Hầu hết ai trong chúng ta đều bị sâu răng ở những cấp độ khác nhau. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến lớp răng sâu bên trong, gây đau, nhiễm trùng hoặc nguy hiểm hơn là mất răng. Răng sâu không nhổ có sao không là băn khoăn của nhiều người. Thực tế điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Tìm hiểu ngay thông tin cụ thể dưới đây nhé.
Mục lục
Tìm hiểu cụ thể sâu răng và dấu hiệu nhận biết
Sâu răng được hiểu là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng. Điều này do quá trình hủy khoáng xảy ra do vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành lỗ nhỏ trên răng. Ăn vặt thường xuyên, sử dụng đồ uống nhiều đường, vệ sinh răng miệng chưa tốt có thể là nguyên nhân gây sâu răng.
Thực ra dấu hiệu nhận biết sâu răng không khó nếu bạn chú ý quan sát một chút:
– Nhìn thấy lỗ sâu: Bạn quan sát thấy phần men và ngà răng bị tổn thương. Nếu dùng que nạo ngà lấy hết vụn trong lỗ sâu sẽ thấy đáy lỗ rộng hơn miệng lỗ.
– Nướu sưng hoặc chảy máu: Chỉ cần tác động ngoại lực hơi mạnh như dùng chỉ nha khoa, đánh răng thì dễ chảy máu. Nướu sưng lên cảm giác căng tức, khó chịu, khi nhai cắn cũng bị đau.
– Đau buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Hơi thở có mùi: Thức ăn lâu ngày tích tụ trong kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dẫn tới mùi hôi trong hơi thở.
Các giai đoạn phát triển của răng sâu
Không phải ngẫu nhiên mà bạn bị răng sâu ngay. Tất cả đều trải qua sự phát triển từ mức độ nhẹ đến nặng.
– Giai đoạn 1: Sâu men răng
Sâu men răng là tình trạng men răng bị mất khoáng tạo ra vùng tổn thương rõ rệt, bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Bạn thấy vị trí sâu răng có màu vàng nâu hoặc đen dễ nhận thấy. Khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh thấy ê buốt, đau nhức ở mức độ nhẹ.
Có thể bạn quan tâm: Sâu răng nhẹ chỉ cần đánh răng có hết không?
– Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
Sâu ngà răng có sự xuất hiện ngày càng nhiều của lỗ sâu. Diện tích của lỗ hổng cũng sâu hơn, phá hủy nhah chóng phần men răng còn lại. Đến thời điểm này, bạn thấy những triệu chứng rõ rệt về cơn đau nhức khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu.
– Giai đoạn 3: Viêm tủy
Sâu răng nặng hơn sẽ tấn công đến buồng tủy làm cho viêm tủy. Điều này đi kèm với lỗ sâu to hơn, thức ăn bị nhét nhiều hơn, mức độ đau nhức cũng tăng dần. Thậm chí làm cho răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm,…
Đọc thêm: Răng sâu vào tủy – cách nhận biết và điều trị
– Giai đoạn 4: Chết tủy
Viêm tủy răng nặng tổn thương đến chân răng, xương ổ răng cũng như vùng xung quanh chóp. Một số trường hợp răng bị chết tủy không điều trị kịp thời còn gây ra biến chứng nguy hiểm khác.
Hậu quả khi bị sâu răng nhưng không điều trị
Sâu răng không thể tự khỏi và có xu hướng ngày càng phát triển nghiêm trọng hơn nếu không chữa trị tận gốc.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Bị sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Theo thời gian, cấu trúc của răng bị phá hoại gây đau nhức. Để lâu dẫn tới tình trạng viêm tủy, chết tủy, chết dây thần kinh và nguy hiểm hơn là mất răng.
– Gây mất thẩm mỹ
Sâu răng ở tình trạng nhẹ đã xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Còn nặng hơn là lỗ hổng màu nâu hoặc đen với kích thước khác nhau có thể nhận thấy khi trò chuyện. Ngoài ra còn một vấn đề nghiêm trọng khác là hơi thở bị mùi khó chịu khiến bạn mất tự tin.
– Nguy hiểm đến tính mạng
Răng sâu không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn tới nhiều vấn đề khác như viêm tủy, hoại tử. Vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Nếu mức độ nhiễm trùng tăng lên có thể nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ở giai đoạn đầu, bạn có thể chưa nhận thức được răng sâu đang dần hình thành. Do vậy mọi người nên thường xuyên kiểm tra răng miệng định kỳ khoảng 1 – 2 lần/năm. Nếu phát hiện sâu răng, bạn cần đến ngay địa chỉ nha khoa uy tín. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Răng sâu không nhổ có sao không?
Sâu răng là bệnh lý phổ biến thường gặp. Tuy nhiên răng sâu không nhổ có sao không và nếu nhổ thì trong trường hợp nào được nhiều người quan tâm. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người.
Trường hợp răng sâu không cần nhổ
Sâu răng không cần nhổ trong trường hợp răng sâu nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng đến chân răng, cụ thể:
– Khi răng bị sâu được phát hiện sớm, mức độ sâu chỉ dừng ở phần men răng. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, hàn răng để xử lý triệt để ổ sâu răng.
– Khi răng bị ăn sâu vào tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng. Phần ngà răng còn nguyên vẹn thì được điều trị tủy và trám đầy thân răng.
– Khi răng bị chết tủy nhưng vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai, bác sĩ sẽ làm sạch phần sâu rồi bọc sứ răng để bảo tồn tối ưu răng thật.
Sau quá trình xử lý hết vùng răng sâu và điều trị thành công, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để không bị tái phát. Đặc biệt răng đã bị rút tủy, dù bọc sứ nhưng lâu dài dễ bị vỡ do độ cứng, bền bị giảm khi không còn tủy nuôi dưỡng. Khi nhai đồ cứng, bạn chú ý một chút hoặc tốt nhất là không ăn để đảm bảo an toàn cho răng.
Trường hợp răng sâu cần nhổ
Sâu răng cần nhổ bỏ khi tình trạng viêm quá nặng. Phần răng sâu kích thích tủy, vi khuẩn có nguy cơ tấn công chân răng, ăn sâu vùng xương hàm thì cần nhổ bỏ. Bên cạnh đó, các trường hợp như sâu răng cụt phần chân răng, sâu răng kèm tụt lợi hoặc viêm nha chu, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ toàn bộ răng bị sâu.
Nếu nhổ bỏ răng sâu, bạn phải đối mặt với những hậu quả kéo dài như:
- Lực nhai của hàm bị giảm sút đáng kể. Thức ăn khó được nghiền nhỏ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do phải làm việc quá sức. Đặc biệt nếu răng sâu còn là răng hàm, nhiệm vụ nhai bị dồn lên răng còn lại làm cho chúng yếu đi.
- Bị lệch khớp cắn do không còn răng đối xứng với hàm đối diện gây sưng nướu, viêm nha chu,…
- Dễ biến chứng tiêu xương vùng răng hàm do tình trạng răng xô lệch. Về lâu dài ảnh hưởng tới khớp cắn. Bên cạnh đó, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cả khuôn mặt làm cho má hóp lại, da nhăn nheo, mặt chảy xệ.
Cũng bởi lý do trên mà sau khi nhổ răng, bác sĩ thường khuyên bạn nên tiến hình phục hình cho răng. Tùy theo độ tuổi, vị trí răng bị sâu mà có những biện pháp phục hình tốt nhất. Ví dụ với người cao tuổi, dùng cầu răng sứ có thể thay thế cho răng bị mất.
Ngoài ra, phương pháp được đánh giá hiện đại, hiệu quả hàng đầu phải kể đến là cấy ghép implant. Sử dụng công nghệ này, răng đã mất được thay thế hoàn toàn bằng răng implant. Nhờ trụ implant thay thế phần chân răng mà biến chứng tiêu xương sẽ được giải quyết. Đồng thời mang tới cảm giác ăn nhai như thật.
Đọc thêm: Nhổ răng sâu có đau không?
Các phương pháp điều trị răng sâu chuẩn Y khoa
Trước khi điều trị răng sâu, bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể. Sau đó chụp phim X-quang để xác định vị trí chính xác cũng như mức độ nghiêm trọng của lỗ sâu. Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là loại thuốc được bác sĩ chỉ định nhằm làm giảm các triệu chứng do viêm hoặc sâu răng gây ra có thể đi kèm với cả viêm ổ răng, viêm nha chu,… Ví dụ như:
- Thuốc kháng sinh Amoxicillin, Tetracyclin, Spiramycin… kết hợp cùng Metronidazol có tác dụng kháng đau, giảm viêm hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh họ Beta lactam cùng Metronidazol giúp diệt vi khuẩn bên trong.
- Các vitamin như A, B2, B2, C giúp hỗ trợ điều trị nhanh và hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc Aspirin giảm đau tạm thời. Với trẻ em thì dùng Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc kháng sinh, mọi người cần tham khảo ý kiến của bác sĩ là tốt nhất.
Điều trị răng sâu bằng Florua
Nếu bị sâu răng ở giai đoạn đầu, bác sĩ dùng biện pháp Florua để phục hồi lớp men răng đã bị tổn thương. Florua có dạng gel bọt hoặc vani phủ lên trên bề mặt răng.
Quá trình điều trị răng bằng Florua thường chỉ mất vài phút và có 2 cách thực hiện:
- Dùng bàn chải hoặc bông gòn bôi trực tiếp lên răng
- Dùng trong nước súc miệng đặt vào khay và giữ trong miệng vài phút
Sau khi điều trị, bạn không được súc miệng hay ăn uống gì trong ít nhất 30 phút thì mới có thể hấp thụ lượng florua để phục hồi sâu răng.
Phương pháp trám răng sâu
Trám răng sâu hiện nay có nhiều phương pháp như trám răng thông thường, trám răng thẩm mỹ phù hợp với tình trạng, mức độ sâu và mong muốn của khác hàng. Chất liệu được sử dụng như Xi-măng silicat, Amalgam, Sứ và Composite với độ an toàn cao, không độc hại cho cơ thể. Các bước trám răng chính gồm:
- Bác sĩ tiến hành xử lý chỗ sâu để loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Sau đó, bác sĩ trám các vật liệu nha khoa vào lỗ hổng
- Cuối cùng là xử lý lại bề mặt vết trám để không gây cộm cấn, khó chịu cho bệnh nhân.
Điều trị sâu răng ăn vào tủy
Với tình trạng răng sâu lan rộng vào tủy gây ra bệnh lý về tủy hoặc quanh chóp răng, bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng quy trình điều trị tủy.
- Trước tiên, bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho người bệnh. Sau đó thì gây tê vị trí cần điều trị
- Sau đó, bác sĩ dùng thiết bị chuyên dụng mở tủy, làm sạch, tạo dạng ống tủy rồi trám bít lại
- Với răng cỡ lớn, bác sĩ chỉ định phải đặt chốt ống tủy để gia cố và tạo lưu vững chắc cho thân răng. Sau đó có thể làm phục hình răng sứ trên răng đó để đảm bảo chức năng nhai lâu dài.
Nhổ răng vỡ lớn, sâu chân răng
Nếu răng bị sâu quá lớn, mất chất quá nặng và không thể phục hồi, vùng viêm nhiễm lan rộng, bác sĩ sẽ đề nghị nhổ răng, nạo tổ chức viêm và tiến hành phục hồi tại chỗ răng bị nhổ. Tùy điều kiện của mỗi người mà chọn làm cầu răng hoặc cấy ghép implant.
Nhổ răng sâu có nguy hiểm không?
Do chiếc răng sâu thường chứa nhiều vi khuẩn, kết hợp thông tin về gặp biến chứng khi nhổ răng sâu nên có không ít người thấy lo lắng, không rõ nhổ răng sâu nguy hiểm không.
Ngành nha khoa hiện nay đã có những bước phát triển vượt trội về cả đội ngũ bác sĩ cùng trang thiết bị hiện đại. Vậy nên nhổ răng sâu không nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng. Ổ vi khuẩn của răng sâu thường chỉ tập trung bên trong răng. Còn khi nhổ, bác sĩ sẽ rút toàn bộ cấu trúc răng ra ngoài nên sẽ không có hiện tượng bị lây lan vi khuẩn.
Còn trường hợp vi khuẩn đã ăn xuống tủy hay xương hàm, bác sĩ có những kỹ thuật nội nha chuyên sâu để điều trị & khắc phục. Muốn nhổ răng sâu đảm bảo nhất, đương nhiên bạn cần chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín, chất lượng, có trình độ cao.
Tìm hiểu thêm: Chi phí nhổ răng sâu là bao nhiêu?
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề răng sâu, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ