Viêm lợi trùm là một trong những bệnh răng miệng phổ biến không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn gây ra những chiến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm lợi trùm có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm là tình trạng viêm mô nướu xung quanh phần răng đang mọc. Thường xảy ra ở răng khôn hay còn gọi là răng số 8.
Thông thường, mô nướu bao xung quanh chân răng có chức năng chính là bảo vệ và cố định răng trên cung hàm. Nhưng do một số lý do nào đó, lợi có thể phát triển trùm lên phía trên răng gây cản trở quá trình mọc răng. Khi răng phát triển, phần lợi bị kích thích sẽ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, phù nề và đau nhức.
Mặt khác, các mảng bám do chưa vệ sinh sạch sẽ mắc kẹt vào khe hở của răng và phần lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra viêm nhiễm tại chỗ.
Viêm lợi trùm thường chia thành 2 giai đoạn chính là:
Viêm lợi trùm cấp tính
Đây là tình trạng lợi bị viêm đột ngột, mức độ viêm và phù nề nặng gây ra đau nhức, sưng hạch góc hàm và sốt. Tình trạng này thường xuyên sẽ suy giảm nếu được chăm sóc và điều trị tốt. Tuy nhiên, nếu chủ quan, vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển và lây lan sang các cơ quan khác.
Viêm lợi trùm mãn tính
là tình trạng phần mô lợi bao xung quanh răng bị viêm nhiễm kéo dài mà không được điều trị dứt điểm. Mức độ viêm không quá nặng nhưng dễ tái phát trở lại và có tính chất chu kỳ. So với giai đoạn cấp tính, viêm lợi trùm trong giai đoạn mãn tính có triệu chứng nhẹ hơn nên ít khi được chú ý tới.
Tìm hiểu thêm về: Nguyên nhân và cách điều trị viêm lợi trùm răng khôn có mủ
Viêm lợi trùm có nguy hiểm không?
Viêm lợi trùm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra hậu quả vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe con người.
+ Phần lợi trùm có thể bị viêm nhiễm nặng dẫn đến đau nhức, sưng hạch góc hàm, sốt, mệt mỏi và ăn uống kém.
+ Ngoài ra, viêm lợi trùm không được điều trị kịp thời còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển sâu hơn như dây chằng nha chu, sàn miệng, niêm mạc má, lưỡi, cement, xương ổ răng…dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh lý như viêm nha chu, áp xe chân răng, viêm tủy răng và nhiễm trùng lan tỏa ra toàn bộ khoang miệng.
Có thể bạn quan tâm: Viêm lợi có mủ NGUY HIỂM thế nào, điều trị ra sao?
+ Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, viêm lợi trùm còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do miệng có mối liên hệ với cơ quan khác như cổ họng, thanh quản, mũi và mô xoang. Ngoài ra, viêm lợi trùm kéo dài còn làm giảm sức đề kháng của amidan và niêm mạc hầu họng dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…
+ Các vi khuẩn gây bệnh viêm lợi trùm cũng có thể lây lan ra các cơ quan khác như động mạch tim, phổi, não, khớp…Trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết và đe dọa tính mạng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, bạn nên đến gặp nha sỹ để thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi “ Viêm lợi trùm có nguy hiểm không?” là “Có”
Viêm lợi trùm có tự khỏi không?
Theo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, viêm lợi trùm có thể tự khỏi được hay không còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng đó. Những trường hợp như viêm lợi trùm ở mức độ nhẹ và có răng khôn mọc thẳng đứng, mọc đúng vị trí và phát triển bình thường, viêm lợi trùm sẽ tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc hay điều trị y tế. Tuy nhiên, bạn cũng phải chăm sóc răng miệng cẩn thận, vệ sinh khoang miệng với nước muối để sát khuẩn.
Còn những trường hợp răng không thể đẩy lợi và phát triển bình thường thì bắt buộc cần phải chăm sóc và điều trị y tế để sớm khắc phục. Tuy nhiên, theo khảo sát thì cho thấy rằng phần lớn các trường hợp viêm lợi trùm không thể tự khỏi được.
Mặt khác, trước khi viêm lợi trùm được điều trị khỏi hẳn, các triệu chứng thường gây khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động ăn uống. Chính vì thế, người bệnh thường tìm gặp bác sỹ và điều trị y tế ngay cả khi tình trạng này có thể tự khỏi.
Trường hợp viêm lợi trùm có mủ hoặc có vi khuẩn phát triển thường tái phát nhiều lần, không thể điều trị dứt điểm nếu không được can thiệp y tế. Lâu ngày, sẽ dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng huyết, viêm tủy răng khôn…Do đó, dù tình trạng nhẹ hay nặng, hãy liên hệ với bác sỹ chuyên khoa để được khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Tư vấn: Lợi trùm răng không có tự chữa được không?
Một số cách chữa viêm lợi trùm tại nhà
Nếu bạn chưa có thời gian thăm khám thì những cách chữa viêm lợi trùm tại nhà dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.
Dùng mật ong
Mật ong là thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng, giảm sưng viêm vô cùng hiệu quả.
Cách dùng: Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn chỉ cần lấy một ít mật ong chà xát nhẹ lên vùng nướu bị sưng viêm. Sau khoảng 2 phút thì súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ hết mật ong ra khỏi nướu.
Thực hiện đều đặn phương pháp này sẽ giúp giảm tình trạng viêm, sưng nướu răng.
Xem chi tiết: Trị viêm lợi bằng mật ong có hiệu quả không?
Nước cốt chanh
Không phải ai cũng biết, trong nước ép chanh có chứa thành phần kháng viêm giúp chữa bệnh viêm lợi trùm rất hiệu quả. Hơn nữa, trong chanh cò chứa hàm lượng Vitamin C rất cao, có thể giúp nướu răng chống lại các bệnh viêm nhiễm.
Cách dùng: Bạn chỉ cần vắt nước cốt chanh ra cốc, hòa thêm chút muối và khuấy đều. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
Xem thêm: Tìm hiểu các phương pháp chữa lợi trùm răng khôn
Dùng tỏi tươi
Tỏi tươi không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn mà trong tỏi còn chứa một loại kháng sinh thảo dược có tên là Allicin. Loại kháng sinh thảo dược này có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy, tỏi được rất nhiều người sử dụng khi điều trị bệnh viêm lợi trùm tại nhà.
Cách dùng: Bạn hãy loại bỏ hết vỏ và rửa sạch chúng. Sau đó, xay nhỏ tỏi cùng với một chút muối. Sử dụng hỗn hợp tỏi ở trên thoa lên vùng nướu răng trong cùng bị sưng trong khoảng 2-5 phút. Cuối cùng, hãy súc miệng lại bằng nước sạch để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ.
Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng sưng nướu và những cơn đau nhức sẽ giảm đáng kể.
Dầu đinh hương
Trong đinh hương có chứa dầu kháng khuẩn tự nhiên không chỉ giúp giảm đau, tiêu viêm mà còn giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng trong bệnh viêm lợi trùm.
Bạn có thể thoa dầu đinh hương trực tiếp lên vùng lợi bị viêm từ 2-3 lần/ngày. Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy nóng rát nhưng sau đó sẽ dễ chịu hơn nhiều.
Xem chi tiết: Viêm lợi trùm nên ăn gì Kiêng ăn gì? | Tìm hiểu các loại thuốc trị viêm lợi
Cách phòng tránh viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là một căn bệnh nha khoa thường xảy ra trong quá trình mọc răng mà chủ yếu là răng khôn. Bệnh lý này có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động ăn uống, sinh hoạt và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Do đó, bạn nên chủ động phòng tránh viêm lợi trùm bằng một số biện pháp sau đây:
+ Trong thời gian mọc răng khôn, bạn nên chú ý các biểu hiện để kịp thời thăm khám và điều trị.
+ Khám nha khoa định kỳ 1-2 lần/năm để sớm phát hiện các vấn đề tiềm ẩn như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm…Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ chủ động nhổ bỏ răng để tránh viêm lợi trùm và các vấn đề về nha khoa khác.
+ Trước khi mang thai, phụ nữ nên khám răng để phát hiện, điều trị răng khôn mọc lệch và các bệnh lý nha khoa tiềm ẩn. Bởi trong thời gian mang thai sẽ là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này phát triển mạnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
+ Vệ sinh thường xuyên, đúng cách: Khi đánh răng, cần dùng bàn chải có kích thước vừa phải, lông chải mềm và mảnh để loại bỏ hoàn toàn thức ăn bên trong mô nướu, kẽ răng. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp phòng ngừa viêm lợi trùm, viêm nướu và các bệnh lý nha khoa khác.
+ Sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để chắc chắn khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.
+ Chế độ ăn uống hợp lý: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nên tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất giúp cho răng chắc khỏe hơn. Hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều đường, nước uống có ga, đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay…và đặc biệt không sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá…gây ảnh hưởng tiêu cực đến răng miệng.
+ Nâng cao sức khỏe tổng thể cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa như viêm lợi trùm. Đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, suy nhược cơ thể…
Tìm hiểm thêm về: Bị lợi trùm răng khôn khi mang thai xử lý thế nào?
Vậy thắc mắc: “Viêm lợi trùm có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không?” đã tìm được lời giải đáp. Để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm, các bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị cho phù hợp.