạng lợi trùm răng khôn của mình sẽ tự khỏi mà cần thực hiện bằng các phương pháp nha khoa.Trong trường hợp viêm lợi trùm có mủ, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh nhằm diệt vi khuẩn, xẹp nốt mủ và giúp lợi ổn định hơn. Sau đó mới tiến hành điều trị tận gốc viêm bằng cách cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn.
Bạn lưu ý rằng thuốc kháng sinh không thể điều trị tận gốc viêm lợi trùm răng khôn mà chỉ là giải pháp tạm thời khắc phục những biểu hiện mà bệnh lý này gây ra, giảm thiểu biến chứng.
Nguyên nhân viêm lợi trùm răng khôn
Viêm lợi trùm do vị trí mọc răng khôn
Răng khôn nằm ở vị trí bên trong cùng của hàm nên nó thường không thể nâng mặt răng lên hẳn được. Do đó, chiếc răng này thường không tách khỏi nướu mà hay mọc mấp mé ở bờ nướu. Vì thế mà răng khôn mọc không thể trồi lên khỏi lợi hoàn toàn như những răng khác.
Đây chính là nguyên nhân khiến răng cọ sát với nướu trong quá trình ăn, nhai hoặc vệ sinh răng miệng. Theo thời gian, dưới sự tác động này, nướu sẽ bị tổn thương, sưng phồng, dẫn tới viêm lợi trùm răng khôn.
Viêm lợi trùm do hướng mọc răng khôn
Răng khôn vì mọc sau cùng và ở sâu bên trong hàm nên chúng thường thiếu chỗ trống để trồi lên khỏi nướu theo đúng hướng. Vì thế mà chúng có thể mọc với nhiều tư thế khác nhau như mọc nghiêng, mọc ngầm, nằm ngang,… Sự sai lệch trong hướng mọc cũng khiến cho góc mọc bị thay đổi. Từ đó phần nướu bị sưng lên và khó được làm sạch trong quá trình vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, nướu bị viêm nhiễm, trùm lên răng khôn.
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng khôn
Lợi sưng phồng, đỏ
Đây là biểu hiện thường gặp phải khi bạn gặp các vấn đề về răng miệng, cũng là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất. Phần lợi trùm trên chiếc răng khôn đang mọc bị tấy đỏ, sưng phồng, khi ấn vào sẽ cảm thấy đau đớn, thậm chí có thể thấy chảy nước và mủ.
Nếu bạn không có cách điều trị đúng cách ngay từ lúc này, bệnh sẽ phát triển ngày càng nặng. Các cơn đau bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều với cường độ lớn, gây khó khăn trong quá trình ăn uống.
Đau răng khôn
Lợi trùm chân răng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng khôn nên chắc chắn sẽ xuất hiện tình trạng đau răng kéo dài. Răng khôn lợi trùm bị viêm nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chiếc răng khôn mà còn ảnh hưởng đến cả hàm răng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Chảy máu, đau nhức chân răng
Viêm lợi trùm phát triển ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng, răng yếu hơn và rất dễ bị tổn thương. Lúc này chân răng thường xuyên chảy máu, nhất là khi ăn thức ăn cứng hoặc chải răng quá mạnh, cọ sát vào vị trí đang bị tổn thương. Hiện tượng này trong nhiều trường hợp còn có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không có tác động nhiều tới chân răng.
Sốt, nổi hạch ở cổ
Khi lợi trùm răng khôn phát triển ở mức nghiêm trọng hơn thì sẽ xuất hiện các nốt hạch nổi ở cổ, dưới hàm kèm theo sốt. Chức năng của hạch là sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có viêm nhiễm nướu răng.
Điều cần làm lúc này là nhanh chóng tới phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời, đúng cách.
Hôi miệng
Tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong khoang miệng chắc chắn sẽ khiến cho nước bọt và hơi thở có mùi khó chịu. Hơn nữa, vị trí viêm nhiễm sưng to khiến bạn khó ngậm chặt miệng như bình thường. Vì thế có thể bị chảy nước miếng khi ngủ.
Nhờ các triệu chứng nêu trên, cùng với những thăm khám tổng quát kiểm tra hướng và tư thế mọc của răng khôn, xác định xem chúng chỉ nhú lên một phần mà bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra chẩn đoán viêm lợi trùm lên răng. Bên cạnh đó, việc chụp X-quang có thể cần thiết nếu khu vực viêm khó tiếp cận, quan sát toàn diện.
Các biến chứng của viêm lợi trùm răng khôn
Viêm lợi trùm răng khôn có mủ
Nếu bạn thấy xuất hiện những nốt mủ có màu trắng thì chính là lúc bệnh đã phát triển nặng hơn. Lúc này phần lợi trùm bị nhiễm trùng nặng, khi mủ chảy ra có mùi hôi khó chịu. Thường vào giai đoạn này rất khó điều trị khỏi bằng thuốc chuyên khoa.
Nhiễm trùng nướu
Biến chứng này thường gặp khi bị lợi trùm răng khôn. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, nếu không điều trị dứt điểm, những tổn thương trước đó không những không được khắc phục mà còn tiến triển nặng hơn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng nướu răng bị tổn thương sẵn và gây nhiễm trùng. Nếu tiếp tục không loại bỏ phần lợi trùm bị viêm nhiễm thì sức khỏe toàn thân chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, có thể liên quan tới tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ về sau.
Ảnh hưởng tới răng bên cạnh
Nhiều người nghĩ chỉ bị lợi trùm ở vị trí răng khôn thì những răng bên cạnh không bị ảnh hưởng nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn sai. Khi viêm lợi trùm răng khôn xuất hiện biến chứng, vi khuẩn sẽ lây lan nhanh chóng từ vùng bị viêm tới các răng khác khiến cho phần lợi chân răng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân
Viêm lợi trùm răng khôn sẽ có cảm giác đau và khó chịu vì thế bạn sẽ không thể ăn uống như bình thường, việc nhai nuốt trở nên khó khăn hơn và giảm vị giác. Các cơn đau kéo dài kèm thêm chán ăn sẽ khiến cơ thể bạn suy yếu, mệt mỏi, thậm chí việc tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Điều trị viêm lợi trùm răng khôn như thế nào?
Không phải ai mọc răng khôn cũng sẽ bị viêm lợi trùm. Nhưng một khi gặp phải tình trạng này thì tốt nhất là bạn nên đi cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn để có thể điều trị triệt để, tránh kéo theo nhiều bệnh lý về răng khác ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Cắt lợi trùm răng khôn
Cắt lợi trùm chỉ là một cuộc tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa nên thủ thuật khá đơn giản và thời gian thực hiện cũng nhanh chóng. Trước khi cắt lợi trùm, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ rồi gây tê vùng lợi trùm cần loại bỏ. Tia laser, dao điện hoặc dao thường sẽ được sử dụng để loại bỏ tận gốc lợi trùm. Sau khi hết thuốc tê bạn sẽ cảm thấy hơi đau và vết thương rỉ máu. Việc này là hoàn toàn bình thường và lợi sẽ nhanh chóng bình phục sau 1 – 2 tuần. Bạn cần tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ và chăm sóc răng miệng thật kỹ càng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được phương pháp này. Ví dụ như những trường hợp răng khôn mọc quá sát với cành đứng xương hàm dưới.
Xem chi tiết: Chi phí cắt lợi trùm răng khôn
Nhổ răng khôn
Cắt lợi trùm cũng có một số nguy cơ như tổn thương dây thần kinh lưỡi, mất vị giác hoặc nhiễm trùng chảy máu. Thậm chí có thể bị tái lợi trùm răng khôn trở lại. Vì vậy nhiều nha sĩ khuyên nên nhổ răng khôn bị lợi trùm, loại bỏ vĩnh viễn nguy cơ trên thay vì chọn giải pháp cắt lợi.
Nhổ răng khôn khi bị lợi trùm hoàn toàn không có hại mà còn mang lại những lợi ích như tạo nên một đường lưu dẫn tự nhiên giúp chỗ viêm nhanh hồi phục hơn là sử dụng các thuốc kháng sinh kháng viêm và trì hoãn việc nhổ răng. Hơn nữa cũng loại bỏ sớm được các biến chứng có thể xảy ra nếu răng khôn tiếp tục mọc.
Thông thường, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ răng khôn cả hàm trên, hàm dưới để ngăn răng hàm trên cắn vào nướu hàm dưới và gây ra các đợt nhiễm trùng, viêm nhiễm khác.
Chăm sóc như thế nào sau khi điều trị viêm lợi trùm răng khôn?
Sau khi cắt lợi bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để hậu phẫu nhẹ nhàng và an toàn cho bạn.
Bạn cũng được khuyên ăn những thực phẩm mềm như súp, cháo,…tránh phải dùng nhiều lực khi nhai, tác động vào vết thương mới. Hạn chế hút thuốc lá, thức ăn nóng 1 – 2 ngày hoặc cho đến khi vết thương khỏi hoàn toàn.
Cần giữ vệ sinh thật tốt. Khoảng 2 tuần thì vị trí phẫu thuật sẽ ổn định. Sau 24 giờ kể từ khi điều trị viêm lợi trùm, bạn không nên đánh răng, súc miệng, khạc nhổ tránh bị viêm đau; không nên chơi thể thao hoặc hoạt động quá sức do vết thương chưa ổn định có thể vỡ ra.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề viêm lợi trùm răng khôn. Nếu còn thắc mắc cần được giải áp hoặc tư vấn thì vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất.