Trám răng sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào các phần răng bị thiếu. Sau khi trám răng nhiều khách hàng có nhu cầu niềng răng để cải thiện thẩm mỹ và khớp cắn. Vậy răng đã trám có niềng được không? Cùng tìm câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Trám răng là gì?
Trước hết, cùng xem trám răng là gì và được sử dụng trong trường hợp nào?
Trám răng hay còn được gọi là hàn răng là một kỹ thuật trong nha khoa, sử dụng vật liệu nhân tạo nhằm phục hồi chức năng của răng. Những trường hợp cần chỉ định trám răng là: răng sâu, răng sứt mẻ, răng thưa… để trả lại trạng thái ban đầu của răng. Thông thường chất liệu trám răng là hợp chất kim loại hay nhựa composite.
Quy trình trám răng diễn ra như sau:
- Khám răng và tư vấn: Bác sĩ sẽ khám tổng quát và dựa trên tình trạng, mong muốn của bạn để tư vấn loại trám phù hợp.
- Vệ sinh và gây tê chỗ cần trám: Bạn sẽ được vệ sinh răng sạch sẽ, loại bỏ vụ thức ăn thừa, cạo sạch phần răng sâu (trong trường hợp trám răng sâu). Sau đó gây tê để hạn chế đau trong quá trình trám răng.
- Tiến hành trám răng: Phần vật liệu trám răng sẽ được đưa vào vị trí răng cần trám. Ban đầu chất này ở dạng lỏng, màu trắng ngà nhưng sau khi được chiếu đèn laser sẽ đông cứng và bám rất chắc vào răng.
- Chỉnh lại vị trí trám: Phần răng trám sẽ được đánh bóng, làm mịn và loại bỏ đi những phần thừa để khít với răng để bạn không cảm thấy cộm vướng, khó chịu.
Các loại vật liệu trám răng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là: Amalgam (trám bạc), composite, sứ và vàng. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào mong muốn và khả năng kinh tế để lựa chọn loại vật liệt phù hợp nhất.
Răng đã trám có niềng được không?
Niềng răng là phương pháp cải thiện thẩm mỹ, khớp cắn, sức khỏe răng miệng ngày càng được nhiều người quan tâm. Sau khi trám răng, nhiều khách hàng muốn niềng răng nhưng lại băn khoăn việc mình đã trám răng có ảnh hưởng đến niềng răng hay không.
Trên thực tế, bạn vẫn có thể niềng răng được nếu đã trám răng và có thể đạt được kết quả như thường. Tuy nhiên, vẫn có một vài lưu ý khi niềng răng trám, đó là những lưu ý nào? Cùng theo dõi tiếp bài viết nhé!
Cần lưu ý gì khi niềng răng đã trám?
Khi niềng răng đã trám bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để quá trình niềng diễn ra hiệu quả, đúng phác đồ điều trị:
Chọn nha khoa uy tín
Mặc dù niềng trám không quá phức tạp như những vấn đề về răng khác (sâu răng, mất răng, gãy răng) nhưng nếu không cẩn thận vẫn có thể khiến răng trám bị vỡ dù tỷ lệ này rất thấp. Do đó, để phòng tránh mọi nguy cơ có thể xảy đến, bạn nên chọn 1 nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao, được đầu tư máy móc và sử dụng những khí cụ tốt.
Trong đó, tay nghề bác sĩ được xem là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công của một ca chỉnh nha. Bởi phác đồ điều trị của mỗi bác sĩ khác nhau, một bác sĩ dày dặn kinh nghiệm không chỉ đảm bảo được kết quả niềng răng được tối ưu nhất mà còn giúp bảo tồn được men răng, sức khỏe răng miệng.
Đọc thêm: Ở Hà Nội, niềng răng tại địa chỉ nào uy tín?
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Khi niềng răng, bạn cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt nhất là thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trong suốt quá trình này, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn chỉ định riêng dành cho mỗi bệnh nhân. Bạn cần tuân thủ, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để hạn chế những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… có thể xảy ra.
Các biện pháp chăm sóc răng miệng đơn giản mà hiệu quả dành cho răng niềng là:
- Chải răng 2 lần mỗi ngày, sau mỗi khi ăn
- Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa, hạn chế sử dụng tăm tre vì có thể làm thưa răng
- Hạn chế các loại thức ăn dai cứng, hoặc nhiều sợi và vệ sinh răng cẩn thận sau khi ăn
- Hạn chế thức ăn có màu, thuốc lá do có thể gây ố vàng, xỉu màu răng, mắc cài sứ, thun niềng răng mất thẩm mỹ
- Hạn chế các món ăn nhiều đường như kẹo dẻo, socola, bánh ngọt để tránh gây sâu răng
Tái khám đúng hẹn
Không chỉ niềng răng trám mà tất cả các trường hợp niềng răng đều cần tái khám thường xuyên để bác sĩ có thể tiện theo dõi tiến độ niềng răng và có những điều chỉnh khi cần thiết. Thời gian tái khám sẽ phụ thuộc nhiều vào phương pháp niềng răng và tình trạng răng. Thông thường, từ 1 – 1,5 tháng bạn sẽ cần đến nha khoa kiểm tra một lần. Đối với niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt, thời gian giữa mỗi lần tái khám có thể kéo dài hơn khoảng 1,5 – 2 tháng.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Răng đã trám có niềng được không?” được nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời trong bài viết này. Để được tư vấn chi tiết với tình trạng răng của mình, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ phù hợp.