Viêm lợi trùm có mủ là một bệnh lý nhiễm trùng liên quan đến răng lợi có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, căn bệnh này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.
Vậy viêm lợi trùm có mủ uống thuốc gì thì hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Mục lục
Viêm lợi trùm có mủ là gì?
Viêm lợi trùm có mủ là gì?
Viêm lợi trùm có mủ là tình trạng nhiễm khuẩn lợi hay phần mô nướu phía dưới chân răng. Viêm lợi mủ xuất phát từ viêm lợi trùm do người bệnh chủ quan không phát hiện ra sớm sẽ khiến các ổ mủ hình thành và phát triển.
Khi bị viêm lợi, các tế bào bạch cầu sẽ tập trung tại vị trí viêm để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, phóng ra các chất gây viêm khiến cho phần mô nướu càng sưng to và có mù. Bệnh gây đau nhức khi nhai, hơi thở hôi, sưng hạch ở cổ, phát sốt, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm: Viêm lợi có mủ NGUY HIỂM thế nào, điều trị ra sao?
Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi trùm có mủ
Nguyên nhân chính gây ra viêm lợi trùm có mủ là do các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tích tụ trong khoang miệng gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh viêm lợi trùm có mủ như sau:
Mọc răng
Viêm lợi trùm có mủ xuất hiện trong nhiều trường hợp mọc răng, thay răng ở trẻ nhỏ và mọc răng khôn ở người lớn. Răng mọc trong lợi chưa nhú hoặc mọc lệch, mọc sai hướng gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy và viêm nhiễm cho người bệnh.
Vệ sinh răng lợi không đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên, sẽ làm cho thức ăn đọng lại trên răng lợi, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, việc đánh răng sai cách làm cho phần lợi bị tổn thương, rách lợi, chảy máu dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Các bệnh nha chu
Các bệnh nha chu liên quan đến răng làm hỏng răng, vỡ răng hay làm ảnh hưởng đến phần tủy nuôi dưỡng răng. Lợi răng xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng và tủy xương cũng có khả năng bị nhiễm trùng.
Hỏi đáp: Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm không?
Các bệnh mạn tính
Các bệnh mạn tính gây suy giảm sức đề kháng khiến cho cơ thể không đủ sức chống lại với các tác động từ bên ngoài. Điều này giúp cho vi khuẩn gây bệnh hoạt động tích cực hơn.
Chế độ ăn uống
Nhiều người hay có sở thích ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đường, tinh bột…tạo điêu kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị viêm lợi trùm răng khôn có mủ
Triệu chứng của bệnh viêm lợi trùm có mủ
Sưng nướu răng có mủ
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị mắc viêm lợi trùm. Lúc này, phần lợi của người bệnh bị sưng to và tấy đỏ. Răng tiếp tục phát triển nhưng do không đủ không gian sẽ làm xuất hiện dịch mủ trắng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và khi dùng tay ấn vào lợi trùm sẽ thấy cỏ mủ chảy ra. Nếu không điều trị kịp thời, phần lợi sẽ bị tụt và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Vùng lợi bị sưng đau
Khu vực lợi bị đau nhức, khó chịu nhất là khi ăn nhai đồ cứng có cảm giác đau nhói lan đến tai. Và khi dùng thức ăn cay nóng hoặc lạnh, cảm giác này có xu hướng tăng lên khiến cho người bệnh ngại ăn, chán ăn làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của cơ thể.
Đau răng xung quanh
Khi bị viêm lợi trùm có mủ, hơi thở của người bệnh sẽ có mùi hôi khó chịu do có mủ chảy ra ở khu vực bị viêm nhiễm.
Sốt cao
Bên cạnh đó, viêm lợi trùm xuất hiện sẽ làm cho bạn bị sốt cao. Nếu có triệu chứng này thì có thể viêm nhiễm đã lan rộng ra.
Bị nổi hạch ở cổ
Một dấu hiệu nữa của viêm lợi trùm là ở cổ xuất hiện hạch trắng. Khi nhấn vào sẽ thấy đau nhức, ê buốt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ tiến triển nặng, vi khuẩn lan ra khắp cơ thể.
Đọc thêm: Viêm lợi có mủ nguy hiểm thế nào?
Viêm lợi trùm uống thuốc gì?
Dưới đây là các loại thuốc thường được chỉ định cho người bị bệnh viêm lợi trùm có mủ đã đem lại hiệu quả tốt để bệnh nhân tham khảo:
Thuốc kháng sinh Metronidazol
Metronidazol thuộc nhóm Nitroimidazole có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng có hại cho răng miệng.
Metronidazol thường được bác sỹ chỉ định kết hợp với một số loại thuốc kháng sinh khác như: Spiramycin, Tetracycline hay Amoxicillin…để phát huy tối đa hiệu quả giảm đau. Đồng thời giúp ngăn ngừa và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Loại thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người đang con bú, người bị nhiễm trùng tái phát. Đặc biệt, không sử dụng thuốc cùng với rượu bia sẽ làm giảm tác dụng và tăng nguy cơ bị đau dạ dày.
Thuốc kháng sinh Spiramyclin
Thuốc kháng sinh Spiramycliin thuộc nhóm Macrolid có công dụng diệt khuẩn và ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Do đó, Spiramyclin là một trong những loại thuốc điều trị viêm lợi trùm có mủ được bác sỹ khuyên dùng.
Cách dùng:
- Liều lượng và tần suất thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
- Nên uống thuốc Spiramyclin trước khi ăn 2 tiếng hoặc uống sau bữa ăn khoảng 3 tiếng.
- Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và người bị dị ứng với Spiramycin và Erythromycin.
Thuốc chống phù nề Alphachymotrypsin
Có tác dụng trị viêm lợi trùm có mủ hiệu khá hiệu quả, Alphacymotrysin giúp chống phù nề, giảm viêm, giảm sưng đỏ và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Nhờ đó, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức khó chịu thuyên giảm đáng kể.
Cách dùng:
- Người bị viêm lợi trùm có mủ cần uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần sử dụng 2 viên dạng uống hoặc dùng 4-6 viên/ngày với thuốc ở dạng viên đặt dưới lưỡi.
- Thuốc không thích hợp với người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị cao huyết áp, có vấn đề về gan hoặc bị rối loạn đống máu.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp như đau đầu, buồn nôn, phát ban, sốc phản vệ, nhãn áp tăng nhất thời. Khi có bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng, cần lập tức ngưng uống thuốc và liên hệ ngay với bác sỹ.
Thuốc giảm đau, hạ sốt Aspirin và Paracetamol
Khi bị viêm lợi trùm răng có mủ, sử dụng thuốc giảm đau là lựa chọn của nhiều người. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt thường được bác sỹ chỉ định là Paracetamol và Aspirin.
Cách sử dụng:
- Liều lượng thường dao động từ 1-2 viên/lần tùy từng đối tượng.
- Thời gian sử dụng thuốc giữa 2 liều khoảng từ 4-6 tiếng.
- Không được sử dụng Aspirin cho đối tượng trẻ em và người dễ bị chảy máu. Đặc biệt, không lạm dụng thuốc giảm đau quá mức vì có thể gây viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận cùng nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Thuốc trị viêm lợi Arme Rogyl
Arme Rogyl thường được kết hợp Spiramycin để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp và mãn tính liên quan đến răng miệng như: viêm nướu răng, áp xe chân răng, viêm lợi trùm có mủ…
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm lợi trùm
Để lựa chọn thuốc phù hợp giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
+ Bất cứ loại thuốc nào đều có tác dụng riêng. Do đó, khi bị viêm lợi trùm có mủ, bạn nên đi khám bác sỹ để được tư vấn loại thuốc phù hợp. Đặc biệt, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc mà không được kê đơn của bác sỹ.
+ Phải uống thuốc theo đúng liều lượng đã được bác sỹ kê đơn đặc biệt là thuốc kháng sinh. Việc tự ý thay đổi liều lượng, tần suất sử dụng thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm lợi trùm có mủ.
+ Trong tình huống bệnh ngày càng tiến triển nặng, bạn cần dừng thuốc ngay lập tức để theo dõi tình trạng sức khỏe. Đồng thời, tới ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín đến được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tìm hiểu rõ: Lợi trùm răng khôn có tự hết được không?
Cách chăm sóc răng miệng sau khi điều trị viêm lợi trùm có mủ
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu để các vụn thức ăn bám lâu trong kẽ răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn.
+ Thay đổi cách đánh răng theo đường tròn nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn còn sót lại trên răng.
+ Không chà xát quá mạnh tránh gây vết thương hở ở niêm mạc tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
+ Đánh răng 2 lần/ngày sáng tối là cách vệ sỉnh răng miệng hợp lý nhất. Nếu chỉ đánh răng 1 lần thì sẽ chưa đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu đánh răng quá nhiều lại làm giảm mất các yếu tố bảo vệ răng và dễ gây hỏng men răng.
+ Dùng chỉ nha khoa thay cho việc xỉa răng bằng tăm để loại bỏ các mảng bám trong kẽ răng mà bàn chải đánh răng không chạm đến được.
+ Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn để hỗ trợ diệt sạch các tác nhân gây bệnh.
Bệnh viêm lợi trùm có mủ không chỉ gây đau nhức, hơi thở nặng mùi mà còn nhiều biến chứng nguy hại khác nếu xử lý không kịp thời. Bạn cũng càn phải ghi nhớ những lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị bằng thuốc để bệnh tình được thuyên giản và chóng khỏi. Đặc biệt, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của của bác sỹ.
Có thể bạn quan tâm: Trị viêm lợi bằng mật ong có hiệu quả không?