Nước bọt khi tiếp xúc với da có thể phát sinh mùi hôi không mong muốn. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn khiến chúng ta tự hỏi về nguyên nhân sâu xa đằng sau. Phải chăng đó là một phản ứng hóa học đặc biệt, hay một cơ chế sinh học nào đó của cơ thể? Hãy cùng khám phá về vấn đề này nhé!
Tại sao nước bọt có mùi hôi tiếp xúc với da cơ thể?
Khi chúng ta nhận thấy mùi hôi từ nước bọt sau khi bôi lên da, điều này thường được giải thích bằng một số cơ chế sinh học và hóa học diễn ra trong cơ thể. Đầu tiên, cần phải hiểu rằng trong nước bọt của con người có chứa enzym amylase. Khi nước bọt tiếp xúc với da, enzym này sẽ tương tác với mồ hôi, chất bẩn trên da và dần dần bị oxy hóa, khiến nước bọt khi thoa lên tay có mùi hôi, nhưng vấn đề này là khá bình thường.
Ngoài ra, mùi của nước bọt cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta hoặc uống gần đây, cũng như sức khỏe và vệ sinh răng miệng tổng thể của mỗi người. Nếu bạn liên tục nhận thấy mùi nước cực kỳ hôi hoặc bất thường, thì bạn nên tới phòng nha hoặc bệnh viện để kiểm tra xem liệu có nguyên nhân tiềm ẩn nào hay không.
Từ những thông tin nói trên, có thể thấy rằng việc ngửi nước mùi nước bọt trên da tay không phải là cách chính xác hoàn toàn để kiểm tra tình trạng hôi miệng. Để nhận biết xem bản thân có bị hôi miệng hay không bạn có thể úp hai lòng bàn tay lại che miệng và hà hơi ra để cảm nhận mùi từ hơi thở của mình.
Hôi miệng có phổ biến không?
Hôi miệng rất phổ biến, ảnh hưởng tới 1/4 dân số thế giới. Theo một nghiên cứu khoa học cho thấy, có 31.8% dân số gặp tình trạng hôi miệng. Nhưng cần lưu ý hôi miệng không phải là một bệnh lý riêng biệt, nó là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề trong khoang miệng và thậm chí là sức khỏe tổng thể.
Một nghiên cứu trên 2.000 người mắc chứng hôi miệng cho thấy 76% có nguyên nhân ở miệng: mảng bám lưỡi (43%), viêm nướu hoặc viêm nha chu (11%) hoặc kết hợp cả hai (18%)
Các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm xoang và các bệnh khác gây nghẹt mũi cũng nằm trong nhóm nguyên nhân gây hôi miệng. Các bệnh này buộc bạn phải thở bằng miệng vào ban đêm. Điều này làm khô miệng và cổ họng, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Trong khoảng 10% trường hợp, hôi miệng có liên quan đến các bệnh về tai, mũi, họng. Trong số này, 3% trường hợp là do bệnh về amidan, ít gặp hơn là do bệnh về thanh quản. Vì vậy, trong quá trình khám, bác sĩ có thể kiểm tra kích thước, cấu trúc của amidan nếu có. (Xem nguồn)
Đôi khi chứng hôi miệng có thể liên quan đến các bệnh và tình trạng toàn thân, chẳng hạn như suy thận và gan, đái tháo đường, bệnh dạ dày và đường ruột, ung thư, nhịn ăn và một số chế độ ăn kiêng.
Một hiện tượng bình thường là mùi hôi miệng vào buổi sáng, do lượng nước bọt tiết ra giảm trong đêm. Nước bọt giúp loại bỏ thức ăn thừa và tiêu diệt vi khuẩn, vì vậy nó là một phương pháp hiệu quả để chống lại mùi hôi miệng. Vào ban đêm, do lượng nước bọt giảm, quá trình phân hủy thức ăn tăng lên, dẫn đến mùi hôi miệng điển hình vào buổi sáng. Nếu mùi hôi biến mất sau khi thực hiện các thủ tục vệ sinh răng miệng, tình trạng này được coi là bình thường và không cần điều trị. Đây là một phần của quá trình tự nhiên của cơ thể và chỉ cần duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách là có thể kiểm soát được.
Câu hỏi:
Tại sao liếm nước bọt lên vết thương lại nhanh lành hơn?
Khi bạn bôi nước bọt lên vết thương nhỏ (ví dụ vết muối đốt hoặc vết xước nhỏ), có những điều thú vị xảy ra. Mặc dù nước bọt có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch yếu (những người không thể phản ứng với nhiễm trùng một cách bình thường), nhưng nó cũng có thể giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
Các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện một hợp chất trong nước bọt của con người có khả năng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Phát hiện này mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh nhân mắc các vết thương mãn tính do tiểu đường, chấn thương và bỏng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội các Tổ chức Sinh học Thực nghiệm (FASEB) cho thấy hợp chất histatin, một loại protein kích thước nhỏ trong nước bọt, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành mạch máu, một yếu tố thiết yếu cho quá trình lành vết thương.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã nuôi cấy tế bào biểu mô mô miệng trên đĩa petri. Sau đó, họ tạo ra các vết thương nhân tạo trên lớp tế bào và ủ một số đĩa với nước bọt của người. Kết quả cho thấy, các vết thương được xử lý bằng nước bọt lành nhanh hơn đáng kể so với các vết thương không được xử lý.
Tiến sĩ Menno Oudhoff, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Hợp chất histatin trong nước bọt có thể được sản xuất hàng loạt và sử dụng để bào chế kem hoặc dung dịch sát trùng, hứa hẹn mang lại hiệu quả điều trị cao cho các bệnh nhân mắc vết thương mãn tính.”
“Nghiên cứu này không chỉ giải thích lý do tại sao động vật có thói quen liếm vết thương mà còn lý giải vì sao vết thương trong miệng lành nhanh hơn so với các vết thương ở da và xương,” Tiến sĩ Gerald Weissmann, tổng biên tập tạp chí FASEB, nhận định. “Phát hiện này cũng mở ra tiềm năng sử dụng nước bọt như một nguồn thuốc mới để điều trị các vết thương mãn tính.”
Có thể bạn quan tâm: