Răng cửa quặp vào gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và giảm thẩm mỹ khuôn mặt. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít người trở thành đối tượng bị “công kích. Vậy, có cách nào để khắc phục tình trạng răng cửa quặp vào trong không? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này.
Mục lục
Thế nào là răng cửa quặp vào trong?
Răng cửa quặp vào trong là tình trạng sai khớp cắn, xảy ra khi chân răng mọc lệch khiến phần thân răng bị nghiêng vào phía trong, mất đi sự ăn khớp giữa các răng trên cung hàm. Tình trạng này được chia thành 2 dạng gồm:
- Răng hàm trên mọc quặp: Khi cắn hai hàm lại, răng hàm dưới phủ lên hàm trên. Tình trạng này là khớp cắn ngược, hay móm.
- Răng hàm dưới mọc quặp: Khi cắn hai hàm, răng hàm trên che phủ răng hàm dưới. Tình trạng này là khớp cắn sâu, hay hô.
Răng cửa mọc quặp vào có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, yếu tố di truyền là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Ngoài ra, một số thói quen xấu cũng có thể khiến răng cửa mọc quặp vào trong như: nghiến răng, bặm môi trên, mút tay, đẩy lưỡi,… Nếu chỉ dùng mắt thường, rất khó để phán đoán nguyên nhân khiến răng mọc quặp. Người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Răng cửa quặp vào trong có sao không?
Răng càng quặp đồng nghĩa với độ lệch của răng càng lớn. Sức khoẻ và thẩm mỹ của người bệnh cũng theo đó mà bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng cửa mọc quặp khiến cho các cấu trúc: răng, xương mà và môi bị kéo lùi vào phía trong gây ra hô hoặc móm. Tình trạng này khiến các đường nét trên gương mặt trở nên thô cứng hoặc biến dạng. Vì vậy, khuôn mặt của người có răng cửa mọc quặp thường thiếu hài hòa, mất cân đối, nụ cười kém duyên.
Không ít người vì răng cửa mọc quặp mà trở nên thiếu tự ti, thậm chí là đối tượng bị “tấn công” bởi ngoại hình. Đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị tổn thương tâm lý, rụt rè trong giao tiếp, bỏ lỡ cơ hội phát triển bản thân và công việc.
Ảnh hướng đến sức khoẻ
Răng cửa mọc quặp là biểu hiện của tình trạng sai khớp cắn, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể:
Giảm khả năng ăn nhai: Do hai hàm răng không thể cắn khít nên việc cắn, xé và nhai thức ăn gặp khó khăn. Hàm răng phải làm việc nhiều hơn để cắt nhỏ thức ăn có thể khiến khớp thái dương hàm bị đau hoặc co thắt kéo dài.
Nguy cơ về bệnh tiêu hoá: Do thức ăn không được nhai kỹ, dạ dày và ruột cần co bóp và tiết dịch tiêu hoá nhiều hơn để tiêu hoá thức ăn. Quá trình này có thể gây rối loạn hoạt động bài tiết acid dạ dày, rối loạn nhu động ruột và ảnh hưởng đến hệ vi sinh. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển các bệnh lý như: rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…
Nguy cơ về bệnh răng miệng: Khớp cắn sai cùng với răng mọc lệch khiến người bệnh gặp khó khăn khi làm sạch khoang miệng. Thức ăn ứ đọng ở các kẽ răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý như: viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,…
Ảnh hưởng đến phát âm: Răng mọc quặp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tư thế lưỡi, vị trí của môi dẫn đến người bệnh phát âm không chuẩn, không rõ.
Ý nghĩa răng cửa mọc quặp trong nhân tướng học
Trong nhân tướng học, người có răng cửa mọc quặp thường có tính tỉ mỉ, cầu toàn và tính toán chi li trong mọi vấn đề. Vì vậy, họ thường bao quát được các tình huống và làm chủ được cuộc sống của mình. Tuy nhiên, do quá kỹ tính nên những người này thường bị người xung quanh đánh giá là ki bo. Điều này khiến người có răng cửa mọc quặp có rất ít mối quan hệ thân thiết và không nhận được nhiều thiện cảm.
Tướng số của người răng cửa mọc quặp có sự khác biệt một chút giữa nam và nữ, cụ thể:
Đàn ông răng quặp
Đàn ông có răng cửa mọc quặp thường có chí cầu tiến, có khả năng kiểm soát và phân bổ công việc. Bởi vậy, họ dễ đạt được thành tích nổi bật trong công việc. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý tài chính của những người này cũng rất tốt, rất ít khi để chi phí không hợp lý phát sinh. Bởi vậy, họ thường bị đánh giá là keo kiệt.
Chuyện tình cảm của đàn ông tướng răng quặp thường khá suôn sẻ. Vì là người tình cảm, thường dùng hành động thay lời nói nên họ dễ chiếm được niềm tin của đối phương. Hầu hết nam giới có răng quặp thường sẽ sớm tìm được ý trung nhân và có được hạnh phúc gia đình.
Sức khỏe của đàn ông có răng cửa mọc quặp thường khá tốt. Họ rất ít khi bị bệnh tật hay ốm đau nặng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sẽ có một vài biến cố xảy ra. Do đó, những người này cần có tâm lý đề phòng, tránh chủ quan.
Phụ nữ răng quặp
Phụ nữ có răng cửa mọc quặp đa số đều là người tốt bụng, nhưng tính cách khá hướng nội, ít nói. Họ lo nghĩ nhiều nên thường phiền lòng và cảm thấy mệt mỏi. Những người phụ nữ có răng cửa mọc quặp thường quản lý chi tiêu rất tốt. Đôi khi, họ sẽ bị người ngoài đánh giá là hà tiện quá mức.
Sự nghiệp của những người phụ nữ răng quặp thường ở mức ổn định. Mặc dù có năng lực nhưng do không đầu tư cho các mối quan hệ nên ít có sự đột phá. Mặc dù vậy, kinh tế của họ vẫn khá dư dật, ít khi phải lo nghĩ hoặc rơi vào cảnh mượn nợ.
Về tình cảm, phụ nữ răng quặp không có ưu thế về ngoại hình. Vì vậy, họ thiếu cảm giác an toàn trong tình yêu và dễ phát sinh tâm lý ghen tuông. Nếu không kiểm soát tốt tính cách này, mối quan hệ tình cảm của họ dễ bị rạn nứt và chia tay. Sau khi kết hôn, không khí gia đình trở nên ngột ngạt, thiếu hạnh phúc.
Sức khỏe của phụ nữ răng quặp thường không quá tốt. Đa số họ thường yếu ớt và dễ bị ốm. Do đó, những người này cần có phương án cải thiện, đặc biệt là các giai đoạn nhạy cảm như mang thai hoặc nuôi con nhỏ.
Có thể bạn quan tâm: Mặt lưỡi cày trong tướng số thể hiện điều gì?
Làm sao để khắc phục tình trạng răng cửa quặp vào trong?
Răng cửa mọc quặp có thể xuất phát từ các răng mọc sai lệch hoặc hàm phát triển quá mức. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lựa chọn những cách dưới đây:
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa gắn trực tiếp lên răng để tạo lực co kéo, dịch chuyển vị trí và dáng mọc của răng về đúng tư thế trên cung hàm. Phương pháp này thường được thực hiện với các trường hợp răng mọc quặp không phải do xương hàm.
Ưu điểm của kỹ thuật niềng răng chỉnh răng mọc quặp gồm:
- Khắc phục hiệu quả tình trạng răng mọc quặp mức độ nhẹ đến trung bình.
- Bảo tồn tối đa răng thật và không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
- Giảm rủi ro biến chứng trong quá trình điều trị.
- Hiệu quả duy trì bền vững sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha.
- Nhiều phân khúc giá thành, phù hợp với đối tượng người bệnh có mức thu nhập khác nhau.
Tuy nhiên, niềng răng cũng tồn tại một số nhược điểm như thời gian điều trị kéo dài ít nhất từ 1 – 3 năm. Người bệnh cần tái khám nhiều lần và có thể gặp một số khó chịu trong quá trình chỉnh nha.
Hỏi đáp:
- Niềng răng nên nhổ răng số 4 hay răng số 5
- Niềng răng bao lâu siết một lần?
- Những điều cần biết trước khi niềng răng Invisalign
Bọc sứ thẩm mỹ
Bọc sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình lại răng, hiệu quả cho những trường hợp răng mọc quặp nhẹ. Phương pháp này được thực hiện bằng cách mài nhỏ một lớp răng thật, sau đó dán hoặc chụp một mão răng sứ ra bên ngoài để căn chỉnh lại hình dáng của răng.
Ưu điểm của phương pháp bọc sứ thẩm mỹ điều trị răng mọc quặp gồm:
- Có tính thẩm mỹ cao, răng được điều chỉnh cả hình dáng và màu sắc tự nhiên.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, răng được cải thiện ngay sau khi thực hiện xong.
- Răng sứ tốt đáp ứng chức năng ăn nhai, tuổi thọ có thể từ 10 – 15 năm.
Tuy nhiên, bọc răng sứ cũng dẫn đến một số nhược điểm như: chi phí tăng theo số lượng răng cần bọc, không bảo tồn được răng thật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng. Ngoài ra, theo thời gian, khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng cứ cũng sẽ giảm đi.
Hỏi đáp:
- Mão răng sứ có những loại nào?
- Thang đo các tông màu của răng chuẩn nhất hiện nay
- Răng sứ có bị mòn không?
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉnh hình là phương pháp được chỉ định cho những trường hợp răng mọc quặp do cấu trúc xương hàm sai lệch. Phương pháp này có thể khắc phục được tình trạng răng mọc quặp nghiêm trọng. Bằng cách đắp, gọt và căn chỉnh lại xương hàm, bác sĩ sẽ xử lý được xương hàm sai lệch, giúp người bệnh tìm lại khuôn mặt cân đối và tự nhiên.
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật chỉnh hình gồm:
- Giải quyết được tình trạng răng mọc quặp nghiêm trọng
- Thời gian điều trị nhanh, chỉ khoảng 3 – 4 tiếng cho một ca phẫu thuật.
- Hiệu quả rõ rệt và duy trì vĩnh viễn.
Tuy nhiên, phẫu thuật điều trị răng mọc quặp có chi phí thực hiện cao, không phù hợp với người có điều kiện kinh tế kém. Ngoài ra, quá trình phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro biến chứng như: nhiễm trùng, sốc thuốc,… Sau phẫu thuật, người bệnh bị đau nhiều, đối diện với nguy cơ nhiễm trùng và có thể gặp phải di chứng nếu xảy ra sai sót. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần thăm khám và điều trị tại những bệnh viện chuyên khoa uy tín.
Răng cửa quặp vào trong có thể khắc phục được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề của mình và định hướng được giải pháp phù hợp. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 093 186 3366.