Răng sâu không phải tự nhiên xuất hiện mà trải qua thời gian tương đối dài. Dấu hiệu của chúng cũng khá mờ nhạt. Nếu không chú ý bạn thường bỏ qua và cho rằng hàm răng của mình vẫn khỏe mạnh. Răng sâu nhẹ nên làm gì đang là băn khoăn của rất nhiều người. Nếu vậy thì bạn nên đọc ngay thông tin quan trọng dưới đây để tìm cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.
Mục lục
Tìm hiểu cấu tạo của một chiếc răng
Trước khi tìm hiểu răng sâu nhẹ nên làm gì, bạn cần biết cấu tạo của chiếc răng để định hình chính xác vị trí bị sâu răng ở đâu, có tác động như thế nào đến sức khỏe toàn hàm.
Cấu tạo răng từ trên xuống dưới
Mỗi răng sẽ có phần thân răng và chân răng. Giữa phần thân răng và chân răng là đường cổ răng. Chúng có dạng đường cong hay y khoa gọi là đường nối men-xê răng. Thân răng được bao bọc bởi men răng, còn chân răng được xê măng bao phủ.
Phần răng thấy được trong miệng là thân răng lâm sàng. Còn cổ răng thay đổi tùy theo nơi bám và bờ của lợi viền. Khi tuổi càng cao thì nơi bám này càng có xu hướng di chuyển dần về phía chóp răng.
Cấu tạo răng từ ngoài vào trong
Mỗi răng sẽ có men răng, ngà răng (mô cứng) và tủy răng (mô mềm).
– Men răng
Men răng là tổ chức cứng nhất trong cơ thể có tỷ lệ muối vô cơ cao khoảng 96%. Ngoài ra sẽ có 1% là axit amin histidin, lysin arginin (các axit amin trong keratin) và 3% là nước.
Tính chất hóa học cua chúng là cứng, giòn. Bình thường men răng có màu trong mờ, mỏng, ngấm vôi tốt. Qua lớp men mới nhìn thấy ngà răng.
Lớp men phủ thân răng thường dày mỏng không đều. Ở vị trí dày nhất là núm răng (hơn 1,5mm). Còn ở vùng cổ, men răng sẽ mỏng dần.
– Ngà răng
Ngà răng là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng không lộ ra ngoài, được bao phủ hoàn toàn bởi men răng và xương răng. Ngà răng chiếm khoảng 30% nước và chủ yếu là chất keo collagen. Do vậy chúng ít rắn chắc hơn, chun giãn hơn so với men răng. Không dễ giòn và vỡ như men răng. Bên trong ngà răng có các ống ngà.
– Tủy răng
Tủy răng được bao bọc và che chở bởi lớp men răng và ngà răng. Đây là tổ chức rất đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu để nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Tủy răng có ở cả chân răng và thân răng.
Những dấu hiệu nhận biết của răng sâu nhẹ
Có đến 99,9% người bị sâu răng, chứng tỏ đây là bệnh nha khoa rất phổ biến. Trước khi diễn biến của chúng nặng hơn, bạn cần tìm hiểu một số biểu hiện thường thấy ở những giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn răng chớm sâu
Đây là giai đoạn trên bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng ngà. Nếu đứng quan sát qua gương bạn có thể nhìn thấy nhưng sẽ hơi khó khăn một chút. Chúng xuất hiện ở mặt trong của răng hoặc kẽ hở giữa 2 răng bên cạnh. Vị trí này tương đối khuất nên ít người để ý và khó phát hiện ra.
Trong thời gian này, các biểu hiện như răng bị ê buốt, đau nhức hay nhạy cảm với đồ ăn quá nóng, quá lạnh đều chưa xuất hiện. Chính vì vậy, để nhận biết và phát hiện điều trị răng sâu nhẹ giai đoạn này, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín khám định kỳ. Khi đó quá trình tư vấn và điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Hỏi đáp: Mảng bám đen trên răng có phải là sâu răng?
Giai đoạn sâu men răng
Giai đoạn này các đốm trắng biến thành những lỗ nhỏ sâu màu đen do vi khuẩn đã tác động và làm men răng bị tổn thương. Biểu hiện bên ngoài có thể gây ra trong quá trình ăn uống cũng chưa quá rõ rệt. Nếu duy trì chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng đồ ăn lạnh thì thi thoảng bạn có cảm giác ê buốt răng.
Như vậy, dấu hiệu sâu răng nhẹ khó nhận biết bằng mắt thường. Muốn biết chính xác sức khỏe răng miệng ra sao, bạn nên khám định kỳ khoảng 2 lần/năm.
Đọc thêm: Răng sâu có niềng được không?
Những nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân của tình trạng răng sâu là do một số loại vi khuẩn tạo axit gây mà. Sự phát triển này chủ yếu bởi các yếu tố:
– Vệ sinh răng miệng kém
Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc sức khỏe răng miệng suy giảm. Răng không được làm sạch đều đặn trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Đánh răng không đúng cách, sử dụng bàn chải quá cứng hoặc không thay bàn chải thường xuyên,… là yếu tố thường thấy gây sâu răng.
– Ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt quá nhiều
Ai cũng biết đồ ngọt và đồ ăn vặt đều quá ngon và hấp dẫn khó có thể cưỡng lại được. Chúng chứa nhiều đường, sữa ví dụ như socola, bánh kẹo, kem,… dễ dám vào răng trong thời gian dài. Vi khuẩn chỉ chờ vậy là dễ dàng sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, trong các loại nước ngọt, đồ ăn vặt cũng chứa nhiều axit gây hại cho răng. Thường xuyên sử dụng dễ làm cho răng bị sâu.
– Thiếu nước
Có thể bạn chưa biết, nước bọt đóng vai trò rất quan trọng rửa sạch thức ăn và mảng bám. Việc thiếu nước trong khoang miệng làm cho miệng nhanh khô. Đi kèm với đó là vi khuẩn có nhiều cơ hội phát triển.
– Răng bị nứt vỡ hoặc yếu
Nếu chân răng của bạn bị yếu hoặc nứt vỡ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, hình thành mảng bám khó loại bỏ.
– Tụt nướu
Với những người lớn tuổi, tình trạng tụt nướu dễ xảy ra do quá trình lão hóa các cơ quan trong cơ thể. Nướu bị tụt khỏi hàm sẽ hình thành mảng bám trên rễ chân răng. Ngà răng dần trở thành mục tiêu của vi khuẩn và chúng tiếp tục tấn công tới chân răng.
– Các lý do khác
Một số trường hợp như trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần dẫn đến sâu răng.
Răng sâu nhẹ nên làm gì?
Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng răng miệng thông qua việc tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, sâu răng,… Loại thuốc này tấn công vào cấu trúc bảo vệ vi khuẩn gây nhiễm trùng, ngăn không cho vi khuẩn sản xuất protein. Từ đó ngăn chặn tổn hại trong khoang miệng do vi khuẩn gây ra.
Mỗi nhóm kháng sinh sẽ có cơ chế hoạt động cũng như khả năng tiêu diệt vi khuẩn khác nhau. Trước khi sử dụng, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê đơn. Các loại thuốc kháng sinh thường hiệu quả ngay sau 3 – 5 ngày. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng đúng loại kháng sinh, đúng liều lượng để đạt kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh giảm đau, trị sâu răng phổ biến mọi người có thể tham khảo.
– Clindamycin
Clindamycin là thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm trùng răng miệng hiệu quả bởi hiếm có loại vi khuẩn nào có thể kháng được Clindamycin. Thuốc này được kê đơn nên bạn cần sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Cách dùng cụ thể như sau:
- Dùng cho trường hợp đau răng khôn, răng hàm: Thuốc có thể dùng theo dạng đường uống hoặc đường bôi.
- Dạng bôi: Cần để nguyên 30 phút sau khi bôi thuốc mới được ăn uống.
- Dạng uống cho người lớn: 150 – 300mg/lần, lượng thuốc dùng tuỳ thuộc vào mức độ đau, các lần uống thuốc cách nhau 6 tiếng.
- Dạng uống cho trẻ em trên 1 tuổi: 3 – 6mg/kg/lần, mỗi lần dùng thuốc cách nhau 6 tiếng.
– Metronidazole
Metronidazole được sản xuất dưới hai dạng là viên nang và viên nén. Tác dụng của loại thuốc này là giảm đau. Bạn lưu ý liều lượng dưới đây:
- Người lớn: Các lần dùng thuốc cách nhau 8 tiếng. Mỗi lần dùng từ 500 – 750mg.
- Trẻ em: Chỉ khoảng 250mg/lần hoặc dựa vào cân nặng của bé mà bác sĩ có thể chỉ định liều phù hợp.
– Amoxicillin
Amoxicillin thuộc nhóm Penicillin có tác dụng giảm đau răng. Trong nhiều trường hợp, Amoxicillin thường được khuyến cáo sử dụng cùng Axit Clavulanic nhằm tăng hiệu quả giảm đau thông qua việc kháng các loại vi khuẩn chứa men chống lại kháng sinh.
Cách dùng cụ thể như sau:
- Người lớn: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần sau ăn, mỗi lần dùng 1 – 2 viên.
- Trẻ em: Mỗi ngày uống 2-3 lần, dùng theo cân nặng, cụ thể 25 – 50mg/kg/ngày.
– Azithromycin
Azithromycin là loại thuốc có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, loại thuốc này thường được kê đơn cho trường hợp nhiễm trùng răng miệng bị dị ứng với các thuốc thuộc nhóm Penicillin (ví dụ như Amoxicillin).
Cách dùng cụ thể như sau:
- Người lớn: Mỗi ngày dùng 2 viên sau ăn, dùng liên tục trong 3 ngày.
- Trẻ em: Cần liên hệ với bác sĩ để được kê đơn phù hợp với tình trạng của bé.
– Spiramycin
Spiramycin là loại thuốc kháng sinh thường được kê đơn cho các trường hợp bị đau răng do nhiễm trùng. Đặc biệt chúng không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai hay đang trong thời kỳ cho con bú. Khi sử dụng, bạn cần tuân thủ đúng tuân thủ của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ như sốt, chóng mặt, phát ban, đau bụng, tiêu chảy,…
Cách dùng cụ thể như sau:
- Người lớn dùng 1 – 2g/lần. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần hoặc nếu dùng 3 lần một ngày, liều lượng sẽ là 500mg – 1g/lần.
- Với các trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể sử dụng 2 – 2.5g/lần, mỗi ngày dùng hai lần.
- Sử dụng thuốc trước bữa ăn ít nhất 2 giờ hoặc dùng sau ăn 3 giờ.
– Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị sâu răng
- Dùng thuốc kháng sinh còn phụ thuộc vào tình trạng cũng như nhiều yếu tố khác, nhất là vi khuẩn và cơ địa của người bệnh
- Thời gian uống thuốc kháng sinh chỉ nên từ 3 – 7 ngày. Nếu không thấy hiệu quả cao, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để tìm phương pháp tốt hơn.
- Bên cạnh việc dùng kháng sinh, để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, bạn chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Thực hiện việc ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa các món có nhiều đường, nước có gas,…. bởi chúng có thể ảnh hưởng tới men răng.
Phương pháp tái khoáng răng sâu
Tái khoáng răng sâu là phương pháp được áp dụng trong trường hợp răng mới chớm sâu. Tức là xuất hiện những đốm trắng ngà, chưa hình thành các lỗ sâu nhỏ màu đen. Điều trị sâu răng nhẹ bằng tái khoáng răng thực hiện theo 2 cách:
– Cách 1: Sử dụng hỗn hợp Calcium, Phosphate, Fluorine đổ vào vết sâu để thu hẹp phần răng bị sâu màu trắng ngà. Điều này giúp hạn chế sự lây lan và phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
– Cách 2: Sử dụng Fluor có nồng độ cao đổ vào vết răng sâu mới xuất hiện để hạn chế sự lây lan của vết sâu. Khi đó Flour sẽ kết hợp với Canxi và Photpho trong men răng tạo thành hợp chất cứng hơn men răng, ngăn cho vi khuẩn không thể ăn sâu vào răng.
Việc điều trị sâu răng nhẹ bằng tái khoáng chỉ có tác dụng ngăn chặn chứ không loại bỏ được hoàn toàn tình trạng sâu ở răng. Để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh, bạn nên đi khám răng định kỳ, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Phương pháp trám răng sâu
Trám răng sâu được đánh giá là phương pháp điều trị sâu răng nhẹ hiệu quả nhất hiện nay. Có nhiều cách trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ phù hợp với tình trạng, mức độ sâu và mong muốn của khách hàng.
Trước khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý chỗ bị sâu để loại bỏ vi khuẩn, các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Sau đó bác sĩ trám các vật liệu nha khoa vào lỗ hổng. Cuối cùng sẽ xử lý lại bề mặt vết trám để không gây cộm cấn, khó chịu cho bệnh nhân. Những vật liệu trám được sử dụng hiện nay là Xi măng silicat, Amalgam, Sứ và Composite.
Các bước thực hiện trám răng cụ thể như sau:
-Bước 1: Thăm khám tổng quát
- Bác sĩ tiến hành thăm khám, xác định mức độ tổn thương của vị trí răng cần trám. Sau đó chụp phim X-quang để xem có ảnh hưởng đến các bộ phận khác hay không
- Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp
Bước 2: Làm sạch vị trí bị sâu răng
- Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Sau đó tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám
- Bước này vô cùng quan trọng với quá trình trám răng vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ hình thành khiến răng không được trị dứt điểm
Bước 3: So màu răng
- Bác sĩ chọn chính xác màu của vật liệu trám cho răng để phù hợp nhất với chiếc răng đó cũng như tổng thể toàn hàm
Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu
- Bác sĩ sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn
Bước 5: Tiến hành thực hiện trám răng
- Bác sĩ thực hiện quá trình trám răng qua các bước: xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám chất liệu lên răng
Bước 6: Kiểm tra lại
- Sau khi hoàn tất quá trình trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm giúp bạn ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn
Bước 7: Đánh bóng miếng trám
- Bác sĩ sẽ đánh bóng miếng trám và cho khách hàng xem kết quả khi hoàn thiện. Sau đó, bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà chuẩn nhất.
Có thể bạn quan tâm: Răng sâu vào tủy điều trị có khó không?
Mách bạn một số biện pháp phòng ngừa sâu răng tại nhà
Vì sâu răng là tình trạng mà đa số mọi người đều gặp phải. Muốn bảo vệ răng chắc khỏe, dài lâu, không để cho vi khuẩn có cơ hội phát triển, bạn nên phòng tránh bằng những biện pháp sau:
Vệ sinh răng miệng
- Bạn cần thực hiện chải răng đều đặn 2 lần/ngày. Chú ý dùng bàn chải có đầu mềm sẽ dễ di chuyển tới các vị trí khuất sâu. Chải nhẹ nhàng ở cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa (hoặc điều kiện hơn thì máy tăm nước), dùng nước súc miệng cuối cùng để làm sạch mảng bám trên răng
Chế độ dinh dưỡng
- Nên sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ăn nhiều rau củ quả có chứa vitamin tốt cho răng miệng như: cà rốt, khoang lang, đu đủ,…
- Bổ sung canxi cho cơ thể thông qua các loại hạt hay sữa uống
- Hạn chế tối đa các loại đồ ăn ngọt, đồ uống có ga,… vì chúng sẽ làm mòn men răng, tăng hình thành mảng bám cũng như tích tụ vi khuẩn theo thời gian
Thăm khám định kỳ
- Bạn nên hình thành thói quen kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và khắc phục những bệnh lý răng miệng có thể gặp phải
Tuy sâu răng nhẹ không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện kịp thời và điều trị thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành, nha khoa Thúy Đức là địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn điều trị răng sâu cũng như các bệnh răng miệng khác. Tại nha khoa Thúy Đức, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã có nhiều năm tu học ở nước ngoài với chuyên môn vững vàng. Kết hợp là công nghệ hiện đại nhất đảm bảo sẽ giúp mọi người sở hữu hàm răng chắc khỏe.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 để được hỗ trợ sớm nhất.