Răng sữa chỉ tồn tại trong một giai đoạn của trẻ, và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn từ 6 đến 12 tuổi. Do đó, nhiều ba mẹ phân vân không biết nếu răng sữa bị sâu có cần phải điều trị bằng cách hàn trám răng hay không. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này, cũng như cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để chăm sóc răng của trẻ.
Mục lục
Hàn răng là gì, áp dụng trong những trường hợp nào?
Hàn răng, hay còn gọi là trám răng, là kỹ thuật sử dụng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lấp đầy các lỗ hổng và mô răng bị khuyết do nhiều nguyên nhân. Phương pháp này giúp tái tạo hình dáng, kích thước ban đầu cho răng, đồng thời phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Ưu điểm của hàn răng so với các phương pháp phục hình khác:
- Bảo tồn cấu trúc răng: Không cần mài cùi, hạn chế xâm lấn đến mô răng thật.
- Thao tác đơn giản: Quá trình thực hiện nhanh chóng, ít gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Hiệu quả lâu dài: Chất liệu hàn trám ngày càng tiên tiến, có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt.
- Tính thẩm mỹ: Màu sắc và hình dạng của miếng trám được điều chỉnh để phù hợp với màu răng tự nhiên, mang lại nụ cười rạng rỡ.
Đọc thêm: Hàn răng loại nào tốt?
Hàn răng được áp dụng cho các trường hợp sau:
Sâu răng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất cần thực hiện hàn trám. Vi khuẩn tấn công men răng, tạo thành lỗ sâu, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và các răng lân cận.
Mòn cổ chân răng: Do chải răng sai cách hoặc sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao, men răng ở cổ răng bị bào mòn, gây ê buốt và mất thẩm mỹ. Hàn trám giúp bảo vệ và phục hồi phần răng bị mòn.
Chấn thương răng: Răng bị sứt mẻ, vỡ hoặc gãy do va đập, tai nạn cần được hàn trám để tái tạo hình dạng và chức năng ăn nhai.
Răng thưa: Hàn trám bằng chất liệu composite giúp thu hẹp khe hở giữa các răng, mang lại nụ cười đều đặn và thẩm mỹ hơn.
Nhu cầu thẩm mỹ: Khắc phục các khiếm khuyết bẩm sinh như răng đổi màu, hình dạng răng không đẹp.
Những ảnh hưởng khi trẻ bị sâu răng sữa?
Răng sữa có cấu tạo không cứng chắc như răng vĩnh viễn. Răng sữa có lớp men răng và ngà răng mỏng hơn và yếu hơn, nên vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và phá hủy răng. Ngoài ra, tuyến nước bọt của trẻ nhỏ không hoạt động hiệu quả như người lớn, nên không thể trung hòa axit trong miệng và bảo vệ răng khỏi sự ăn mòn. Trẻ em cũng thường có thói quen ăn vặt, đồ ngọt và đồ uống có đường, làm tăng nguy cơ sâu răng. Khả năng vệ sinh răng miệng của trẻ em còn hạn chế, nên mảng bám và thức ăn dễ dàng tích tụ trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Đọc thêm: Tại sao ăn nhiều kẹo dễ bị sâu răng?
Răng sữa chỉ tồn tại trong một giai đoạn của trẻ, và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Sâu răng sữa không chỉ gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng nhai của trẻ mà còn có thể tác động tiêu cực đến khả năng nói. Khi trẻ lớn lên và mọc răng, chúng học cách nói bằng cách bắt chước âm thanh và hình thành từ ngữ từ những người xung quanh. Tuy nhiên, cơn đau do sâu răng có thể cản trở quá trình này.
Cơn đau có thể khiến trẻ ngại giao tiếp, ít nói hơn, dẫn đến hạn chế trong việc học cách phát âm chính xác.
Không chỉ vậy, răng sữa còn có chức năng giữ khoảng định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu răng sữa sâu nặng, mất răng thì có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lên không thuận lợi, dễ bị chen chúc, lệch lạc. Nguy hại hơn nữa là khả năng sâu răng có thể lây lan từ răng sữa sang răng vĩnh viễn sắp mọc lên.
Khi một răng sữa bị sâu không được chữa trị nó sẽ dần tiến triển thành bệnh lý tủy răng gây ra những cơn đau dữ dội làm trẻ quấy khóc, không ăn được. Lúc này, nếu vẫn tiếp tục không điều trị sẽ dẫn tới bệnh lý về cuống răng, tức là phần viêm lan ra ngoài chân răng và có thể tiến triển thành u nang xương hàm có thể phải cắt đoạn xương hàm. Chính vì vậy, việc điều trị răng sữa sâu cho trẻ là hoàn toàn cần thiết và nên thực hiện kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Con bị đau răng sâu nên làm gì?
Răng sữa bị sâu có nên hàn răng không?
Ở giai đoạn sớm, các bác sĩ có thể can thiệp hàn trám răng giúp trẻ bảo toàn hình dạng răng và chức năng ăn nhai tối đa. Thực tế, thao tác hàn trám răng sâu là phương pháp đơn giản và thao tác nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với việc điều trị răng sâu bằng cách bọc sứ hay nhổ răng của trẻ. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng.
Khi bé cần hàn trám răng thì cha mẹ cũng nên nên tạo không khí vui vẻ và thoải mái cho bé trước khi đến nha sĩ, nói chuyện với bé về lợi ích của việc trám răng và khuyến khích bé cố gắng chịu đựng một chút đau nhẹ. Như vậy, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và không sợ hãi khi phải trám răng.
Ngoài ra, việc điều trị răng sữa sâu cho trẻ còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng và khả năng hợp tác của trẻ. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Chi phí hàn răng sâu
Sau khi hàn răng cho trẻ cần lưu ý gì?
Sau khi hàn răng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
1. Về thói quen ăn uống:
- Kiêng khem: Tránh ăn uống trong vòng 2 tiếng đầu sau khi hàn răng để miếng trám có thời gian “củng cố”.
- Ưu tiên thức ăn mềm: Chọn thực phẩm mềm, mịn, mát, ít tinh bột và đường để giảm áp lực lên răng mới trám.
- Hạn chế thức ăn cứng, dai: Tránh xa các món ăn cứng, dai, giòn, cay nóng hoặc có màu sẫm để bảo vệ miếng trám.
2. Hoạt động nhẹ nhàng:
- Tránh va chạm hoặc dùng lực mạnh tác động lên răng mới trám để tránh làm di lệch miếng trám.
- Quan sát và theo dõi các dấu hiệu bất thường như đau nhức, sưng tấy,… để kịp thời xử lý.
3. Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng:
- Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn: Sử dụng nước muối ấm để súc miệng, kết hợp chải răng đúng cách với bàn chải mềm để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám.
- Chú trọng kỹ thuật chải răng: Nghiêng bàn chải 45 độ, chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để bảo vệ nướu và miếng trám.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng, nơi bàn chải khó tiếp cận.
4. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ:
- Ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng và tái khám định kỳ.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp và tư vấn cụ thể.
5. Tái khám định kỳ:
- Đi khám răng định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng miệng và miếng trám.
- Phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Làm sao để phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ nhỏ?
Quan trọng hơn hết, để tránh tình huống phải điều trị răng sữa sâu cha mẹ cần chủ động hướng dẫn và theo dõi cách trẻ chăm sóc vệ sinh răng miệng từ sớm, bằng cách:
– Khuyến khích trẻ đánh răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng kem đánh răng có fluor và bàn chải răng phù hợp với tuổi của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên giúp trẻ đánh răng cho đến khi trẻ 6 tuổi hoặc có thể tự đánh răng được.
– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, nhất là trước khi đi ngủ. Đồ ngọt có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Nếu trẻ ăn đồ ngọt, ba mẹ nên cho trẻ uống nước hoặc súc miệng để làm sạch răng.
– Thăm khám nha sĩ định kỳ, ít nhất một lần mỗi 6 tháng. Nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nha chu, cũng như tư vấn cho ba mẹ về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Ghé thăm nha khoa Thúy Đức – chăm sóc răng cho bé ngay nhé
Con bạn có hay kêu đau răng không? Đừng để trẻ chịu đựng quá lâu! Nha khoa Thúy Đức cung cấp các dịch vụ phục hồi răng sữa để giúp con bạn có sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Trám răng sữa là một biện pháp ngăn ngừa sâu răng tiến triển và bảo vệ răng sữa cho trẻ. Trám răng sữa cho trẻ là an toàn và đơn giản, không gây đau đớn cho bé.
Nha khoa Thúy Đức có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tận tâm và chu đáo, cơ sở vật chất hiện đại và sang trọng sẽ mang tới trải nghiệm chăm sóc răng miệng tuyệt vời cho gia đình bạn.
Đặt lịch ngay hôm nay TẠI ĐÂY.