Răng bị sứt mẻ ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, còn dẫn tới sự phiền toái trong quá trình ăn nhai và tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe răng miệng. Nếu đang gặp tình trạng răng bị sứt mẻ mà chưa biết phải làm sao thì tìm hiểu cụ thể thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Răng bị sứt mẻ là như thế nào?
Như bạn đã biết, mỗi chiếc răng của chúng ta được cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng có độ khoáng hóa cao nhất và cứng nhất trong cơ thể. Thành phần chủ yếu là canxi & phosphate chiếm 99% theo trọng lượng khô.
Men răng được ví như lớp “áo giáp” vững chắc bên ngoài, bảo vệ răng khi ăn, nhai, nghiền nát thức ăn,… Nó giúp cách ly răng khỏi nhiệt độ, hóa chất hay tác nhân gây cảm giác đau đớn xuất phát từ các dây thần kinh. Tuy rất cứng rắn nhưng trải qua sự bào mòn của thời gian, men răng có thể sứt mẻ, nứt vỡ.
Tình trạng răng bị sứt mẻ thực chất là do men răng hư hỏng khi bị va đập, té ngã, sâu răng,… ảnh hưởng đến một phần cấu trúc men răng. Vị trí sứt mẻ thường xảy ra ở phần đỉnh múi hay vùng cạnh cắn làm cho răng trở nên sắc nhọn, có những gờ lởm chởm.
Không giống như vết xước trên da thịt chỉ cần điều trị là sẽ liền lại. Một khi răng đã gãy, men răng nứt vỡ thì những tổn thương này là vĩnh viễn. Bởi vì men răng không có tế bào sống, cơ thể không thể tự mình sửa chữa. Các lớp mô mềm như ngà răng, tủy răng khi thiếu đi “lớp rào chắn” càng dễ bị tổn thương.
Quá trình ăn uống hay làm sạch răng miệng cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Răng suy yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác.
2. Các trường hợp mẻ răng thường gặp
Các chuyên gia chia trường hợp răng bị sứt mẻ theo 2 tiêu chí là: mức độ sứt mẻ (mức độ tổn thương răng) và vị trí răng bị sứt mẻ, nứt vỡ.
Mức độ sứt mẻ (mức độ tổn thương răng)
- Răng bị sứt mẻ nhẹ, miếng nhỏ ở một hoặc nhiều răng
- Răng bị sứt mẻ miếng lớn hơn (khoảng >30% ) ở một hoặc nhiều răng
- Răng bị sứt mẻ ở phần thân răng gây ra biến dạng
- Răng bị sứt mẻ nghiêm trọng, mất trên 60% răng
Vị trí răng bị sứt mẻ, nứt vỡ
– Mẻ răng cửa
Răng cửa bị mẻ là trường hợp tổn thương phổ biến nhất gặp ở cả người lớn và trẻ em. Vì nằm ở vị trí “mặt tiền”, răng bị mẻ có thể do té ngã, chấn thương hoặc tai nạn,…
– Mẻ chân răng
Bị mẻ chân răng, khuyết hoặc gãy ngang cổ răng có thể do các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy răng, mòn cổ chân răng,…
– Mẻ răng hàm
Mẻ răng hàm là tình trạng một răng hoặc vài răng trong hàm bị sứt mẻ, nứt vỡ do tai nạn hoặc nhai cắn vật quá cứng. Hậu quả để lại có thể làm cho răng nhạy cảm hơn, dễ sưng, khó chịu khi ăn nhai, tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh.
– Mẻ nhiều răng
Mẻ nhiều răng hay có tên “mẻ răng đa năng” (multiple dental fractures), là tình trạng nhiều răng bị mẻ hoặc vỡ cùng một lúc. Thông thường, mẻ nhiều răng xảy ra sau một sự cố va chạm mạnh hoặc chấn thương lớn ở vùng răng miệng.
3. Nguyên nhân gây tình trạng răng bị sứt mẻ
Răng bị sứt mẻ là một dạng tổn thương không quá nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra rất đơn giản khi chính bạn cũng không ngờ tới.
– Răng bị va đập mạnh
Răng bị va đập mạnh có thể xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Nếu là yếu tố khách quan từ bên ngoài vô tình xảy ra thì khó tránh được. Còn nếu là yếu tố chủ quan, bạn cần thay đổi ngay nhé.
- Yếu tố khách quan: Bạn bị té ngã, đập răng vào phần cứng, bị tai nạn hay chấn thương trong khi tập thể thao,…
- Yếu tố chủ quan: Bạn dùng răng cắn bút bi hoặc bút chì trong khi học tập, làm việc,… hoặc bạn dùng răng cắn nắp chai bia, chai nước ngọt, cắn đá viên, kẹo cứng, xương…
– Răng bị mài mòn do đánh răng sai cách
Mỗi ngày răng của chúng ta bị mài mòn từng chút một nếu bạn đánh răng sai cách. Cụ thể hơn:
- Khi bạn dùng lực để đánh răng quá mạnh
- Khi bạn sử dụng bàn chải đánh răng lông quá cứng
- Khi bạn sử dụng kem đánh răng có nhiều chất mài mòn
– Răng bị mài mòn do thức ăn
Một ngày chúng ta ăn khoảng 3- 4 bữa với lượng thực phẩm khổng lồ. Nếu không biết kiểm soát những đồ ăn có hại thì rất nhanh hàm răng sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới sứt mẻ. Bạn nên hạn chế những thực phẩm sau:
- Các đồ ăn quá cứng như đá viên, xương, kẹo cứng,…
- Các loại nước uống có ga, nước giải khát, nước chanh, nước cốt chanh vì chứa nhiều axit hoặc hóa chất
- Các loại trà, café, chất kích thích,… vừa làm biến đổi màu răng, vừa làm cho răng yếu đi.
Lời khuyên của chuyên gia là mọi người nên tăng cường ăn rau củ quả tự nhiên, trứng, sữa,… có nhiều dưỡng chất, canxi, vitamin D rất tốt cho răng.
– Răng đang gặp phải bệnh lý
Những vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng đều ảnh hưởng đến lớp men răng, dễ bị vi khuẩn tấn công, làm giảm độ bền của các răng.
– Các vấn đề sức khỏe khác
Người bị thiếu canxi bẩm sinh hoặc thiếu canxi bệnh lý, thiếu flour hoặc các khoáng chất khiến sức khỏe răng bị suy giảm và dễ bị vỡ mẻ hơn khi ăn nhai.
Người có chứng nghiện rượu hoặc bị rối loạn ăn uống, dễ gây nôn và tăng axit trong miệng. Từ đó làm cho răng dễ bị mẻ hơn.
Người bị ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản làm cho axit từ dạ dày trào ngược lên miệng, ảnh hưởng tới men răng.
Người có thói quen nghiến răng, nhất là nghiến răng khi ngủ. Hiện tượng hai hàm răng siết chặt vào nhau vừa bào mòn men răng, thậm chí phát ra âm thanh khó chịu với người bên cạnh.
Người đã có tuổi tác cao, men răng vì vậy mà yếu đi. Thông thường, những người trên 50 tuổi dễ bị mẻ răng hơn so với người ở độ tuổi thấp hơn.
4. Tác hại của việc bị mẻ răng
Như đã chia sẻ ở trên, có nhiều nguyên nhân thậm chí là rất đơn giản làm cho răng bị sứt mẻ. Một khi đã chịu tổn thương thì tác hại của nó cũng rất khôn lường.
Trước tiên, răng bị sứt mẻ, nứt vỡ ảnh hưởng đến cấu trúc răng và khả năng bảo vệ cả men răng. Men răng bị mài mòn, phần ngà răng và tủy răng dễ bị lộ ra bên ngoài. Khi ăn uống, tiếp xúc với đồ quá nóng hay quá lạnh, bạn thường bị ê buốt hoặc đau nhức.
Men răng bị hỏng kéo theo vi khuẩn cũng như tác nhân khác tấn công vào mô răng và tủy răng bên trong gây bệnh răng miệng. Ví dụ như sâu răng, viêm tủy, thậm chí là lung lay và mất răng.
Ngoài ra, mẻ răng đồng nghĩa với việc bề mặt của răng cũng trở nên sắc nhọn, dễ gây tổn thương cho các cấu trúc mô mềm bên trong khoang miệng như má, lưỡi. Những tổn thương này có thể tùy mức độ từ vết hằn đến chảy máu, đau rát,…
Vậy nên, tình trạng răng bị sứt mẻ không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, dễ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
5. Cách xử lý răng bị sứt mẻ tại nhà
Các bước xử lý răng bị sứt mẻ tại nhà
Dù răng bị sứt mẻ ở mức độ nhẹ hay nặng, điều đầu tiên là bạn cần xử lý ngay và đúng cách tại nhà trước khi đến địa chỉ nha khoa thăm khám. Các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Loại bỏ mảnh vỡ của răng ra ngoài
Khi phát hiện răng bị sứt mẻ, bạn cần phải đẩy ngay mảnh vỡ ra khỏi khoang miệng càng sớm càng tốt, không được để bản thân vô tình nuốt phải chúng. Nếu bị mẻ răng trong lúc nhai thức ăn, bạn nhổ cả miếng thức ăn ra ngoài. Trường hợp vẫn tiếp tục nuốt thức ăn đang nhai, mảnh vỡ sắc nhọn có thể đi xuống các cơ quan tiêu hóa rất nguy hiểm.
– Bước 2: Súc miệng sạch sẽ
Sau đó, bạn súc miệng sạch sẽ nhằm loại bỏ hoàn toàn mảnh vỡ trong khoang miệng. Lưu ý khi bị mẻ răng, phần ngà răng và tủy răng có thể bị lộ ra bên ngoài dẫn tới vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để làm sạch gờ răng.
– Bước 3: Che phủ gờ răng sắc nhọn
Tiếp đến, bạn dùng sáp nha khoa hoặc dùng miếng bông sạch đắp lại phần bị mẻ. Nếu không có sáp nha khoa, bạn ra tiệm thuốc mua là được. Việc che phủ gờ răng như vậy giúp hạn chế tổn thương mô mềm bên trong khoang miệng.
– Bước 4: Đến địa chỉ nha khoa uy tín
Sau khi đã xử lý xong tại nhà, bạn nên đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ đưa ra hướng điều trị tốt nhất với trường hợp của bạn.
Một số lưu ý khi xử lý răng bị sứt mẻ tại nhà
– Không chạm vào gờ răng bị mẻ
Đa số chúng ta sẽ có thói quen dùng tay hoặc lưỡi kiểm tra phần răng bị mẻ, đặc biệt là gờ răng. Điều này có thể gây ra vết thương, thậm chí bị chảy máu lưỡi khi phần gờ răng đang rất sắc nhọn. Vậy nên bạn cần tránh không đụng chạm gì tới phần gờ răng bị mẻ. Thay vào đó là dùng sáp nha khoa hoặc cục bông gòn cắn chặt.
– Giữ lại các mảnh răng vỡ
Nếu bạn bị mẻ với mức độ lớn thì nên giữ lại mảnh răng bị vỡ. Điều này có thể giúp các bác sĩ hàn răng thuận tiện hơn. Bảo quản mảnh vỡ trong hộp kín và vệ sinh nhất. Lưu ý, không được tự gắn lại các mảnh vỡ để tránh làm nướu răng bị tổn thương nặng hơn.
– Cẩn thận trong ăn uống
Khi bị mẻ răng, bạn cẩn trọng hơn trong ăn uống hằng ngày nhằm tránh tổn thương phần răng còn lại. Hãy sử dụng những thực phẩm mềm, hạn chế đồ ăn quá cứng hoặc quá dai, đồ có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
6. Một số phương pháp phục hình răng bị sứt mẻ
Sau khi đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám, dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp phục hình răng phù hợp.
Dán lại mảnh răng bị sứt mẻ
Trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ, không làm tổn thương đến tủy, không làm hở chân răng, bác sĩ có thể dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để dán lại mảnh vỡ.
Lưu ý, phương pháp này chỉ thực hiện được trong trường hợp mảnh vỡ răng của bạn còn chắc khỏe, không bị hư hỏng, giữ gìn tốt.
Mài răng bị sứt mẻ
Trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ, ít, không làm tổn thương đến tủy, bác sĩ cũng có thể mài cạnh răng để răng phẳng lại. Ví dụ như một răng cửa bị mẻ nhẹ thì chỉ cần mài cạnh răng của chiếc răng cho đều là được.
Trám răng bị sứt mẻ
Trám răng cũng áp dụng với trường hợp răng bị mẻ ít, diện tích bị mẻ nhỏ, không tác động nhiều đến phần mô răng. Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị tổn thương. Sau đó thì làm đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám chuyên dụng là Composite. Vật liệu trám này được ưa chuộng nhất hiện nay với thời gian thực hiện chỉ 10- 25 phút cho mỗi vị trí trám. Không chỉ vậy còn đảm bảo giá trị thẩm mỹ cao, ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật.
Dán sứ Veneer cho răng bị sứt mẻ
Tương tự như phương pháp hàn, trám răng thì dán sứ Veneer áp dụng với trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ hoặc răng bị mòn mặt nhai. Công nghệ này sử dụng mặt dán làm bằng sứ mỏng chỉ từ 0.2mm- 0.5mm. Bác sĩ dùng keo dán răng sứ chuyên dụng cố định mặt dán sứ vào răng thật sao cho ôm sát khít toàn thân răng một cách tự nhiên và chắc chắn nhất. Bạn cũng không cần phải mài răng hay sợ bị ê buốt mà hiệu quả thẩm mỹ còn vượt trội.
➤ Xem thêm:: Dán răng sứ hay bọc răng sứ tốt hơn?
Bọc sứ cho răng bị sứt mẻ
Bọc răng sứ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp răng bị vỡ, mẻ mất hơn ½ thân răng. Về bản chất, bọc răng sứ sẽ sử dụng vật liệu sứ giúp phục hồi cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Đầu tiên, bác sĩ tiến hành mài nhẹ răng để làm cùi răng. Sau đó thì lắp phần mão răng sứ lên trên. Mão sứ có độ trong cùng màu sắc trắng sáng tự nhiên như răng thật. Bên cạnh đó, bọc sứ còn giúp bảo vệ răng thật khỏi các vi khuẩn gây hại.
Ưu điểm của bọc răng sứ là thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ khoảng 2- 4 ngày. Màu sắc và hình dáng răng sứ gần như không có sự khác biệt với các răng khác trên cung hàm. Độ bền của răng sứ rất lâu, kéo dài từ 10- 20 năm hoặc hơn nếu được chăm sóc đúng cách.
➤ Xem thêm: Bọc răng sứ có tốt không? Răng sứ loại nào tốt?
Trồng răng implant cho răng bị sứt mẻ
Trường hợp cuối cùng khi răng bị mẻ vỡ quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng, bác sĩ sẽ chỉ định trồng răng implant thay vì bọc sứ. Đây là phương pháp giúp phục hình răng toàn diện cả thân, chân răng thông qua ghép 1 trụ implant làm từ titanium vào xương hàm. Sau đó mão sứ được gắn lên trên qua khớp nối Abutment tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh thực hiện đầy đủ chức năng như răng thật.
Phương pháp này sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như cho khả năng ăn nhai tốt, không sợ bị tiêu xương răng, thẩm mỹ cao, tuổi thọ bền lâu thậm chí là trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.
➤ Xem thêm:7 điều cần lưu ý trước khi trồng răng implant
7. Cách chăm sóc, phòng ngừa răng bị sứt mẻ
Muốn chăm sóc cũng như phòng ngừa tình trạng răng bị sứt mẻ, mọi người chú ý vài điều hữu ích dưới đây nhé:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Bạn chọn bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm giúp làm sạch và không làm tổn thương răng, nướu.
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với thao tác đúng theo hướng dẫn của chuyên gia.
– Bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng nhằm làm sạch hiệu quả những mảng bám còn dính lại trên răng.
Chế độ dinh dưỡng
– Bạn nên ăn rau củ quả tươi vì chứa nhiều chất xơ rất tốt trong việc làm sạch răng miệng, cung cấp canxi, vitamin cần thiết.
– Uống đủ nước vì giúp làm sạch, rửa trôi các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại. Bên cạnh đó sẽ hỗ trợ cho hoạt động của tuyến nước bọt.
– Bạn nên cắt giảm tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, chocolate, nước ngọt có gas… trong các bữa ăn hằng ngày.
– Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao như chanh, quất,… Sau khi dùng những thực phẩm này, bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng axit còn bám lại trên răng.
Thói quen tốt và xấu
– Bạn cần bỏ thói quen dùng răng cắn vật cứng như nắp chai, bút bi, không dùng răng để xé bao bì thực phẩm tránh làm răng bị hư hỏng nặng thêm.
– Nên đeo dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao và đeo máng chống nghiến khi ngủ nếu mắc bệnh nghiến răng.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp đầy đủ thông tin trường hợp răng bị sứt mẻ phải làm sao. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ