Mắc cài, dây cung, dây thun hay khay niềng trong suốt…. được biết đến là khí cụ chỉnh nha quan trọng nhất. Tuy nhiên với trường hợp phức tạp, ngoài vật dụng trên cần sự hỗ trợ của band, hook, thun chuỗi,… mới có thể niềng răng thành công. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ các loại khí cụ chỉnh nha để mọi người cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Khí cụ chỉnh nha là gì?
Khí cụ chỉnh nha là dụng cụ nha khoa hỗ trợ quá trình nắn chỉnh răng, khắc phục tình trạng răng bị hô, vẩu, móm, khấp khểnh,… và đưa chúng về đúng vị trí trên cung hàm giúp bạn sở hữu hàm trăng thẳng, đều, sát khít với nhau.
Hiện nay, khí cụ chỉnh nha có nhiều loại và đảm nhận chức năng khác nhau. Trong đó được chia thành 3 dòng chính là: niềng răng tháo lắp, niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Các loại khí cụ cho niềng răng mắc cài
Hiện nay số lượng người niềng răng mắc cài vẫn chiếm tỷ lệ đa số bởi đây là phương pháp chỉnh nha lâu đời, mang đến hiệu quả tốt cùng mức chi phí đa dạng, phù hợp. Các loại khí cụ cho niềng răng mắc cài bao gồm:
1/ Hệ thống mắc cài thường
Hệ thống mắc cài là khí cụ đầu tiên và quan trọng nhất khi niềng răng. Chúng đảm nhận nhiệm vụ di chuyển răng theo đúng định hướng và lực mà bác sĩ mong muốn, lại vừa cố định răng tại vị trí chuẩn trên cung hàm.
Mỗi chiếc răng sẽ được gắn một mắc cài nhờ chất liệu nha khoa chuyên dụng và liên kết với nhau bởi dây cung. Nếu xét về chất liệu, mắc cài được chia thành nhiều loại như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê. Trong đó, mắc cài kim loại ra đời sớm nhất nhưng tính thẩm mỹ lại không cao như mắc cài sứ hay pha lê.
Xem thêm: Mắc cài pha lê và mắc cài sứ khác nhau như thế nào?
2/ Dây cung
Dây cung là khí cụ quan trọng tiếp theo khi niềng răng mắc cài. Công dụng của chúng là tác động lực để di chuyển răng theo định hướng của mắc cài. Với mắc cài truyền thống, sau khi đã gắn mắc cài, bác sĩ đặt dây cung vào khe của mắc cài rồi cố định bằng dây thun hoặc dây thép. Còn với niềng răng mắc cài tự buộc, dây cung sẽ trượt tự động trong rãnh mắc cài nên bác sĩ không cần can thiệp quá nhiều.
Về chất liệu, dây cung niềng răng thường làm từ một số hợp kim, phổ biến là thép không gỉ, hợp kim niken- titan và hợp kim titan- beta. Từ thành phần chế tạo có thể kể tới 5 loại dây cung trong chỉnh nha như:
– Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý
Đây là dây cung được sử dụng vào năm 1887 làm từ các kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim,… Nó chống ăn mòn tốt, dẻo dai và đàn hồi. Nhưng chi phí lại rất lớn. Thành phần chính của dây là: Vàng chiếm 55- 65%, Bạch kim chiếm 5- 10%, Palladi chiếm 5- 10%, Đồng chiếm 11- 18%, Niken chiếm 1- 2 %.
– Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)
Dây cung thép không gỉ xuất hiện trên thị trường vào năm 1929 và đây cũng là vật liệu đầu tiên thay thế cho dây cung hợp kim đắt giá ở trên. Chúng có độ cứng, độ dẻo cao, khả năng chống ăn mòn tốt và đặc biệt là chi phí rẻ. Các hợp kim thép không gỉ thuộc loại austenitic “18-8” có chứa Chromium (17- 25%) , Niken (8- 25%) và Carbon (1- 2%).
– Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium được sử dụng từ năm 1950 với thành phần chính là Coban- 40%, Crom- 20%, Sắt- 16%, Niken- 15%. Loại dây này có lực kéo mạnh nhưng độ cứng lại tương đối yếu, khó điều trị các ca chỉnh nha phức tạp. Vậy nên dây cung này ít được dùng hiện nay.
– Dây cung Niken – titan (Niti)
Dây cung Niken – titan ra đời vào năm 1960 bởi nhà khoa học William F.Buehler và đã được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các loại niềng răng mắc cài. Thành phần chính của chúng vao gồm: 55% Niken và 45% Titanium, có độ cứng thấp, siêu dẻo, độ đàn hồi cao.
– Dây cung Titan – Beta (TMA)
Dây cung niềng răng Titan – Beta có thành phần chính gồm: Titanium- 79%, Molypden- 11%, Zirconium- 6% và Tin- 4%. Đây là một loại dây cung có thể tăng giảm chiều dài trong quá trình chỉnh nha nên hiệu quả mang lại rất tốt.
3/ Band (Khâu)
Band hay có tên “Khâu” là khí cụ chỉnh nha cấu tạo theo hình dáng răng của bạn. Thông thường, khâu gắn ở vị trí răng hàm số 6 hoặc số 7 nhằm tạo điểm tựa, điểm neo cho hệ thống niềng răng. Những đầu của dây cung sẽ được gắn vào khâu chỉnh nha, có tác dụng duy trì lực tác động của dây cung lên các răng khác.
Xem thêm: Tìm hiểu về dây cung niềng răng
4/ Thun tách kẽ
Thun tách kẽ hay chun tách kẽ cũng là khí cụ cần thiết trong một số trường hợp bác sĩ muốn nong rộng hai răng, tạo ra khoảng cách vừa đủ để đặt khâu hoặc mắc cài band vào răng. Chúng có dạng vòng tròn cao su nhỏ, hơi cứng.
5/ Thun liên hàm
Thun liên hàm có kết cấu từ cao su với tính dẻo, thường được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới nhằm mục đích tạo lực kéo vừa phải cho răng. Các trường hợp cần sử dụng thun liên hàm là: kéo răng bị khấp khểnh, kéo răng mọc chếch hẳn trên xương hàm, răng cắn đối đầu,…
Các loại thun liên hàm gồm:
- Thun liên hàm loại I: Được dùng ở các khe hở của răng. Khi đó, thun được đặt giữa các kẽ răng, móc từ răng cối thứ 1 hoặc thứ 2 ở hàm trên hoặc răng nanh hàm trên.
- Thun liên hàm loại II: Được sử dụng từ răng hàm dưới thứ nhất cho đến răng nanh hàm trên hoặc củng cố neo trong trường hợp nhổ răng. Hoặc chúng có thể di chuyển răng cửa hàm trên về phía sau, điều chỉnh mức độ lệch đường giữa khi kéo răng về 2 bên khác nhau.
- Thun liên hàm loại III: Được sử dụng nhằm chỉnh sửa khe hở dưới bằng cách rút lại răng dưới và nâng răng phía trên lên.
6/ Hook
Hook được biết đến là thành phần nhỏ ở trên đầu của mắc cài, được thiết kế nhằm gắn dây chung liên hàm ở cả hàm trên và hàm dưới. Vị trí gắn Hook gồm có các răng nanh hay răng cối nhỏ, trên khâu (band) hay mắc cài răng cối lớn.
7/ Minivis
Minivis được biết đến là một trụ titan nhỏ được bắt vít vào trong xương hàm. Công dụng của khí cụ này nhằm tạo điểm tựa giúp lực kéo ổn định, tận dụng quá trình răng di chuyển để có thể dịch chuyển vài chiếc răng bị lệch vẹo quá mức. Đặc biệt trong trường hợp răng bị vểnh nặng, chìa hẳn ra bên ngoài thì kết hợp niềng răng với minivis rất cần thiết.
Minivis có kích thước khá nhỏ với đường kính trung bình từ 1.4 – 2mm, chiều dài trung bình từ 6 – 12mm. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định số lượng và vị trí cắm minivis khác nhau.
8/ Lò xo
Lò xo dùng trong niềng răng được thiết kế với nhiều vòng tròn nối tiếp nhau, làm từ thép không gỉ nên an toàn cho khoang miệng.
Khí cụ này có độ đàn hồi tốt giúp co kéo khoảng trống giữa các răng và không gây trở ngại cho quá trình hoạt động của răng hàm. Bên cạnh đó, lò xo còn giúp rút ngắn thời gian niềng răng, đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Dựa theo chức năng, lò xo được chia thành 3 loại chính là:
– Lò xo đẩy: Mục đích nhằm tạo khoảng trống giữa các răng. Thao tác thực hiện như sau: Bác sĩ dùng 1 đoạn lò xo có kích thước dài hơn khoảng trống cần nới rộng, buộc 1 đầu cố định vào răng. Sau đó thì nén lò xo lại rồi đưa vào khoảng trống giữa 2 răng.
– Lò xo kéo: Mục đích nhằm kéo giãn để đóng các khoảng trống sau nhổ răng hoặc do răng thưa nhiều. Ngược lại hoàn toàn với lò xo đẩy, lò xo kéo ban đầu được lắp vào vị trí thưa, trống. Sau một khoảng thời gian nhất định, lò xo bị kéo giãn sẽ dần trở về hình dán ban đầu, đồng thời kéo 2 răng lại gần với nhau hơn.
– Lò xo duy trì: Mục đích nhằm duy trì khoảng trống hiện tại giữa các răng. Bác sĩ sử dụng lò xo duy trì sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống thuận lợi giúp trồng răng implant không bị thu hẹp hay mở rộng thêm.
9/ Thun chuỗi
Thun chuỗi hay chun chuỗi có tên tiếng Anh: Power/ Energy/ Memory Chain là một dải cao su nhiều vòng hình chữ O được gắn kết với nhau. Mục đích của khí cụ nhằm đóng các khoảng trống không cho khoảng trống rộng thêm giữa hai hay nhiều răng. Trường hợp răng thưa, bác sĩ sử dụng thun chuỗi kết hợp khí cụ khác nhằm nắn chỉnh hàm răng từ từ đến khi răng đều và khít hoàn toàn với nhau.
Vật liệu của thun chuỗi là cao su nguyên chất nên không gây hại cho sức khỏe, có độ đàn hồi cao, độ bền tốt. Đặc biệt, thun chuỗi có tới 28 màu sắc khác nhau để bạn lựa chọn theo sở thích.
Bên cạnh đó tùy theo tiêu chí, chúng được chia thành các loại như:
– Theo kích thước: có thun chuỗi ngắn- thun chuỗi dài- thun chuỗi liên tục (short- long- continuous)
- Thun chuỗi ngắn: Sợi thun dài hơn với 3- 4 vòng giúp liên kết giữa 3- 4 chiếc răng với nhau.
- Thun chuỗi dài: Có nhiều vòng thun giúp liên kết nhiều răng với nhau, thậm chí là móc nối với cả hàm.
- Thun chuỗi liên tục (thun đóng): Chỉ sử dụng 1 thun duy nhất, không có khoảng trống giữa các vòng trong thun chuỗi.
– Theo kích lực: Có thun chuỗi nhẹ- thun chuỗi trung bình- thun chuỗi nặng.
– Theo từng loại niềng răng: Có thun chuỗi mỏng cho niềng răng mắc cài mặt lưỡi, thun chuỗi sợi dày…
10/ Khí cụ nong hàm
Khí cụ nong hàm áp dụng trong trường hợp người có cung hàm khá hẹp, không đủ diện tích đưa khí cụ vào khoang miệng. Sau khi đeo đủ thời gian, bạn sẽ thấy diện tích vòm miệng tăng lên đáng kể, tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển dễ dàng hơn. Thường kỹ thuật này áp dụng chủ yếu cho hàm trên, chỉ số ít dùng cho hàm dưới.
11/ Hàm duy trì
Sau khi đã niềng răng thành công, bạn cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian nữa. Mục đích nhằm giữ cho răng được ổn định, không bị xô lệch, bị “chạy” răng, hạn chế hạn chế tối đa các bệnh về răng miệng. Thời gian đeo hàm duy trì sẽ do bác sĩ chỉ định tùy vào trường hợp của mỗi người.
Các loại khí cụ cho niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là công nghệ hiện đại bậc nhất khi bạn không cần sử dụng các loại khí cụ như mắc cài, dây cung mà vẫn sở hữu hàm răng chuẩn đẹp như ý. “Bí quyết” nằm ở bộ khay niềng chuyên biệt được thiết kế theo dấu hàm của từng khách hàng. Bạn có thể ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng thoải mái khi dễ dàng tháo khay niềng mọi lúc, mọi nơi.
Khí cụ niềng răng trong suốt gồm 2 bộ phận chính:
1/ Khay niềng trong suốt
Khay niềng trong suốt được làm từ chất liệu nhựa dẻo chuyên dụng đã qua sự kiểm định nghiêm ngặt của các chuyên gia hàng đầu. Nhờ đó, bạn không sợ bị kích ứng hay khó chịu trong khoang miệng. Từng chiếc răng được khay niềng ôm sát khít và dịch chuyển với tốc độ vừa đủ đúng theo phác đồ điều trị. Trong suốt quá trình chỉnh nha, mỗi người có 20- 48 khay niềng theo từng giai đoạn khác nhau. Trung bình khoảng 2 tháng, bạn sẽ đổi khay niềng một lần.
Cũng bởi sự linh hoạt, mềm dẻo của khí cụ trên, bạn không cần sợ bị bung tuột mắc cài hay tổn thương vùng má, nướu.
2/ Attachment
Attachment là các mấu nhỏ dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc vát chéo, làm từ chất liệu composite có màu giống với màu răng tự nhiên. Nó được gắn trực tiếp lên bề mặt của răng và đảm nhận các vai trò khác nhau:
- Cố định khay niềng: Nhờ các điểm attachment, khay niềng có thể nằm cố định mà không lo bị trơn tuột khỏi hàm.
- Tạo lực cho khay niềng: Attachment là điểm tạo lực giúp các răng di chuyển về đúng vị trí theo phác đồ trị liệu của bác sĩ.
- Làm điểm neo để bác sĩ đặt một số khí cụ khác lên trong một vài trường hợp đặc biệt.
Một ca niềng răng thành công là sự tập hợp của rất nhiều khí cụ chỉnh nha khác nhau. Mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phán đoán, lên phác đồ điều trị chính xác nhất. Muốn niềng răng thẩm mỹ nhất không lộ dấu vết, không phải đeo quá nhiều các loại khí cụ, bạn có thể tham khảo công nghệ niềng răng trong suốt Invisalign mới nhất tại nha khoa Thúy Đức.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ