Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được quan tâm nhất hiện nay giúp khắc phục tình trạng răng hô vẩu, móm, lệch lạc hiệu quả, khuôn mặt trở nên hài hòa, cân đối. Tuy nhiên, niềng răng có ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp như thái dương hàm không? Nếu lỡ bị viêm khớp thái dương hàm khi chỉnh nha thì phải làm sao? Tất cả câu hỏi trên sẽ được bác sĩ giải đáp cụ thể dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?
- 1. Niềng răng có bị viêm khớp thái dương hàm không?
- 3. Triệu chứng bị viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng
- 4. Viêm khớp thái dương hàm có ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha không?
- 5. Sau chỉnh nha còn đau khớp thái dương hàm nữa không?
- 6. Hướng dẫn cách điều trị viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng
1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm được biết đến là khớp động duy nhất vùng sọ mặt, nối hàm dưới với nền sọ. Cấu tạo của nó tương đối phức tạp gồm: lồi cầu, đĩa khớp, hõm thái dương, xung quanh ổ khớp là dây chằng và cơ mặt. Chức năng chính của khớp thái dương hàm giúp chúng ta có thể ăn nhai, nói chuyện dễ dàng.
Tuy nhiên vì một vài lý do như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhổ răng, chấn thương, há miệng quá lớn, răng mọc không đều,… làm cho khớp thái dương không còn hoạt động trơn tru như trước.
Viêm khớp thái dương hàm có tên khác là rối loạn khớp thái dương hàm, loạn năng khớp thái dương hàm (Temporomandibular disoders – TMD). Đây là bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng các cơ mặt xung quanh làm xuất hiện cơn đau theo chu kỳ, cơn co thắt cơ, tình trạng mất cân bằng ở khớp nối phần xương hàm với xương sọ,… Khi phần khớp thái dương bị suy giảm chức năng thì sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng dẫn tới những ảnh hưởng xấu không mong muốn.
1. Niềng răng có bị viêm khớp thái dương hàm không?
Cơ chế hoạt động của niềng răng là sử dụng hệ thống mắc cài hoặc khay niềng trong suốt tác động một lực vừa đủ lên răng giúp dịch chuyển chúng về đúng vị trí trên cung hàm. Ngoài ra, các bộ phận khác như dây chằng nha chu xung quanh, mô nướu, mô nha chu, ổ chân răng đều sẽ chịu tác động. Cũng bởi kỹ thuật này tương đối phức tạp, không chỉ nắn răng, cấu trúc xương mà còn điều chỉnh sự cân đối trên khuôn mặt nên nhiều người băn khoăn: Niềng răng có gây ra chứng viêm khớp thái dương hàm hay không?
Trên thực tế, vẫn chưa có nghiên cứu tổng quan nào chỉ ra mối liên quan giữa bệnh lý thái dương hàm với niềng răng. Tức là, niềng răng hiện tại vẫn an toàn, không gây khởi phát TMD (viêm khớp thái dương hàm). Dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận hoàn toàn một số ít trường hợp bệnh nhân bị khởi phát viêm khớp thái dương hàm do thực hiện ở cơ sở nha khoa kém chất lượng, bác sĩ thiếu trình độ, kinh nghiệm. Nó mang tới những cơn đau, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tốn kém về tiền bạc.
Tìm hiểu cụ thể: Niềng răng là gì ? Những điều cần biết trước khi niềng răng
3. Triệu chứng bị viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng
Thông thường, triệu chứng bị viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác như đau đầu do bệnh lý tai mũi họng, bệnh nội thần kinh. Tuy nhiên nếu chú ý quan tâm đến sức khỏe một chút, bạn sẽ thấy một vài biểu hiện của TMD như sau:
– Bị đau vùng trước tai, đau trong tai: Biểu hiện bị tổn thương nội khớp. Bạn có thể sờ trước tai và ấn kiếm tra hoặc cho ngón tay vào tai đồng thời thực hiện động tác đóng mở hàm.
– Bị ù tai: Cấu trúc khớp thái dương hàm gần tai, kết nối vòi tai nên những rối loạn khớp có thể khiến bạn bị ù khó nghe.
– Bị đau mặt, sưng mất cân đối ở phía bên thái dương hàm bị đau. Cơn đau kéo dài liên tục làm cho phì đại cơ nhai.
– Có tiếng kêu “lục cục” ở khớp thái dương. Triệu chứng này chiếm khoảng trêm 30% ca bệnh, là vấn đề thường gặp và lành tính. Tiếng kêu có thể xuất hiện phổ biến với người đang chỉnh nha rồi sau đó mất đi một cách tự nhiên.
– Khó há miệng lớn, trơn tru được, vận động hàm sang bên cũng khó khăn.
Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi được không?
4. Viêm khớp thái dương hàm có ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha không?
Với những người đang niềng răng, tùy vào phương pháp lựa chọn là niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt mà thời gian tái khám từ 1- 2 tháng/lần. Do vậy bất kỳ triệu chứng nào đều cần phát hiện sớm. Điều này đảm bảo kết quả chỉnh nha sẽ không bị ảnh hưởng.
Bạn lưu ý, kết quả chỉnh nha chỉ ảnh hưởng nếu đó là viêm khớp thái dương hàm mãn tính, để quá lâu và không điều trị dứt điểm. Nó phá hủy cấu trúc khớp, tiêu lồi cầu. Thông thường, áp lực khớp luôn ưu tiên giải phóng đầu tiên trong tư duy giảm đau cho bệnh nhân chỉnh nha mắc TMD, vì vậy cơ hội tiêu là rất thấp. Còn các thể đau khác như đau cân cơ, viêm bao khớp, dây chằng không ảnh hưởng cấu trúc xương nên an toàn.
Bên cạnh đó, bạn hạn chế há miệng to để không xảy ra tình trạng trật đĩa bất hồi. Nếu thấy xương hàm khó cử động thì cần liên hệ ngay với bác sĩ thực hiện nắn khớp. Khớp nắn càng sớm, hiệu quả càng cao. Nắn khớp muộn sau 3 tuần có thể phải điều trị dai dẳng và đây cũng chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tiêu lồi cầu ảnh hưởng kết quả chỉnh nha.
Với những bạn ù tai, đau đầu, thái dương thì chỉnh nha sẽ phải dừng tạm thời cho đến khi triệu chứng khớp kiểm soát hoàn toàn. Bác sĩ có thể làm máng nhai cho bạn đeo. Đeo máng nhai không cần tháo bỏ mắc cài mà cần chờ tới khi hết triệu chứng thì lại chỉnh nha tiếp.
5. Sau chỉnh nha còn đau khớp thái dương hàm nữa không?
Trên thực tế, niềng răng là một trong những phương pháp điều trị bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, kỹ thuật áp dụng trong trường hợp bệnh nhân TMD bị khớp cắn lộn xộn cần sắp xếp, điều chỉnh lại cho phù hợp. Các khí cụ chỉnh nha sẽ tác dụng lực kéo đưa các răng về đúng vị trí trên cung hàm, làm cho khớp hoạt động trơn tru hơn.
Còn trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm do những bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp thì niềng răng không có tác dụng mà cần phương pháp điều trị khác.
Xem chi tiết: Viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng phải làm sao?
6. Hướng dẫn cách điều trị viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng
Vì bạn đang niềng răng, trong khoang miệng có hệ thống khí cụ nên không phải tất cả các biện pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm đều áp dụng được. Dưới đây là phương pháp hỗ trợ kiểm soát bệnh phù hợp nhất.
Liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa
Nếu trong khi niềng răng, bạn phát hiện thấy một số triệu chứng như đau đầu, đau thái dương, mở miệng khó khăn, ăn nhai cảm giác đau,… thì cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám và xác định có đúng là bị viêm khớp thái dương hàm không. Sau đó thì tìm cách tháo gỡ nhanh chóng, an toàn, hiệu quả nhất.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên lịch thăm khám định kỳ để siết khí cụ, kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng có đúng theo phác đồ điều trị đã đặt ra không.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Tùy theo tình trạng bị đau khớp thái dương hàm, bạn có thể áp dụng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh tại nhà. Cơ chế của chườm lạnh là làm tê liệt dây thần kinh tạm thời tại vị trí sưng đau, hạn chế quá trình vận chuyển máu, oxy và các chất dinh dưỡng. Còn chườm nóng thì ngược lại giúp tăng cường lưu thông máu cho cơ hàm hoạt động hiệu quả hơn. Thông thường trong kiểm soát TMD thì chườm nóng áp dụng nhiều hơn chườm lạnh.
Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 1 túi đá (chườm lạnh) hoặc túi chườm nóng. Sau đó thì chườm xung quanh vị trí hàm bị đau trong khoảng 5- 10 phút. Tiếp đến là nghỉ ngơi trong vài phút rồi thực hiện đến khi thấy mọi thứ tốt hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm, hạn chế các triệu chứng trên. Ví dụ như Paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid, aspirin, ibuprofen,… Lưu ý khi sử dụng thuốc bạn cần tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì phải ngừng thuốc ngay.
Vật lý trị liệu
Nếu bị viêm khớp thái dương hàm, bạn có thể thử đến các trung tâm vật lý trị liệu, trung tâm y học cổ truyền uy tín để thực hiện xoa bóp vị trí bị đau nhức. Nhưng cần thông báo với bác sĩ hoặc chuyên viên thực hiện là mình đang niềng răng nhằm chọn ra bài xoa bóp phù hợp mà không ảnh hưởng đến khí cụ trong khoang miệng.
Phương pháp này cho kết quả tốt và an toàn. Bạn cũng có thể nhờ các chuyên gia tư vấn xoa bóp cơ bản để tự thực hiện tại nhà.
Chế độ sinh hoạt và ăn uống
Trong giai đoạn này, bạn nên hạn chế vận động hàm tới vùng đau, cử động cũng thực hiện nhẹ nhàng. Khi ăn uống, chọn thực phẩm mềm, mịn, nên cắt miếng nhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, không ăn đồ quá cứng rắn như xương, đùi gà chiên, cánh gà chiên,… sẽ ảnh hưởng đến cả khí cụ niềng răng cũng như gây đau nhức cho hàm.
Hạn chế vận động hàm, từ bỏ thói quen xấu
Viêm khớp thái dương hàm có sự liên hệ chặt chẽ với cử động của khớp hàm. Khi niềng răng mà đang bị viêm khớp, bạn hạn chế nói nhiều, hạn chế hạn chế ngáp quá lớn, tránh chấn thương trực tiếp đầu mặt. Bên cạnh đó, cần loại bỏ ngay những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn nắp chai, nắp bút, tựa tay lên cằm,…
Trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng trên thực tế cực kỳ ít. Tuy nhiên nếu không may gặp phải, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và lên phương án điều trị tốt nhất. Quan trọng là bạn cần tìm được địa chỉ nha khoa thực sự uy tín nhé.