Buồn nôn sau khi đánh răng có thể do yếu tố sinh lý, viêm họng mãn tính, viêm nướu và các nguyên nhân khác. Hôm nay, nha khoa Thúy Đức sẽ giúp bạn tìm hiểu hiểu chi tiết hơn từng nguyên nhân và cách giải quyết.
Mục lục
1. Đánh răng bị buồn nôn do thói quen đánh răng
Giải thích:
Khi một số người khi đánh răng, có thể đưa bàn chải quá sâu cuống lưỡi, kích thích phản xạ cổ họng và gây buồn nôn. Bên cạnh đó, sử dụng một số loại kem đánh răng chứa nhiều hương liệu mạnh như bạc hà có thể tạo ra nhiều bọt và gây kích ứng cho cổ họng, đặc biệt là ở những người có cổ họng nhạy cảm.
Cách khắc phục:
Nhìn chung, những lý do này nhìn chung không có gì đáng ngại. Bạn chỉ cần chú ý hơn trong việc vệ sinh răng miệng.
Để giảm thiểu cảm giác buồn nôn khi đánh răng, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau:
- Thay đổi kỹ thuật đánh răng: Hãy đánh răng nhẹ nhàng và tránh đưa bàn chải quá sâu vào miệng.
- Sử dụng kem đánh răng không tạo bọt: Chọn loại kem đánh răng ít hoặc không chứa hương liệu mạnh và tạo ít bọt.
- Thay đổi loại bàn chải: Sử dụng bàn chải có đầu nhỏ hơn hoặc bàn chải dành cho trẻ em có thể giúp giảm kích thích phản xạ nôn.
Hỏi đáp: Đánh răng nhiều lần có tốt không?
2. Đánh răng bị buồn nôn do có thai
Giải thích:
Buồn nôn là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ ở 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, nếu bạn đang trong thời gian lên kế hoạch thụ thai thì có thể nghĩ tới nguyên nhân này. Phụ nữ mang thai thường bị buồn nôn khi ăn uống hoặc ngay cả khi đánh răng, tình trạng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Ngoài buồn nôn khi đánh răng, phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu có thể gặp một số dấu hiệu khác như:
- Chậm kinh
- Mệt mỏi, đau đầu
- Thay đổi sở thích ăn uống
- Đau tức ngực
- Căng tức bụng nhẹ
Nhưng để đảm bảo chính xác, tốt nhất bạn nên sử dụng que thử thai để kiểm tra kết quả.
3. Đánh răng bị buồn nôn do bệnh trào ngược dạ dày
Giải thích:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn và nôn.
Khi đánh răng, nếu cúi khom người xuống có thể thể làm tăng áp lực trong vùng bụng, điều này có thể thúc đẩy axit dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng, gây cảm giác buồn nôn
Bệnh cạnh đó, trong quá trình đánh răng, miệng há rộng có thể kích thích tình trạng ợ và trào ngược axit dẫn tới buồn nôn. Đặc biệt là khi sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng hoặc chải răng quá mạnh, có thể kích thích dây thần kinh cảm giác ở vòm họng, dẫn đến phản xạ nôn và gây buồn nôn .
Cách khắc phục:
Chú ý trong cách đánh răng:
Để giảm tình trạng nôn và trào ngược khi đánh răng thì người bệnh nên chú ý một số điều sau:
- Tránh cúi người về phía trước khi đánh răng để giảm thiểu nguy cơ trào ngược axit dạ dày.
- Tránh há miệng quá rộng và đưa lưỡi ra đằng trước quá nhiều khi đánh răng.
- Chải răng nhẹ nhàng và sử dụng kem đánh răng ít bọt.
Điều trị bệnh:
Có 3 phương pháp chính được sử dụng để điều trị GERD: thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật.
1. Thay đổi lối sống:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Tránh các thực phẩm và đồ uống kích thích axit dạ dày như thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, cà phê, rượu bia, socola. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
- Giảm cân: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày và giảm bớt các triệu chứng trào ngược.
- Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit và làm chậm quá trình chữa lành niêm mạc thực quản.
- Ngủ cao đầu: Nâng cao đầu giường 15-20 cm bằng cách kê gối hoặc sử dụng nệm kê đầu có thể giúp ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược lên thực quản vào ban đêm.
- Tránh ăn khuya: Nên ăn tối ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ để thức ăn có thời gian tiêu hóa hoàn toàn.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược. Tập thể dục thường xuyên, yoga, thiền định hoặc các phương pháp thư giãn khác có thể giúp giảm căng thẳng.
2. Dùng thuốc:
- Thuốc trung hòa axit: Thuốc này giúp trung hòa axit dạ dày và giảm bớt các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
- Thuốc chẹn H2: Thuốc này giúp giảm tiết axit dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc này là loại thuốc mạnh nhất để điều trị GERD. Thuốc giúp ức chế việc sản xuất axit dạ dày và có thể giúp chữa lành niêm mạc thực quản bị tổn thương.
3. Phẫu thuật:
Phẫu thuật chỉ được cân nhắc cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc có biến chứng do GERD gây ra, chẳng hạn như hẹp thực quản hoặc loét thực quản Barret.
Có hai loại phẫu thuật chính để điều trị GERD: phẫu thuật Nissen và phẫu thuật LINX.
Điểm chung:
- Cả hai phương pháp đều nhằm mục đích cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân bằng cách giảm các triệu chứng ợ nóng và trào ngược axit.
- Mục tiêu: Tăng cường cơ vòng thực quản dưới để ngăn trào ngược axit từ dạ dày.
- Kết quả: Hiệu quả cao trong việc giảm triệu chứng GERD.
Điểm khác biệt:
Đặc điểm | Phẫu thuật Nissen | Phẫu thuật LINX |
Kỹ thuật | Tạo một cơ thắt nhân tạo ở đáy thực quản | Cấy ghép vòng hạt từ tính quanh cơ vòng thực quản dưới |
Xâm lấn | Có thể mổ hở hoặc mổ nội soi | Xâm lấn tối thiểu |
Thời gian phục hồi | Lâu hơn | Nhanh hơn |
Tác dụng phụ | Khó nuốt, đầy bụng, ợ hơi | Nuốt nghẹn, buồn nôn, nôn |
Nguy cơ biến chứng | Cao hơn | Thấp hơn |
Khả năng điều chỉnh | Có thể tháo bỏ hoặc chỉnh sửa | Không thể tháo bỏ |
Chi phí | Cao hơn | Thấp hơn |
4. Đánh răng bị buồn nôn do viêm họng mãn tĩnh
Giải thích:
Nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn khi đánh răng có thể do viêm họng mạn tính. Đây là tình trạng viêm kéo dài ở niêm mạc họng, có thể gây tổn thương và kích ứng niêm mạc họng, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa khi đánh răng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cảm thấy đau họng, cảm giác có dị vật, hoặc cảm giác nóng rát trong họng.
Cách khắc phục:
Để thoát khỏi tình trạng này, không có cách nào khác ngoài việc điều trị bệnh.
Điều trị viêm họng mãn tính phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Viêm họng do vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp dựa trên loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm. Việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian để tránh kháng thuốc và tái nhiễm.
- Penicillin: Đây là lựa chọn đầu tiên cho viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm A
- Amoxicillin: Thường được sử dụng cho trẻ em vì có hương vị dễ chịu hơn và cần ít liều dùng hơn so với penicillin. Amoxicillin thường được kết hợp với clavulanic acid (Augmentin) để tăng hiệu quả và giảm nguy cơ kháng thuốc.
- Ampicillin: Một loại kháng sinh khác thuộc nhóm beta-lactam, có tác dụng tương tự như amoxicillin
- Clindamycin: Được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với penicillin
- Cephalosporins: Một lựa chọn khác cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng nhẹ với penicillin. Một số loại cephalosporin thường được sử dụng bao gồm cephalexin (Keflex), cefuroxime (Zithromax), cefixime (Suprax).
- Macrolides: Như azithromycin hoặc clarithromycin, thường được sử dụng cho bệnh nhân dị ứng với penicillin. Một số loại macrolide thường được sử dụng bao gồm azithromycin (Zithromax), clarithromycin (Biaxin).
Viêm họng do virus: Không có thuốc đặc trị, thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể cần giảm nhẹ triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và sử dụng các biện pháp hỗ trợ như xịt họng hoặc ngậm viên giảm đau.
Viêm họng do dị ứng: Tránh các tác nhân gây dị ứng, sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản: Điều trị bằng thuốc, phẫu thuật và thay đổi lối sống. Nội dung điều trị đã trình bày ở mục 2 phía trên.
5. Đánh răng bị buồn nôn do viêm nướu
Giải thích:
Viêm nướu cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn khi đánh răng. Viêm nướu thường gây ra tình trạng chảy máu nướu. Nếu lượng máu chảy ra quá nhiều, có thể kích thích và làm tổn thương họng, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa khi đánh răng.
Cách khắc phục:
Nếu bị viêm nướu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và hướng dẫn người bệnh chăm sóc răng miệng tại nhà để cải thiện tình trạng bệnh. Nên kết hợp sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để giảm vi khuẩn trong miệng hiệu quả.
Hỏi đáp: Có nên đánh răng sau khi lấy cao răng không?
Trong trường hợp bị viêm nướu nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp:
1. Thuốc giảm đau:
Paracetamol (Acetaminophen): Giảm đau từ nhẹ đến vừa, dung nạp tốt ở hầu hết bệnh nhân.
Ibuprofen: Giảm đau, kháng viêm, an toàn, ít tác dụng phụ. Lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận, hen suyễn, loét dạ dày tá tràng.
2. Thuốc chống viêm:
Corticosteroid (Prednisolon, Dexamethason): Giảm sưng, viêm, đau, ngăn ngừa tổn thương tủy răng. Sử dụng ngắn hạn theo chỉ định nha sĩ. Lưu ý: Không dùng cho trẻ em, trẻ sơ sinh.
3. Chất sát trùng răng miệng:
Chlorhexidine (Nước súc miệng): Giảm vi khuẩn, cải thiện viêm lợi. Sử dụng 2 lần/ngày, 30 giây/lần. Lưu ý: Có thể gây ố màu răng, thay đổi vị giác, tăng nguy cơ mảng bám. Tham khảo thêm các thành phần khác như Cetylpyridinium clorua, tinh dầu.
4. Thuốc gây tê tại chỗ:
Lidocaine, Prilocaine (Gel): Giảm đau, tê nướu, cải thiện triệu chứng viêm lợi. Sử dụng theo chỉ định nha sĩ. Lưu ý: Sưng, kích ứng nướu, buồn nôn.
5. Thuốc kháng sinh:
Penicillin, Erythromycin, Clindamycin, Azithromycin, Tetracycline: Điều trị viêm nướu mạn tính, chống vi khuẩn, ngăn ngừa viêm loét nướu, chảy máu chân răng. Sử dụng theo chỉ định nha sĩ.
6. Thuốc bôi:
Metrogyl (Gel), Chlorhexidine 0,25% (Dung dịch súc miệng), Tetracycline (Sợi): Bôi trực tiếp lên nướu viêm, đưa vào túi quanh răng. Kết hợp thuốc dùng đường toàn thân để tăng hiệu quả.
Tham khảo thêm: 10 loại kem đánh răng cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả
6. Đánh răng bị buồn nôn do viêm mũi
Giải thích:
Buồn nôn khi đánh răng là một triệu chứng phổ biến ở người viêm mũi. Nguyên nhân chính là do nghẹt mũi gây khó thở và kích thích các dây thần kinh cảm giác ở mũi và cổ họng.
Cách khắc phục:
Có thể khắc phục tình trạng này bằng:
Sử dụng thuốc:
- Kháng sinh, steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường uống, co mạch đường tại chỗ
- Kháng histamin dạng uống, dạng xịt
- Kháng cholinergic, thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào
- Thuốc kháng leukotriene.
Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có mùi hương nhẹ: Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi hương mạnh có thể gây kích ứng mũi.
Đánh răng ở nơi thông thoáng: Đánh răng ở nơi có không khí lưu thông tốt để đảm bảo bạn có đủ oxy.
Chải răng nhẹ nhàng: Tránh chải răng quá mạnh để hạn chế kích thích niêm mạc mũi.
Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy và giảm nghẹt mũi.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi và giảm bớt các triệu chứng viêm mũi.
Tránh tiếp xúc dị nguyên: Bụi, phấn hoa, lông động vật.
Phẫu thuật được xem xét là một lựa chọn điều trị cho viêm mũi dị ứng trong các trường hợp cụ thể khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không mang lại hiệu quả. Đối với bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng có sự hiện diện của polyp mũi, hay còn gọi là polyp nazo, phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ các polyp này, giúp cải thiện thông khí và giảm triệu chứn