Sai lệch khớp cắn là một tình trạng phổ biến của răng miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, khớp cắn chéo thường gặp cả ở người lớn và trẻ em. Để khắc phục tình trạng này cần có các biện pháp điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu những biện pháp đó là gì trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khớp cắn chéo là gì? Nguyên nhân gây khớp cắn chéo
Khác với khớp cắn sâu hay khớp cắn ngược, khớp cắn chéo thường ít khi biểu hiện ra ngoài vì không thể hiện ở gương mặt. Nhưng khi cười, bạn có thể dễ dàng nhận ra sự sai lệch ở hai hàm khi hàm trên và hàm dưới không cân xứng với nhau, đặc biệt là nhóm răng cửa. Bạn có thể hình dung rõ hơn tình trạng khớp cắn chéo trong hình dưới đây:
Khớp cắn chéo được thể hiện như sau:
– Các răng xô lệch theo từng nhóm: Có thể quan sát được những chiếc răng mọc trên cùng một cung hàm nhưng có vài chiếc thò ra, vài chiếc thụt vào, đôi khi chỉ bị lệch 1 chiếc nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến các răng khác, khiến những răng ở cạnh nhau bị xô lệch về cùng một hướng.
– Khe răng cửa không cân xứng: Dấu hiệu này dễ quan sát nhất, khe răng của 2 răng cửa trên không thẳng hoặc lệch đi rất nhiều so với khe hai răng cửa dưới.
– Khó khăn trong ăn nhai: Sự sai lệch của các răng dẫn đến sự tiếp xúc giữa 2 hàm không ở mức tốt nhất gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, nghiền thức ăn.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Hiện nay, có thể xác định 4 nguyên nhân chính dẫn đến khớp cắn chéo ở một người như sau:
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị khớp cắn ngược thì có thể di truyền sang đời con cháu.
- Do thói quen xấu: mút tay, cắn môi trên, đẩy lưỡi, ngậm bình sữa hoặc núm vú giả trong thời gian dài,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến khớp cắn chéo.
- Do sự phát triển bất thường của hàm: Xương hàm trên hoặc dưới phát triển bất thường sang một hướng nào đó quá mức gây mất cần bằng với hàm còn lại.
- Do răng mọc lệch: Một hoặc nhiều răng gần nhau mọc lệch, không đúng vị trí, ảnh hưởng đến các răng xung quanh khác.
Khớp cắn chéo có nguy hiểm?
Khớp cắn chéo tuy không nguy hiểm như các bệnh lý khác nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc. Một số vấn đề có thể gặp phải khi không chữa trị khớp cắn chéo là:
– Khiến gương mặt không hài hòa cân đối nếu để tình trạng này kéo dài
– Răng xô lệch rất khó vệ sinh, thường dẫn đến sâu răng, viêm lợi hoặc viêm nha chu.
– Nguy cơ rối loạn thái dương hàm
– Hạn chế hoạt động của hàm
– Cản trở việc ăn nhai
Do đó, điều trị khớp cắn lệch là một việc làm cần thiết, cần được thực hiện kịp thời và đúng phương pháp. Để biết được cách khắc phục hiệu quả, mời bạn theo dõi những thông tin trong phần còn lại của bài viết.
Cách khắc phục khớp cắn chéo hiệu quả
Trên thực tế, cần dựa vào nguyên nhân gây khớp cắn chéo để đưa ra cách điều trị phù hợp. Bởi nguyên nhân xuất phát từ răng hay từ xương sẽ có cách điều trị khác nhau.
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục các tình trạng sai lệch của răng. Trong đó là tình trạng răng khấp khểnh, không đều – nguyên dẫn đến khớp cắn chéo cũng có thể điều trị được khi niềng răng.
Đây là phương pháp sử dụng lực kéo siết của các khí cụ như: mắc cài, dây cung, bands, minivis,… hoặc khay niềng trong suốt để nắn chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm.
Đối với trường hợp khớp cắn chéo, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh răng đúng vị trí, xoay răng về đúng hướng. Sau khi kết thúc chỉnh nha, răng trở nên đều đẹp, khớp cắn được điều chỉnh, tình trạng khớp cắn chéo cũng được cải thiện đáng kể. Trong một vài trường hợp, bác sĩ cần nhổ đi một vài chiếc răng để kéo răng được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai của răng nên bạn yên tâm nhé!
Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng chính đó là: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.
- Niềng răng mắc cài: Phương pháp truyền thống nhưng vẫn cho hiệu quả cao, chi phí vừa phải và có nhiều lựa chọn dành cho tất cả mọi người.
- Niềng răng không mắc cài (hay còn gọi là niềng răng trong suốt): Có thể khắc phục các nhược điểm của niềng răng mắc cài như: vướng víu, tính thẩm mỹ không cao, thường gây nhiệt miệng, phải hạn chế nhiều món ăn, vệ sinh răng phức tạp hơn,… Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn nhiều niềng răng mắc cài.
Lựa chọn phương pháp nào để niềng răng phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và chi phí dành cho việc chỉnh răng của mỗi người,… Do đó, khi đến nha khoa thăm khám, bạn sẽ được tư vấn chi tiết và chọn làm một phương pháp phù hợp nhất.
Tham khảo: Loạt ảnh thay đổi bất ngờ của khách hàng trước – sau khi niềng tại NK Thúy Đức
Phẫu thuật chỉnh hình khớp cắn
Đối với những trường hợp sai lệch khớp cắn do hàm gây nên thì niềng răng không thể khắc phục được hoàn toàn. Khi đó, cần một phương pháp điều trị triệt để hơn đó là chỉnh hình khớp cắn. Bệnh nhân sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt với phác đồ điều trị khác nhau. Sau khi qua các bài kiểm tra tổng quát, kiểm tra chức năng cho thấy bệnh nhân đủ điều kiện thì mới được tiến hành chỉnh hình.
Đối với người bị khớp cắn chéo do cả răng và xương hàm thì cần phối hợp cả hai phương pháp trên. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng trước rồi chỉnh hình sau.
Niềng răng điều trị khớp cắn chéo tại Nha khoa Thúy Đức
Nha khoa Thúy Đức đã điều trị thành công nhiều trường hợp sai lệch khớp cắn đặc biệt là khớp cắn chéo. Trước khi bắt đầu điều trị tất cả khách hàng đều được khám tổng quát, chụp phim X-quang để đánh giá tình trạng sức khỏe và răng miệng để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Với các phương pháp niềng răng hiện nay: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài kim loại tự động, niềng răng trong suốt Invisalign. Có thể điều trị hầu hết các trường hợp răng: răng khấp khểnh, răng hô, chìa, móm và cả khớp cắn chéo.
Liên hệ Nha khoa Thúy Đức theo những thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết nhé:
Trung Tâm Chỉnh Nha Thuý Đức
Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566