Bị tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Thậm chí đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng mà mọi người không nên chủ quan. Muốn hiểu rõ hơn tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là bệnh gì? Phương pháp điều trị cụ thể, bạn đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
1. Tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là bị bệnh gì?
Bình thường lợi (nướu) khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt đến hồng đậm tùy cơ địa mỗi người, săn chắc, vừa khít với răng. Tuy nhiên do một số yếu tố, bạn thấy tình trạng tụt lợi, lợi sưng đỏ, đi kèm chảy máu chân răng. Theo các chuyên gia, dấu hiệu điển hình này là của bệnh viêm nha chu.
Đầu tiên, phần lợi sẽ dịch chuyển xuống cuống răng làm cho thân răng lộ ra bên ngoài. Nó có thể xảy ra ở một vài răng, hoặc nghiêm trọng hơn là ở cả hàm răng trên và hàm dưới.
Tiếp đến bạn thấy lợi bị sưng đỏ, cảm giác đau, khó chịu. Khi vệ sinh răng miệng bằng bàn chải, hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên dù không tác động lực mạnh. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác đi kèm như hôi miệng dai dẳng, xuất hiện mủ giữa răng và nướu, răng bị lung lay,…
Viêm nha chu được biết đến là bệnh nhiễm trùng nướu răng cấp độ nặng, do vi khuẩn và các vi sinh vật khác bám trên bề mặt răng và trong các túi xung quanh răng gây ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất răng, làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Xem thêm: Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không? Có chữa dứt điểm được không?
2. Những nguyên nhân gây tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng bao gồm cả yếu tố sinh lý, bệnh lý, sang chấn,…
Nguyên nhân do bệnh lý
– Viêm nha chu
Nha chu được biết đến là các tổ chức giải phẫu quanh chân răng bao gồm mô mềm, dây thần kinh quanh răng. Nếu mắc phải bệnh này, mô nướu của bạn dần bị phá hủy, chân răng tụt lợi, chảy máu thường xuyên hơn. Răng ngày càng yếu hơn và lộ rõ nhiều yếu điểm.
– Cao vôi răng
Tích tụ quá nhiều cao vôi răng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tụt nướu ở đa số mọi người. Khi mảng bám tích tụ lâu ngày không được vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ dẫn tới tình trạng bị canxi hóa. Sau đó biến thành cao răng cứng trên răng, đặc biệt là ở vị trí các kẽ răng, chân răng. Không làm sạch thường xuyên dễ gây viêm lợi, dẫn đến tụt lợi, chảy máu chân răng.
Nguyên nhân do sinh lý
– Do tuổi tác
Tuổi tác ngày càng cao, hệ miễn dịch suy giảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng. Theo nghiên cứu, tỷ lệ tụt lợi ở trẻ em so với người lớn sau 50 tuổi có thể tăng từ 8% lên tới 100%.
– Thay đổi nội tiết tố
Với các chị em, nội tiết tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sắc đẹp, tâm lý, sức khỏe ở nhiều giai đoạn khác nhau. Trong một số thời kỳ nhạy cảm như dậy thì, mang thai, mãn kinh, chỉ số nội tiết bị thay đổi bất ngờ dễ làm cho nướu nhạy cảm, dễ đỏ, tổn thương, chảy máu chân răng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho vi khuẩn tấn công gây ra bệnh lý răng miệng khác.
Nguyên nhân khác
– Yếu tố di truyền
Như bạn đã biết, thế hệ sau sẽ thừa hưởng 50% gen từ cha mẹ trong đó có sức khỏe răng miệng. Nếu trong gia đình có bố mẹ, ông bà, người thân mắc phải một số bệnh lý thì khả năng cao sẽ truyền lại cho con cháu.
– Đánh răng không đúng cách
Khi đánh răng, bạn dùng lực quá mạnh hoặc chọn loại bàn chải sợi lông cứng rất dễ làm tổn thương đến nướu, lợi. Về lâu dài, hiện tượng bị mòn răng, tụt lợi, chảy máu chân răng sẽ thường xuyên xảy ra hơn.
– Do sang chấn
Lực tác động từ việc đánh răng sai kỹ thuật hoặc tai nạn làm cho lợi bị mỏng, thấp dần.
– Răng bị xô lệch nhiều
Nếu răng bị xô lệch nhiều, khi ăn nhai lực sẽ tác động mạnh lên răng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng đến lợi và xương hàm. Từ đó dễ dẫn tới tụt lợi.
– Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất
Chế độ ăn uống hằng ngày không đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu Scorbut. Và tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là mộ trong những biến chứng mà bệnh này gây ra.
– Các thói quen xấu
Một số thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, hút thuốc lá thường xuyên đều là nguyên nhân gây tình trạng tụt lợi, mòn răng, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng. Đặc biệt, trong thuốc lá có nhiều chất gây hại cho hệ miễn dịch của chúng ta như Nicotine, Axit Cyanhydric, Monoxide Carbon,… Do vậy, người hút nhiều thuốc lá dễ mắc bệnh lý về răng miệng.
Có thể bạn quan tâm: Viêm lợi nổi hạch ở cổ có sao không? Bao giờ thì hết?
3. Hậu quả của tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng
Bị tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng tưởng đơn giản nhưng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh trong đời sống hằng ngày. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng bị mất xi măng, mòn cổ răng, lộ ngà răng. Các loại vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này tấn công gây bệnh. Hậu quả xấu nhất chính là mất răng hoàn toàn.
Khi bị tụt lợi, phần thân răng không được bảo vệ, che phủ, dễ bị ăn mòn từ môi trường bên trong khoang miệng, ảnh hưởng đến mạch quản và dây thần kinh quanh răng. Từ đó kéo theo nhiều bệnh lý khác như viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng,…
Xét về tính thẩm mỹ, tụt lợi, lợi sưng đỏ làm cho các răng không còn hoàn thiện. Đặc biệt nếu bị tụt lợi ở những răng phía trước khiến bạn cảm thấy ngại cười nói và giao tiếp.
Xét về khả năng ăn nhai, những dấu hiệu trên đều ảnh hưởng đến sức khỏe chung của toàn hàm. Có thể làm giảm lực nghiền nát thức ăn, ảnh hưởng đến khẩu vị khi ăn.
4. Cách điều trị tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng
Tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng không thể tự khỏi vì nướu không có khả năng tự bồi đắp lại như ban đầu. Nếu thấy dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất. Tùy theo tình trạng mỗi người, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị ở mức độ nhẹ
Tình trạng tụt lợi, lợi sưng đỏ nhẹ chỉ xảy ra ở một hoặc một vài răng. Bệnh nhân vẫn giữ được phần nướu bám vào chân răng, răng không bị lộ quá nhiều. Cách điều trị tụt lợi nhẹ đơn giản nhất là bác sĩ tiến hành cạo vôi răng và đánh bóng. Lấy cao răng sẽ giúp làm sạch các mô lợi xung quanh, đồng thời loại bỏ triệt để mảng bám và các vi khuẩn có trong khoang miệng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc điều trị để phục hồi sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Điều trị ở mức độ nặng
Người bị tụt nướu mức độ nặng gặp vấn đề ở rất nhiều răng, thậm chí là cả hàm. Phần nướu còn viêm sưng, tấy đỏ, chân răng hở nhiều khiến cho răng trở nên nhạy cảm. Để điều trị tụt nướu nặng thì phương pháp điều trị tốt nhất là can thiệp giải phẫu. Hiện nay có 3 phương án giải phẫu tụt lợi, gồm:
– Phương pháp 1: Nạo túi nha chu
Khi tình trạng tụt nướu bị nặng, các túi nha chu trong răng viêm nhiễm thì bác sĩ tiến hành nạo túi nha chu để xử lý vi khuẩn. Sau đó thực hiện khâu mô lợi ngay tại vị trí gốc răng để khôi phục lại tình trạng ban đầu.
– Phương pháp 2: Ghép mô liên kết dưới biểu mô hoặc ghép nướu tự do tự thân
Bác sĩ sử dụng mô bên trong khoang miệng để bù đắp lại phần lợi đã bị tụt. Mô lợi được bù đắp sẽ có chức năng tái tạo lại trạng thái nướu bình thường. Ngoài ra cũng giúp phục hồi những tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Phương pháp 3: Phẫu thuật ghép xương
Kỹ thuật này được chỉ định với bệnh nhân có phần xương răng đã bị phá hủy quá nặng. Tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu ghép xương phù hợp.
5. Các biện pháp ngăn ngừa tụt lợi, chảy máu chân răng
Muốn ngăn chặn tình trạng tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây.
Chăm sóc răng miệng cẩn thận
Trước tiên, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm mại. Điều này sẽ tránh tối đa những tổn thương cho vùng nướu. Nếu có thể thì mua bàn chải điện với nhiều tính năng hữu ích, trong đó bao gồm cả massage nướu.
Bạn đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Khi chải răng chú ý chải xoay tròn hoặc theo chiều dọc. Chải cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng. Bên cạnh đó, bạn đừng quên làm sạch cả lưỡi. Theo nghiên cứu thì lưỡi cũng là vị trí đọng lại rất nhiều vụn thức ăn, vi khuẩn.
Sau đó bạn dùng chỉ nha khoa để loại bỏ phần thức ăn thừa còn mắc lại trong kẽ răng, nướu, đồng thời hạn chế tối đa sự tích tụ cao răng. Hiện nay nhiều gia đình mua thêm cả máy tăm nước giúp làm sạch mảng bám ở vị trí khuất sâu mà bàn chải hay chỉ nha khoa chưa thể làm sạch.
Khi đã hoàn thành những công việc trên, bạn sử dụng nước súc miệng chuyên dụng loại bỏ triệt để vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm tho.
Súc miệng với các loại thảo dược
Một số người không thích hoặc bị dị ứng với thành phần trong nước súc miệng thì có thể lựa chọn sản phẩm khác thay thế. Đó là các loại thảo dược. Thực ra mẹo dân gian này được cha ông ta áp dụng từ xa xưa và đến nay vẫn cho hiệu quả tốt. Một số loại thảo dược, tinh dầu điển hình có dầu dừa, dầu cây trà, cây bạc hà, cây đinh hương, húng quế,…
Tuy nhiên, thay vì sử dụng ở công đoạn cuối cùng, bạn súc miệng trong khoảng 5- 10 phút. Sau đó nhổ ra và súc miệng kỹ lại bằng nước ấm. Cuối cùng vẫn phải đánh răng như bình thường. Lưu ý: Nếu muốn áp dụng một cách khoa học hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân làm cho bạn bị tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng là thiếu các dưỡng chất cần thiết như vitamin C, K, canxi,… Hãy bổ sung thêm những thực phẩm chứa chất này trong chế độ ăn hằng ngày. Nó sẽ giúp giảm mảng bám, giảm chảy máu chân răng, tụt lợi, gắn kết chặt chẽ các thành phần với nhau.
– Thực phẩm giàu vitamin C gồm: cam, chanh, bưởi, xoài, ổi, dâu tây, đu đủ, kiwi, nho, dứa, xoài, dưa hấu, ớt chuông, cải bó xôi, cải xoăn, cần tây, súp lơ, khoai lang, khoai tây,…
– Thực phẩm giàu vitamin K gồm: dâu tây, nho, mận, đào, việt quất, sung, cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ, bắp cải, dưa chuột, cần tây, măng tây, ngò tây, đậu bắp, đậu nành, húng quế, sữa, trứng, oliu, các loại hạt…
– Thực phẩm giàu vitamin D gồm: tôm, hàu, sò, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, đu đủ, đào, cam, bơ, sữa, trứng, ngũ cốc, bột yến mạch,…
– Thực phẩm giàu vitamin B3 gồm: thịt gà, cá, bò, lợn, gan động vật, đậu xanh, măng tây, nấm, khoai tây, đậu hà lan, súp lơ, lạc,…
– Thực phẩm giàu vitamin E gồm: bào ngư, cá hồi, cá tuyết, tôm, bạch tuộc, bông cải xanh, bí đỏ, cải bắp, măng tây, ớt ngọt, củ cải, cà chua, rau bina, bơ, nho, xoài, mâm xôi, kiwi, hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt bí ngô,…
– Thực phẩm giàu Canxi gồm: cua, tôm, cá hồi, cá thu, ghẹ, hàu, cải thảo, rau dền, rau muống, cải xoăn, đậu bắp, rau chân vịt, súp lơ, nấm, đậu tương, hạnh nhân, hạt chia, chuối, kiwi, cam,…
– Thực phẩm giàu photpho gồm: thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, cua, sò, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, hạt hạnh nhân, óc chó, bí ngô, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, phô mai,…
– Thực phẩm giàu kẽm gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu, tôm, cua, hàu, ngao, hến, sò, củ cải, cải xoăn, khoai tây, đậu xanh, bí ngô, rau bina, bơ, lựu, ổi, trứng, sữa, socola, các loại hạt, ngũ cốc…
Tìm hiểu thêm: Viêm lợi có ăn được thịt gà không? Ăn gì cho bớt đau nhức?
Nhai kẹo cao su không đường
Một hành động rất đơn giản nhưng có thể giúp bạn làm sạch các mảng bám, diệt khuẩn, cải thiện tình trạng bị tụt lợi, sưng nướu là nhai kẹo cao su không đường.
Kiểm tra và lấy cao răng định kỳ
Dù bạn vẫn đánh răng, ngậm nước súc miệng chuyên dụng mỗi ngày nhưng điều này vẫn không thể nào ngăn hết được sự tích tụ và hình thành cao răng. Khi cao răng quá nhiều, chúng sẽ đẩy nướu để chiếm thêm chỗ bám vào chân răng. Đây là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài ra, khám răng thường xuyên còn giúp phát hiện các bệnh lý khác và khắc phục sớm nhất những vấn đề phát sinh.
Xem chi tiết: Cao răng là gì? Những điều cần biết về cao răng
Tụt lợi, lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của viêm nha chu hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tâm lý chung của nhiều người. Bạn nên đến gặp bác sĩ để khắc phục càng sớm càng tốt nhé.