Khi bạn nhìn vào gương và thấy lưỡi của mình có màu đen, có lẽ bạn sẽ lo lắng và tự hỏi liệu đây có phải là dấu hiệu của một bệnh nào đó. Để trả lời cho thắc mắc này, bạn hãy đọc chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Lưỡi có màu đen – trường hợp bình thường
1.1. Sử dụng thức ăn màu đen
Lưỡi được bao phủ bởi các nhú gai nhỏ xíu, có chức năng giúp cảm nhận vị giác và tạo độ nhám cho lưỡi. Khi ăn thức ăn có chứa chất màu, các chất màu này có thể bám vào các nhú gai và làm cho lưỡi bị nhuộm màu.
Một số loại thức ăn có màu đen như nho đen, bánh mì đen, nước ngọt màu đen.. sẽ làm cho bề mặt lưỡi có màu đen. Đối với vấn đề này, bạn chỉ cần đánh răng và chải lưỡi là sẽ khắc phục được vấn đề.
1.2. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm lưỡi có màu đen do hóa chất trong khói thuốc như nicotine và tar bám vào các nhú lưỡi, khiến chúng bị nhuộm màu và kéo dài bất thường. Khói thuốc còn làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng và tích tụ vi khuẩn, tế bào chết, dẫn đến hiện tượng lưỡi có màu đen. Tình trạng này thường đi kèm với hơi thở có mùi và cảm giác thô ráp trên lưỡi.
1.3. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như kháng sinh (tetracycline, doxycycline), thuốc hóa trị, hoặc thuốc chứa bismuth (dùng điều trị viêm dạ dày) có thể làm lưỡi chuyển màu đen. Thuốc này có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật trong miệng hoặc phản ứng với nước bọt, tạo ra màu đen tạm thời.
Cách nhận biết: Thường đi kèm với vị kim loại trong miệng hoặc cảm giác khô miệng.
2. Lưỡi có màu đen – trường hợp bất thường
Lưỡi đen có thể là dấu hiệu báo trước của rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, tiểu đường, urê huyết, u ác tính và các bệnh khác.
2.1. Rối loạn chức năng đường tiêu hóa
Khi người bệnh bị lưỡi đen có liên quan đến rối loạn chức năng đường tiêu hóa, chủ yếu biểu hiện là chướng bụng, táo bón, chán ăn,… Những triệu chứng rối loạn chức năng đường tiêu hóa này cũng là một trong những triệu chứng ngộ độc cơ thể. Lớp phủ màu đen trên lưỡi được hình thành do độc tố vi khuẩn gây kích ứng đường tiêu hóa.
2.2. Thiếu máu
Bệnh nhân thiếu máu có rối loạn tuần hoàn máu, lưỡi không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy, rơi vào tình trạng thiếu oxy tương đối, gây tím tái, cũng có thể biểu hiện là rêu lưỡi đen.
Khi cơ thể bị thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, việc cung cấp oxy tới các cơ quan trong cơ thể cũng bị rối loạn. Lưỡi là một trong những cơ quan có thể bị ảnh hưởng bởi thiếu máu.
Lưỡi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng có thể chuyển sang trạng thái tím tái. Các tế bào chết trên bề mặt lưỡi không được loại bỏ hiệu quả. Nó dần tích tụ nhiều hơn trên lưỡi có thể làm lưỡi chuyển sang màu đen. Đồng thời, các nhú lưỡi cũng có thể bị thay đôi hình dạng và kích thước, trông sần sùi và sẫm màu hơn.
Các dấu hiệu khác để nhận biết tình trạng thiếu máu:
- Mệt mỏi, suy nhược
- Da xanh xao, nhợt nhạt
- Khó thở
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Đau ngực
- Tim đập nhanh
Hỏi đáp: Vì sao có mảng bám đen trên răng?
2.3. Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể bị lưỡi đen. Điều này có thể liên quan đến lý do những người mắc bệnh tiểu đường hay bị khô miệng do giảm tiết nước bọt và nhiễm trùng miệng.
Khi thiếu nước bọt, vi khuẩn có thể phát triển trên lưỡi và tạo ra các sắc tố màu đen.
Lưỡi đen cũng có thể do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
Ngoài quan sát bất thường về lưỡi, bạn cũng có thể chú ý tới các biểu hiện khác của bệnh tiểu đường như:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Liên tục cảm thấy háo nước, uống nhiều nước
- Ăn nhiều, thèm ăn liên tục
- Sút cân
- Mệt mỏi
- Thị lực suy giảm
- Chậm lành vết thương
- Bàn chân bàn tay thường xuyên bị tê ngứa
2.4. Tăng ure máu
Tăng ure máu thường gặp ở những người bị suy thận. Do chức năng lọc cầu thận giảm, các chất thải và độc tố trong máu không thể đào thải hết, tích tụ trong máu có thể khiến màng lưỡi của người bệnh chuyển sang màu đen.
Tăng ure máu có thể gây ra những triệu chứng như sau:
- Chướng bụng, ăn không ngon miệng, nôn mửa, tiêu chảy
- Bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu kéo dài
- Mất ngủ thường xuyên
- Hơi thở có mùi amoniac, lưỡi có màu đen, họng và niêm mạc miệng hay có vết loét
- Huyết áp tăng cao, mạch đập nhanh và yếu
- Nhiệt độ cơ thể giảm
- Có thể xảy ra hiện tượng trụy mạch với những trường hợp suy thận nặng.
- Ure máu tăng quá cao có thể gây hôn mê, co giật…
2.5. Khối u ác tính
Khối u có độ ác tính cao có thể hơi nhô lên và thường có màu đen, nâu, rám nắng,… Có thể khiến bệnh nhân xuất hiện các đốm đen trên lưỡi.
2.6. Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn
Vi khuẩn hoặc nấm Candida albicans phát triển quá mức trên lưỡi, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu (như bệnh nhân tiểu đường, HIV/AIDS). Sự tích tụ này đôi khi làm lưỡi có màu sẫm.
Cách nhận biết: Bề mặt lưỡi có thể xuất hiện các mảng đen hoặc xám, kèm cảm giác khó chịu hoặc vị lạ trong miệng.
2.7. Bệnh gan
Bệnh gan có thể gây lưỡi đen do sự tích tụ độc tố trong cơ thể khi gan không hoạt động hiệu quả để loại bỏ chúng. Khi chức năng gan suy giảm, các chất thải và độc tố có thể ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, gây ra sự đổi màu của lưỡi. Ngoài ra, bệnh gan thường đi kèm với khô miệng, môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển trên bề mặt lưỡi, khiến lưỡi chuyển sang màu đen.
Lời khuyên:
Nếu lưỡi đen là hiện tượng lưỡi đen thì cần quan sát xem đó là nguyên nhân tạm thời hay nguyên nhân bệnh lý. Để khắc phục vấn đề lưỡi có màu đen bất thường thì không có giải pháp nào khác ngoài việc điều trị nguyên nhân gốc rễ – những bệnh lý kể trên.
Khuyến cáo bệnh nhân nên đến bệnh viện kịp thời và điều trị theo mục tiêu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ dựa trên tiền sử bệnh và kết quả khám.
Hỏi đáp: Răng xỉn màu có cải thiện được không?
3. Những biểu hiện bất thường khác ở lưỡi cảnh báo bệnh
Ở người khỏe mạnh, lưỡi phải có màu hồng, mịn và có các nhú rõ ràng.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu quan sát kỹ lưỡi của mình, bạn sẽ thấy màu sắc và tình trạng lưỡi của mỗi người đều khác nhau. Một số triệu chứng xuất hiện trên lưỡi, có thể cho biết cơ thể có bệnh hay không.
Vì vậy, các vấn đề về lưỡi có thể chỉ ra sự xuất hiện của một số bệnh. Khi trên lưỡi xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó đang ập đến, bạn nên tự kiểm tra.
3.1. Màu sắc bất thường trên lưỡi
Màu sắc của lưỡi đóng vai trò khá quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh khác nhau.
- Lưỡi nhợt nhạt – thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin, nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp
- Lưỡi đỏ tươi – các bệnh về hệ tim mạch, quá trình bệnh lý ở gan
- Lưỡi đỏ sẫm – vấn đề về thận hoặc nhiễm độc
- Lưỡi có đầu đỏ – vấn đề về tim
- Lưỡi có viền đỏ – gan chịu tải quá mức
- Lưỡi tím (tím) – thiếu vitamin B2
- Lưỡi tím tái – thiếu oxy vào các mô
- Lưỡi vàng – vấn đề về gan hoặc túi mật
- Lưỡi có đầu màu vàng – viêm gan
- Lưỡi xanh – nhiễm độc nặng.
3.2. Run lưỡi
Hãy quan sát trước gương và nhìn vào lưỡi của bạn. Nếu bạn nhận thấy lưỡi mình hơi run, đó có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng và suy giảm thể chất. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hơn 70% mọi người không nhận thức được tình trạng run lưỡi ở giai đoạn đầu. Đến khi phát hiện ra tình trạng thì thường đã quá muộn.
Vì vậy, chúng ta đều được khuyên không nên thức khuya và duy trì lịch sinh hoạt bình thường. Và bạn phải ăn uống đúng cách, nếu không sẽ dễ dẫn đến suy nhược thần kinh.
Có thể bạn quan tâm: Lợi chân răng bị trắng có phải là bệnh không?
3.3. Lưỡi bản đồ
Lưỡi bản đồ (tên tiếng Anh là Geographic tongue) là một tình trạng viêm lưỡi lành tính, biểu hiện bằng các mảng đỏ và trắng xen kẽ trên lưỡi, tạo thành hình dạng giống như bản đồ địa lý.
Đặc điểm:
- Màu sắc: Lưỡi có các mảng đỏ nhẵn và mảng trắng hơi gồ ghề.
- Hình dạng: Các mảng màu tạo thành hình dạng giống như bản đồ địa lý.
- Kích thước: Kích thước và vị trí của các mảng có thể thay đổi theo thời gian.
- Triệu chứng: Hầu hết không gây đau đớn hoặc khó chịu. Một số trường hợp có thể cảm thấy ngứa rát nhẹ hoặc nhạy cảm với thức ăn cay nóng hoặc axit.
Bị lưỡi bản đồ không nguy hiểm nên hầu hết các trường hợp không cần điều trị, sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần. Nếu có triệu chứng ngứa rát, có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
3.4. Lớp màng trắng trên lưỡi quá dày
Lớp màng trắng trên lưỡi vốn chỉ là những mảng bám của thức ăn thừa. Nhưng nếu như lớp màng trắng này quá dày thì có thể là do một số vấn đề như:
- Nấm miệng: Nấm miệng là do nấm Candida albicans phát triển quá mức trong miệng. Nấm miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh, người già, người có hệ miễn dịch yếu hoặc người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
- Lichen phẳng: Lichen phẳng là một bệnh lý tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến da, niêm mạc và lưỡi. Lichen phẳng ở lưỡi có thể biểu hiện bằng các mảng trắng dày, sần sùi.
- Bệnh bạch sản: Bệnh bạch sản là một bệnh lý tiền ung thư có thể ảnh hưởng đến lưỡi. Bệnh bạch sản ở lưỡi có thể biểu hiện bằng các mảng trắng dày, sần sùi, không bong tróc khi cạo.
- Ung thư lưỡi: Ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính có thể biểu hiện bằng các mảng trắng dày, sần sùi, loét hoặc chảy máu.