Hôi miệng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 1 tuổi khá thường gặp và tình trạng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu những thông tin cần thiết để giúp trẻ giải quyết và đối mặt với vấn đề này. Thấu hiểu vấn đề đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tình trạng trẻ 1 tuổi bị hôi miệng.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi bị hôi miệng
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ 1 tuổi bị hôi miệng, dưới đây là các nguyên nhân phổ biến có thể gặp ở trẻ 1 tuổi nói riêng và trẻ em nói chung.
1.1. Chế độ ăn uống không phù hợp
Trẻ bị hôi miệng có thể là tình trạng tạm thời do một số thức ăn tạo mùi được bé ăn, uống trong ngày. Các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, cá, phô mai… khi thủy phân trong miệng sẽ giải phóng hợp chất sulphur, tạo ra mùi khó chịu trong khoang miệng của trẻ. Chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể khiến trẻ bị hôi miệng.
Một số loại thức ăn khác như hành, tỏi… chứa hàm lượng sulphur cao sẽ được hấp thu vào máu sau khi ăn, sulphur sẽ bài tiết dần qua phổi và qua hơi thở, khiến hơi thở của bé có mùi khó chịu.
1.2. Vệ sinh răng miệng không tốt
Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể khiến thức ăn tồn đọng lại ở các khe giữa răng và nướu, trên bề mặt răng hoặc trên các gai ở bề mặt lưỡi, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu. Do vậy, vệ sinh răng miệng cho trẻ là rất quan trọng để tránh mùi hôi, kể cả khi trẻ chưa mọc răng.
Cha mẹ nên dạy trẻ đánh răng ngay khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên và tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
1.3. Thói quen ngậm ti giả và mút tay
Hiện tượng này gặp phải ở đa số trẻ em, đặc biệt là trẻ 1 tuổi. Thói quen ngậm ti giả hay mút tay có thể vô tình khiến vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng và làm bé bị hôi miệng hoặc gây ra nhiều bệnh lý của cơ thể. Do đó, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý khi con có thích mút tay, hãy tập cho con ngừng thói quen này để không gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con.
Đọc thêm: Bé thay răng mọc lệch phải làm sao?
1.4. Trẻ bị khô miệng
Khô miệng là một trong số những lý do khiến hơi thở của trẻ có mùi hôi, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi hoặc có thói quen thở bằng miệng. Khi không khí tăng lưu thông qua đường miệng, trẻ sẽ bị khô miệng và điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây hôi miệng.
1.5. Trẻ có dị vật trong mũi
Trẻ em thường rất hiếu động và tò mò với những đồ vật xung quanh, đôi khi, trẻ có thể đưa các vật lạ vào mũi như đồ chơi, hạt ngô, hạt đậu… điều này có thể khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương, bị viêm nhiễm và khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
1.6. Hít khói thuốc lá thụ động
Khi ở gần những người hút thuốc lá, trẻ sẽ vô tình hít phải khói thuốc lá thụ động gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và răng miệng. Các hóa chất có trong khói thuốc lá không chỉ khiến trẻ 1 tuổi bị hôi miệng và còn tác động trực tiếp tới sức khỏe của con trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý không được để trẻ nhỏ trong môi trường có khói thuốc lá.
1.7. Trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp
Trẻ 1 tuổi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang… có thể dẫn tới tình trạng hôi miệng.
1.8. Trẻ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa
Các bệnh lý đường tiêu hóa bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể gặp phải ở trẻ 1 tuổi và khiến trẻ bị hôi miệng.
Tìm hiểu thêm: Các bệnh lý gây hôi miệng
1.9. Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc kháng histamin hay thuốc điều trị các bệnh lý thần kinh có thể làm giảm sản xuất nước bọt, khiến trẻ bị khô miệng và hôi miệng. Ngoài ra, nếu cha mẹ cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khoang miệng, khiến vi khuẩn và nấm phát triển gây mùi hôi.
2. Cách điều trị và phòng tránh hôi miệng cho trẻ 1 tuổi
Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng là tình trạng thường gặp, do vậy, các bậc phụ huynh cần nắm được những biện pháp cần thiết để đối mặt với tình trạng này và phòng tránh hôi miệng về lâu dài cho con. Một số biện pháp đơn giải có thể thực hiện được liệt kê dưới đây:
- Giúp trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, với trẻ chưa mọc răng thì giúp trẻ vệ sinh lưỡi và nướu sau mỗi bữa ăn, với trẻ đã mọc răng thì dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng với bàn chải và kem đánh răng mỗi ngày.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ mỗi 2 – 3 tháng/lần và lựa chọn bàn chải có lông mềm, có hình dáng, màu sắc theo sở thích của bé để việc đánh răng hứng thú hơn.
- Cha mẹ có thể sử dụng dụng cụ chuyên dụng hoặc gạc mềm để vệ sinh lưỡi cho trẻ, tránh không gây tổn thương trong khoang miệng.
- Với trẻ có thói quen ngậm ti giả, cha mẹ nên thường xuyên rửa sạch sẽ sau mỗi lần con sử dụng.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế do trẻ ăn các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, kem… vì các loại thức ăn ngày không chỉ gây hôi miệng mà còn có thể khiến trẻ bị thừa cân, béo phì.
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để không bị khô miệng.
- Cùng trẻ đi khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần để sớm phát hiện và điều trị các bệnh răng miệng.
- Điều trị các bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý đường tiêu hóa để sức khỏe của trẻ được cải thiện và giảm tình trạng hôi miệng.
- Sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều dùng được bác sĩ chỉ định, không dùng thuốc nhiều quá mức cần thiết.
- Sử dụng các biện pháp dân gian trị hôi miệng bằng lá rau ngót. Với biện pháp này, cha mẹ hãy lấy khoảng một nắm lá rau ngót, rửa sạch, thêm một chút muối vào nồi đun với nước. Khi sôi lấy nước ra để nguội, lọc phần bã rồi dùng để rơ lưỡi cho bé.
3. Trẻ 1 tuổi bị hôi miệng cần đi khám bác sĩ khi nào?
Trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng cần được kiểm tra nha khoa định kỳ để theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp trẻ 1 tuổi bị hôi miệng kéo dài, cha mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần cho trẻ đến nha sĩ, bác sĩ để kiểm tra về sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Lúc này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp, đặc biệt khi trẻ bị hôi miệng do các bệnh lý đường hô hấp hay đường tiêu hóa.
Lời kết:
Các bậc cha mẹ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng của trẻ, đặc biệt khi trẻ 1 tuổi bị hôi miệng. Hy vọng rằng các phụ huynh đã có thêm những thông tin cần thiết liên quan trẻ 1 tuổi bị hôi miệng và có cách xử lý phù hợp khi gặp phải tình trạng này.
Đọc tiếp bài viết: Bé 10 tháng chưa mọc răng có sao không?