Siết răng định kỳ là công đoạn không thể thiếu khi chỉnh nha với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên niềng răng bao lâu siết một lần, có mất thời gian không, có bị đau nhức không,… Tìm hiểu ngay câu trả lời dưới đây. Như vậy sẽ giúp bạn sắp xếp công việc, thời gian cho hợp lý, không làm trễ phác độ điều trị do bác sĩ đặt ra nhé.
Mục lục
Vì sao bạn cần siết răng theo định kỳ?
Xét về tổng thể, niềng răng được chia thành 2 loại chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt). Do lịch sử ra đời từ sớm, hiệu quả chỉnh nha tốt, có thể khắc phục các trường hợp răng hô, vẩu, móm,… từ nhẹ đến phức tạp, niềng răng mắc cài vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Phương pháp này sử dụng nhiều khí cụ khác nhau như mắc cài, dây cung, thun,… nhằm tạo lực kéo vừa đủ giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Sau một thời gian sử dụng, quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng, giao tiếp, trò chuyện,… làm cho lực tác động lên răng ngày càng lỏng lẻo hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ niềng răng đã đặt ra. Siết răng định kỳ lúc này là điều cần thiết giúp bác sĩ điều chỉnh lại lực, nắn chỉnh răng khiếm khuyết về đúng vị trí.
Không chỉ vậy, niềng răng cần thời gian khoảng 1.5- 2 năm tùy theo mức độ nặng nhẹ của mỗi người. Vậy nên tuân thủ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ, kết hợp với các điều kiện lý tưởng có thể giúp bạn rút ngắn thời gian dự kiến.
Giải đáp niềng răng bao lâu siết một lần?
Niềng răng bao lâu siết một lần là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Bởi vì ai cũng bận rộn với công việc, gia đình, vui chơi,… nên việc tìm hiểu kỹ sẽ có lợi giúp bạn sắp xếp thời gian hợp lý. Thực ra, siết răng được chia thành các giai đoạn hoặc các phương pháp niềng răng.
Theo các giai đoạn khác nhau khi niềng răng
– Giai đoạn dàn đều và làm phẳng cung răng
Dàn đều và làm phẳng cung răng chính là giai đoạn bắt đầu của quá trình chỉnh nha. Nó thường kéo dài từ khoảng 4- 6 tháng tùy từng trường hợp răng khác nhau. Nhiệm vụ của bác sĩ lúc này là sắp xếp các răng trên cung hàm, chỉnh lại trục của những răng lệch lạc.
Tác dụng của giai đoạn đầu này chủ yếu do sự tác động của dây cung nên bạn không cần đến nha khoa thường xuyên, khoảng 1 tháng 1 lần là được.
– Giai đoạn đóng khoảng, kéo lui
Giai đoạn này có trong trường hợp bạn cần nhỏ răng hàm nhỏ trước khi niềng để giảm hô. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tự kéo chun tại nhà nhằm đóng khoảng nên lực tác động của dây cung, mắc cài lên răng vẫn liên tục. Khoảng cách giữa mỗi lần siết răng giai đoạn này dao động từ 3 tuần đến 1 tháng.
– Giai đoạn tinh chỉnh
Khi đã đóng gần hết các khoảng, bác sĩ cần chỉnh lại cung răng, lồng múi lại khớp cắn, đồng thời chỉnh lại trục các răng xoay. Lực tác động lên răng được thay đổi liên tục nên tần suất siết răng giai đoạn này khoảng 2 tuần/lần.
– Giai đoạn kết thúc
Giai đoạn này gần như kết thúc quá trình trị liệu. Bác sĩ sẽ ngừng tác dụng lực, răng cũng được ổn định chắc chắn hơn. Tùy mỗi trường hợp, giai đoạn này kéo dài từ 1- 2 tháng cuối cùng. Sau đó là đến nha khoa tháo mắc cài là hoàn thiện.
Theo các phương pháp niềng răng
– Niềng răng mắc cài truyền thống
Niềng răng mắc cài truyền thống sử dụng khí cụ chính là mắc cài, dây cung bằng kim loại cùng thun buộc cố định giúp kéo răng về đúng vị trí trên cung hàm, xếp răng đều, đẹp, cân đối khớp cắn, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như nụ cười tươi sáng trên khuôn mặt.
Vì dây cung được cố định trên mắc cài bằng thun (chun) tại chỗ, mà thun đó có lực kéo dãn sau 3- 4 tuần nên khi đến thời gian này, bạn cần siết lại mắc cài.
– Niềng răng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc có sự ưu việt hơn khi không sử dụng dây thun mà thay thế bằng loại khóa tự động giúp cho dây cung được chắc chắn hơn. Nhờ đó bạn không cần lo lắng dây thun bị đứt, giãn quá mức. Thời gian để siết răng với mắc cài tự buộc có thể khoảng 2 tháng/lần.
– Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt được đánh giá có nhiều ưu thế hơn so với niềng răng mắc cài về mặt thẩm mỹ, sự tiện lợi và đặc biệt bạn cũng không cần đi siết răng thường xuyên. Trung bình khoảng 2 tháng/lần, bạn chỉ cần đến địa chỉ nha khoa để bác sĩ thăm khám và thay bằng một khay niềng trong suốt khác.
Xem thêm: Chia sẻ cách đẩy nhanh tiến độ niềng răng
Mục đích của việc khám răng khi niềng răng
Siết răng theo định kỳ cùng với việc đến phòng khám có rất nhiều mục đích khác nhau:
– Bác sĩ kiểm tra tiến trình dịch chuyển của răng theo từng giai đoạn nhỏ nhằm đảm bảo sự dịch chuyển này là đúng hướng, đúng với thời gian dự kiến.
– Bác sĩ sẽ phát hiện và thay đổi kịp thời dây thun, dây cung mới nếu cần, tăng lực siết hàm,… giúp kết quả niềng răng hoàn hảo theo đúng mong muốn của khách hàng.
– Bác sĩ còn kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng, phát hiện sự xuất hiện của các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… nếu có. Khi đó sẽ cần phương án điều trị thích hợp hơn.
– Nếu gặp trường hợp bị tuột mắc cài, đứt dây thun, dây cung,… do ăn uống, vệ sinh răng miệng sai cách thì điều chỉnh lại khí cụ rất cần thiết.
– Với khách hàng, tái khám định kỳ giúp bạn nhận thấy sự thay đổi từng chút một với hàm răng của mình. Từ đó cảm thấy thoải mái, vững tin hơn.
Quy trình siết răng khi niềng răng cụ thể nhất
Chắc hẳn nhiều người tò mò không biết quy trình siết răng khi niềng răng sẽ diễn ra như thế nào. Thực ra, điều này rất đơn giản.
– Bước 1: Trước tiên, bác sĩ khám tổng quát, xem xét tình trạng sức khỏe, khí cụ trong khoang miệng.
– Bước 2: Sau đó, bác sĩ tiến hành tháo các dây nối đàn hồi để giữ giá đỡ ra.
– Bước 3: Tiếp đến là tháo dây vòm chính.
– Bước 4: Bác sĩ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng rồi tiến hành siết răng giúp chúng dịch chuyển đúng với vị trí mong muốn.
– Bước 5: Sau đó, bác sĩ đặt dây vòm trở lại giá đỡ của bạn. Thêm các mối ghép đàn hồi vào để giữ giá đỡ và dây vòm. Kết thúc quá trình kiểm tra và siết răng.
Sau khi siết răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức và hơi khó chịu mất khoảng 1- 2 ngày đầu. Để giảm bớt tình trạng này, chúng tôi sẽ mách bạn vài mẹo dưới đây. Còn nếu thấy tình trạng này kéo dài quá lâu, đã dùng thuốc giảm đau mà không giảm thì cần báo ngay cho bác sĩ nha khoa để điều chỉnh lại.
Mách bạn vài cách giảm đau hiệu quả sau khi siết răng
Những cơn đau buốt, khó chịu sau khi siết răng có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe cũng như tâm lý của nhiều người. Để giảm bớt tình trạng này, bạn áp dụng một số phương pháp dưới đây nhé.
– Chườm đá lạnh
Sử dụng đá lạnh chính là cách giảm đau đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả. Bạn chỉ cần bọc vài viên đá vào một chiếc khăn sạch hoặc túi nilon. Sau đó chườm vào má quanh khu vực bị ê buốt từ 5- 10 phút tới khi cảm thấy dễ chịu hơn. Hơi lạnh sẽ giúp xoa dịu cơn đau ngay tức khắc. Bạn chườm một lúc thì cho ra, nghỉ ngơi một chút rồi chườm tiếp. Đừng chườm liên tục trong thời gian dài sẽ không tốt cho da.
– Chườm nóng
Ngoài chườm lạnh thì phương pháp chườm nóng cũng giúp giảm thiểu cơn đau. Bạn dùng 1 khăn sạch nhúng vào nước ấm. Sau đó đặt lên khu vực răng miệng bị đau nhức. Hoặc cách khác là cho nước ấm vào chai thủy tinh nhỏ hoặc túi chườm cũng được. Lưu ý, bạn chỉ sử dụng nước ấm, tuyệt đối không phải nước nóng để ngăn ngừa bị bỏng trên da.
– Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm cũng là cách giảm đau hiệu quả cùng với khả năng sát trùng, diệt khuẩn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn. Bạn cho chút muối biển vào khoảng 100ml nước ấm. Khuấy tan rồi súc miệng trong khoảng 2 phút. Thực hiện cách này khoảng 2- 3 lần vào sáng và tối hoặc sau mỗi bữa ăn.
Bên cạnh đó, nếu mắc cài cọ sát vào bên má gây tổn thương, bạn dùng cách này cũng giúp giảm kích ứng, giảm đau và sưng viêm.
– Massage nướu nhẹ nhàng
Mục đích của massage nướu chính là giúp các mô răng dễ dàng thích ứng với khí cụ niềng răng, mang tới cảm giác dễ chịu, thư giãn hơn. Khi thấy đau, khó chịu, bạn có thể dùng ngón tay xoa nhẹ nhàng vùng nướu răng. Thực hiện xoa theo chiều kim đồng hồ, sau đó làm ngược lại sẽ giúp cho cơn đau giảm đi đáng kể.
– Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cảm thấy cơn đau sau khi siết răng vượt quá khả năng chịu đựng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết. Thuốc giảm đau thường dùng là ibuprofen hoặc acetaminophen. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng và thực hiện đúng theo chỉ dẫn về liều lượng, thời gian. Không nên uống quá nhiều để tránh các tác dụng phụ từ thuốc.
– Sử dụng các thức ăn mềm
Thời gian đầu khi siết răng, việc ăn uống cũng gặp một số khó khăn. Để có sức khỏe tốt, bạn nên ăn các đồ mềm, xốp, dễ nhai như cháo, súp, miến, bún,… Bên cạnh đó thì tăng cường bổ sung sữa tươi, sữa chua, rau củ quả xanh mềm, uống sinh tố,… Hạn chế tối đa việc ăn các đồ quá cứng, quá dẻo, quá dai hay quá nóng.
– Sử dụng sáp chỉnh nha và dụng cụ bảo hộ
Trong thời gian niềng răng, mắc cài có thể ma sát và làm tổn thương vùng má, mô mềm. Bạn nên chuẩn bị sẵn một ít sáp nha khoa hoặc dụng cụ bảo hộ. Sáp nha khoa sẽ bao bọc phần mắc cài, dây cung cứng rắn, không để chúng tiếp xúc với má. Còn các dụng cụ bảo hộ răng được sử dụng trong trường hợp vận động thể lực hoặc chơi trò chơi có tính chất đối kháng mạnh.
Như vậy, bạn đã hiểu được niềng răng bao lâu siết một lần. Thực ra siết răng là điều cần thiết hỗ trợ quá trình dịch chuyển của các răng trên cung hàm. Chỉ cần áp dụng đúng những chỉ dẫn ở trên, mọi người không cần phải lo lắng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ