Bệnh sâu răng nguy hiểm ở chỗ diễn biến âm thầm không để lộ bất kỳ dấu hiệu nào ra bên ngoài. Đến khi cơn đau xuất hiện thì phần men răng bị bào mòn, ngà răng và tủy răng khó tránh những tổn hại nghiêm trọng. Tại sao răng sâu bị đau nhức? Làm cách nào điều trị sâu răng một cách triệt để nhất? Dưới đây là giải đáp chi tiết của bác sĩ, bạn đừng bỏ qua nhé.
Mục lục
1. Các giai đoạn chính của sâu răng
Sâu răng là gì?
Răng ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của mỗi người. Đặc biệt về cấu tạo, răng được chia thành nhiều lớp để đảm bảo bạn có thể sử dụng hàm răng của mình trong suốt cuộc đời nếu biết chăm sóc đúng cách.
– Men răng
Men răng là lớp ngoài cùng bao bọc và tạo nên độ cứng chắc khỏe cho thân răng. Trong men răng chứa lượng mới rất lớn đi kèm với các khoáng chất như canxi, kali, flourua, nước,… Men răng có màu trong mờ, cứng, tia X không đi xuyên qua được. Men răng phân bố trên cả hai mặt của răng nhưng tập trung ở mặt nhai nhiều hơn.
– Ngà răng
Ngà răng nằm ở phía trong và mềm hơn, không cứng như men răng, có tính đàn hồi cao, xốp, thấm. Vì men răng có màu trong suốt nên màu của răng do phần ngà răng quyết định, phần lớn khối lượng trong thân răng. Thành phần chủ yếu là chất keo collagen, nằm phía trong tăng tính bảo vệ cho tủy răng. Trên bề mặt ngà răng có dây thần kinh và dễ bị axit phá hủy làm cho răng có cảm giác ê buốt, nhạy cảm với nhiệt độ, hóa chất.
– Tủy răng
Tủy răng là lớp trong cùng chứa mạch máu, dây thần kinh với chức năng nuôi dưỡng, chi phối hoạt động của răng. Cụ thể hơn, mỗi tủy răng đều có buồng thân răng, ống chân răng, các dây thần kinh và mạch máu chui vào các buồng tủy và qua các lỗ này. Tủy răng cùng với tế bào ngà răng đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa, bảo vệ và quyết định phần lớn cảm giác của răng.
Sau khi đã hiểu rõ cấu tạo đầy đủ của răng, kết hợp với nội dung tiếp theo bạn sẽ biết sâu răng tác động ở vị trí nào, được chia thành mấy giai đoạn.
Sâu răng thực chất là sự tác động của vi khuẩn nằm ở mảng bám trên bề mặt răng và gây tổn thương đến men răng. Theo nghiên cứu, vi khuẩn này có tên “Streptococcus mutans”. Chúng sẽ phá hủy dần lớp men bảo vệ bên ngoài nhanh chóng. Sau đó lan rộng vào mô cứng bên trong, hình thành các lỗ sâu màu đen từ nhỏ đến lớn.
Các giai đoạn của sâu răng
– Giai đoạn 1: Men răng bị ăn mòn
Men răng bị ăn mòn là giai đoạn nhẹ nhất và thường khó phát hiện nhất do vùng men răng không có các dây thần kinh cảm giác. Vậy nên khi men răng bị sâu, bạn không thấy đau hay khó chịu. Để phát hiện, bạn chỉ có thể soi thật kỹ chân răng.
Nếu quan tâm đến răng thường xuyên, mọi người sẽ phát hiện kịp thời và xử lý sâu răng từ sớm. Tuy nhiên điều này ít người để ý nên diễn biến càng phức tạp hơn.
– Giai đoạn 2: Sâu răng lan đến ngà răng
Sau khi đi xuyên qua được men răng, sâu răng sẽ lan dần đến phần ngà răng. Như đã chia sẻ ở trên, ngà răng mềm hơn, xốp, có tính đàn hồi cao và chứa một số dây thần kinh. Tại đây bạn bắt đầu cảm nhận được từng cơn ê buốt và đau nhức khi ngà răng tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh. Ở giai đoạn này cần xử lý sớm, kịp thời trước khi gây ra những ảnh hưởng nặng hơn tới sức khỏe.
– Giai đoạn 3: Buồng tủy bị nhiễm khuẩn
Buồng tủy là cấu trúc quan trọng nhất duy trì “sự sống” của một chiếc răng. Còn men răng và ngà răng đảm nhận vai trò bảo vệ cho buồng tủy. Nếu tác nhân gây sâu răng đã xuyên qua được hai lớp trên để vươn tới vị trí này, bạn sẽ thấy rất khủng khiếp. Đó là cảm giác đau nhức kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn uống cũng như các sinh hoạt hằng ngày.
– Giai đoạn 4: Tủy bị hỏng (chết tủy)
Nếu buồng tủy đã bị viêm (nhiễm khuẩn) mà không được xử lý sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lan sang khu vực nha chu. Hậu quả là chết tủy gây ra các triệu chứng, tổn thương nghiêm trọng hơn như sưng vùng hàm mặt, tiêu xương, mất các răng kế cận.
Sâu răng tưởng đơn giản nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Ví dụ như nhiễm trùng nướu, chết tủy răng, áp xe răng, viêm nha chu,…
Xem thêm: Răng chết tủy là gì? Điều trị răng chết tủy như thế nào?
2. Tại sao răng sâu bị đau nhức?
Răng sâu bị đau nhức là biểu hiện điển hình nhất của bệnh sâu răng. Những cơn đau ban đầu có thể rất ít nhưng sau đó tăng dần. Đặc biệt thời điểm ban đêm, đau răng làm cho bạn khó ngủ, tinh thần mệt mỏi, làm việc hay học tập đều không hiệu quả.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do vi khuẩn sâu răng đã qua được lớp men răng cứng chắc và tấn công vào ngà răng, tủy răng. Ở ngà răng và đặc biệt tủy răng có chứa rất nhiều các dây thần kinh cảm giác. Nếu phát hiện cơn đau mà bạn vẫn không điều trị sớm thì nguy cơ bị viêm tủy, chết tủy, thậm chí nghiêm trọng hơn răng sâu quá nặng buộc phải nhổ bỏ.
3. Sâu răng tác động đến sức khỏe như thế nào?
Sâu răng nguy hiểm hơn rất nhiều so với lầm tưởng của mọi người. Đặc biệt khi đã trở nên nghiêm trọng, nó gây ra những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh.
Hỏi đáp: Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Trước tiên, sâu răng sẽ phá hủy dần cấu trúc từ ngoài vào trong, từ thân răng đến chân răng. Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn.
Khi sâu răng phát triển đến tủy răng gây tình trạng viêm tủy. Những lỗ chóp răng bị vi khuẩn chèn áp gây chết các dây thần kinh, máu không thể cung cấp cho răng, từ đó làm hoại tử tủy răng, chết tủy. Cuối cùng, vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng, xuất hiện tình trạng áp xe răng.
Ngoài ra, sâu răng làm cho quá trình ăn uống của bạn gặp khó khăn hơn. Để lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Thiếu thẩm mỹ
Sâu răng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể của toàn bộ hàm răng cũng như khuôn mặt. Sâu răng ở tình trạng nhẹ sẽ xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Còn nếu chuyển sang tình trạng nặng hơn, các lỗ hổng màu nâu, đen ngày càng lan rộng ra với hình dáng khác nhau. Điều này làm cho bạn thiếu tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó, sâu răng còn dẫn tới hôi miệng kéo dài nếu không chữa trị kịp thời.
Ảnh hưởng đến tinh thần
Cơn đau nhức răng thường đi kèm với cơn đau đầu từ nhẹ đến nặng tùy tình trạng của mỗi người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, ngủ nghỉ khiến bạn đuối sức. Tinh thần từ đó cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Bạn cũng dễ cáu gắt, khó chịu hơn. Đặc biệt sâu răng ở trẻ nhỏ thường nghiêm trọng hơn. Răng không đủ sự chắc chắn, hay bị đau nhức làm giảm cảm giác thèm ăn, bé chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc. Khi đó cơ thể bị suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu dinh dưỡng.
Nguy hiểm đến tính mạng
Nếu tình trạng sâu răng của bạn không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn tới viêm tủy, rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Mức độ nhiễm trùng tăng dần nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bạn thấy dấu hiệu của sâu răng thì cần đến các địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh không có sự chỉ định của bác sĩ, để không gây ra bất cứ hậu quả đáng tiếc nào.
4. Làm cách nào để khắc phục răng sâu bị đau nhức?
Có rất nhiều phương pháp điều trị sâu răng khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn cũng như tình trạng của mỗi người.
Cách khắc phục tại nhà
Nếu răng bị sâu ở mức độ nhẹ, bạn có thể học cách khắc phục tại nhà với các nguyên liệu đơn giản, quen thuộc.
– Sử dụng nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn cao, đồng thời còn giúp giảm sưng đau, làm sạch các mảng bám thức ăn trên răng. Nhờ đó mà cơn đau cũng không còn dữ dội nữa.
Cách thực hiện như sau: Bạn pha 1 thìa muối hạt với chút nước cho vừa đủ độ. Sau đó khuấy đều và ngậm nước muối trong khoảng 30 giây. Hoặc bạn cũng có thể dùng chai nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc.
– Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh cũng là cách giảm cơn đau sâu răng rất đơn giản, hiệu quả. Bạn lấy vài viên đá, bọc vào tấm vải sạch. Sau đó thì chườm lên vùng má có răng đau. Để khoảng 5- 10 phút rồi cho ra. Nghỉ ngơi một lát lại chườm tiếp đến khi bạn thấy đỡ hơn.
– Dùng trà bạc hà
Trong Đông y, lá bạc hà cũng được coi là loại thuốc có tính gây tê, kháng khuẩn. Do đó dễ dàng làm giảm cơn đau nhức, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Bạn lấy vài lá bạc hà khô, ngâm với nước sôi khoảng 20 phút rồi uống hoặc súc miệng đều được. Với phần bã, bạn đắp lên vùng răng bị sâu có khả năng giảm đau rất tốt.
– Dùng dầu đinh hương
Sử dụng dầu đinh hương để giảm đau răng cũng là mẹo được nhiều người sử dụng. Trong sản phẩm này có tinh chất tự nhiên với khả năng gây tê và diệt khuẩn. Bạn lấy miếng bông nhỏ, thấm chút dầu đinh hương rồi đặt vào vị trí răng sâu. Khi đó, cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng.
– Dùng lá bàng
Theo nghiên cứu, trong lá bàng có chứa một số thành phần như flavonoid, saponin, phytosterol và tannin. Những chất này sẽ giúp sát khuẩn và làm giảm triệu chứng bị sưng viên.
Bạn dùng lá bàng non xay nhuyễn với muối biển, nước lọc tạo thành nước ngậm. Sau đó thì súc miệng hằng ngày trước khi đi ngủ.
– Dùng lá ổi
Trong lá ổi đặc biệt chứa hợp chất Astringents giúp kháng viêm, diệt khuẩn cho nướu săn chắc, giảm cơn đau nhức răng hiệu quả.
Bạn rửa sạch lá ổi. Sau đó thì giã nát hoặc xay nhuyễn với muối và nước ấm. Lọc lấy phần nước. Dùng tăm bông thấm nước hỗn hợp vào chỗ sâu răng. Hoặc bạn đun sôi lá ổi với nước sôi làm thành dung dịch súc miệng hằng ngày cũng giúp giảm đau răng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
– Dùng lá tía tô
Cây tía tô cũng là vị thuốc nam có khả năng giảm đau nhức, khử hôi miệng do sâu răng hiệu quả. Bạn rửa sạch lá này, giã nhỏ cùng nước ấm rồi chấm vào vị trí sâu răng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Những cách khắc phục đau nhức răng tại nhà chỉ mang giải pháp tạm thời và hỗ trợ. Bạn vẫn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám cụ thể.
Cách khắc phục tại nha khoa
Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng sâu răng, bạn cần xử lý vùng răng đã bị tổn thương, loại bỏ triệt để môi trường phát triển của vi khuẩn. Sau đó tiến hành các kỹ thuật khác để tạo ra một lớp chắn, ngăn cản vi khuẩn tấn công lại bề mặt răng.
– Chữa tủy và trám răng
Chữa tủy và trám răng áp dụng cho trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, dễ khắc phục. Quy trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Sau đó lên phương án điều trị chữa tủy & trám răng.
- Bước 2: Bác sĩ thực hiện quá trình mở đường vào ống tủy, hệ thống tủy. Rồi làm sạch các vùng tủy bị hư, làm sạch hệ thống ổng tủy.
- Bước 3: Tiếp đến bác sĩ tiến hành tạo hình lại ống tủy. Tùy vào mức độ khó của ca, bạn có thể điều trị chữa tủy răng từ 1- 2 lần hẹn. Nếu cần hẹn lần 2, bác sĩ sẽ đặt thuốc sát trùng vào ống tủy, trám tạm để tránh thức ăn mắc vào, gây thêm nhiễm trùng cho tủy.
- Bước 4: Sau khi ống tủy được làm sạch hoàn toàn, răng không còn đau nhức, bác sĩ tiến hành trám kín lại. Có 2 phương pháp trám răng là trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ phù hợp với tình trạng, mức độ sâu và mong muốn khác nhau của bệnh nhân.
- Bước 5: Các chất liệu trám được sử dụng như xi-măng silicat, Amalgam, sứ và composite (được sử dụng phổ biến nhất hiện nay). Sau đó, bác sĩ xử lý lại bề mặt vết trám để không gây cộm cấn, khó chịu cho bệnh nhân.
Hỏi đáp: Chữa tủy răng có đau không? Chi phí hết bao nhiêu?
– Lấy tủy và bọc răng sứ
Lấy tủy răng và bọc răng sứ được áp dụng trong trường hợp răng đã bị sứt mẻ, khó trám, cấu trúc răng bị phá hủy hoàn toàn, tủy răng cũng bị ảnh hưởng nhưng chân răng vẫn còn chắc chắn. Trước tiên, bác sĩ vẫn sẽ tiến hành xử lý tủy răng bị viêm. Sau đó tiến hành mài cùi răng và bọc răng sứ bên ngoài.
Vì răng sau khi lấy tủy sẽ trở nên yếu ớt, dễ lung lay hơn nên việc bọc mão sứ bên ngoài được xem như “chiếc áo giáp” cho mô răng thật. Khi đó răng của bạn vẫn ăn nhai hiệu quả, không bị nhạy cảm bởi nhiệt độ từ thức ăn. Ngoài ra, răng sứ được chế tác từ phôi sứ cao cấp, có thể đo hình dáng và màu sắc dựa trên răng thật còn lại nên đảm bảo cả về khả năng sử dụng lẫn tính thẩm mỹ.
Xem chi tiết: Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu?
– Nhổ răng và trồng răng sứ
Trong trường hợp xấu nhất khi răng sâu bị viêm quá nặng, kích thích tủy răng, vi khuẩn tấn công chân răng, ăn sâu vào vùng xương thì cần nhổ bỏ. Hoặc trường hợp sâu răng cụt phần chân răng, sâu răng kèm theo tụt lợi, viêm nha chu thì bác sĩ cũng chỉ định nhổ răng sâu và trồng răng sứ mới.
Sau khi nhổ răng, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như lực nhai bị giảm sút, việc nghiền nhỏ thức ăn gặp khó khăn, bị lệch khớp cắn do không còn răng đối xứng, biến chứng tiêu xương vùng răng hàm má hóp lại, da nhăn nheo, mặt chảy xệ,… Do vậy trồng răng sứ mới hay cấy ghép implant là giải pháp tốt nhất.
Phần trụ implant sẽ thay thế phần chân răng nên biến chứng tiêu xương được khắc phục. Ngoài ra, bạn có thể ăn uống bình thường, đảm bảo tính thẩm mỹ, tự nhiên như răng thật. Răng implant được chế tạo từ những vật liệu lành tính, với độ an toàn cao, ít nguy cơ bị đào thải. Đặc biệt là độ bền tốt, thậm chí sử dụng vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc tốt.
Theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam (2022), Việt Nam có hơn 90% người đang mắc bệnh về răng miệng, trong đó đa số là sâu răng ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu thấy có những dấu hiệu mà bác sĩ đã chia sẻ ở trên, bạn nên đến thăm khám nha khoa càng sớm càng tốt nhé.
Xem thêm: Bọc răng sứ implant là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?