“Niềng răng có đi bộ đội được không?” là câu hỏi mà nhiều nam thanh niên muốn được giải đáp trước khi tham gia khám nghĩa vụ quân sự. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Niềng răng có đi bộ đội được không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm như hô, móm, răng khấp khểnh,… Tuy niềng răng không được xếp vào một dạng bệnh lý những người đang niềng răng luôn cần sự chăm sóc đặc biệt từ nha sĩ.
Trong khi đó, đi bộ đội là nghĩa vụ là nam thanh niên Việt Nam khi đến tuổi đều phải thực hiện. Khoảng thời gian này kéo dài đến 2 năm và cần trải qua nhiều ngày huấn luyện nặng đòi hỏi người lính cần có nền tảng sức khỏe tốt. Trong đó, những bệnh lý về răng cũng sẽ cản trở họ tham gia các hoạt động rèn luyện. Cụ thể, theo quy định của Pháp luật nước ta đã đề rõ những trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự ( đối với các vấn đề về răng miệng) như sau:
STT |
Tên bệnh |
Tình trạng |
1 |
Răng sâu |
Có 6 răng sâu độ 3 hoặc có 7 răng sâu độ 3 trở lên |
2 |
Mất răng | – Mất 5 – 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn trên 50%
– Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn dưới 50% |
3 |
Viêm lợi | Viêm loét mạn tính |
4 |
Viêm quanh răng (viêm nha chu) | – Viêm quanh răng từ 6 – 11 răng trở lên, răng lung lay độ 2 – 3 – 4
– Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên |
5 |
Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng | – 5 – 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng: Đang còn viêm; Đã điều trị ổn định
– Trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng |
6 |
Biến chứng răng khôn | Có biến chứng răng khôn |
7 |
Viêm loét niêm mạc ở miệng, lưỡi | Viêm loét mạn tính |
8 |
Viêm tuyến nước bọt | – Viêm tuyến mang tai mạn tính 2 bên đã ổn định
– Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 hoặc 2 bên chưa ổn định |
9 |
Viêm khớp thái dương hàm | Viêm mạn tính |
10 |
Khe hở môi, khe hở vòm miệng | Chưa phẫu thuật |
11 |
Xương hàm gãy | Đang được điều trị hoặc chưa điều trị |
12 |
Khe hở môi, khe hở vòm miệng | Khe hở vòm mềm; Khe hở vòm toàn bộ |
13 |
Bệnh lý và u vùng mặt | U lành đã phẫu thuật ổn định có biến dạng vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch…) |
Như vậy, niềng răng không nằm trong những trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Vì vậy,nếu bạn niềng răng và đủ điều kiện sức khỏe cùng các yếu tố khác vẫn có thể đi bộ đội như bình thường.
2. Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi được chúng tôi tổng hợp lại. Có thể đây là những thông tin bạn đang cần đó, cũng tiếp tục theo dõi bài viết nhé!
2.1. Niềng răng có đi xuất khẩu lao động được không?
Theo quy định, các bệnh về răng hàm mặt không được đi xuất khẩu lao động là: các bệnh u nang vùng răng miệng hoặc các dị tật hàm mặt. Còn với các trường hợp khác trong đó có niềng răng thì vẫn đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có quy định tuyển dụng lao động khác nhau nên bạn cần tìm hiểu kỹ những yêu cầu này và cả từ phía công ty tuyển dụng.
2.2. Đang mang thai có niềng răng được không?
Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể niềng răng được vì niềng răng chỉ tác động đến răng nên không trực tiếp ảnh hưởng đến bên trong cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng bạn sẽ cần nhổ răng hoặc cắm vít thường gây chảy máu, hơn nữa phải sử dụng đến thuốc tê có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
Vì vậy, bạn có thể cân nhắc sau khi sinh em bé xong rồi mới niềng răng. Hoặc nếu bạn có dự định sinh em bé, nên thực hiện các bước nhổ răng, cắm vít trước rồi mới có thai. Mỗi người sẽ có thể trạng khác nhau, do đó, để biết bản thân có thích hợp để niềng răng khi mang thai không bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, giải đáp.
Đọc thêm: Niềng răng có phun môi được không?
2.3. Niềng răng có tập boxing được không?
Chơi thể thao là phương pháp rèn luyện cơ thể cực hiệu quả vì thế bạn không nên trì hoãn thói quen này của mình trong quá trình niềng răng. Khi niềng răng bạn có thể chơi thể thao hoàn toàn bình thường. Đối với môn boxing – một môn thể thao đối kháng nên dễ gây tổn thương đến phần mặt tượng tự như đá bóng, đấm bốc, các môn võ thuật,… Vì vậy bạn nên tránh chơi những môn thể thao này. Nếu vẫn muốn chơi những môn này bạn cần hết sức cẩn thận và đeo máng bảo vệ răng nữa nhé!
Ngoài ra, những môn thể thao nhẹ nhàng mà bạn có thể tham khảo đó là: đạp xe, cầu lông, bóng bàn, bơi lội,…
2.4. Những trường hợp nào nên niềng răng?
Những trường hợp được khuyến nghị nên niềng răng là:
- Răng mọc khấp khểnh, chen chúc, không thẳng hàng
- Răng thưa, khoảng cách giữa các răng có xu hướng ngày càng rộng ra khiến thức ăn dễ mắc vào
- Răng chìa ra ngoài, hàm trên đưa ra phía trước nhiều hơn bình thường
- Răng bị móm, hàm trên thu lại nhiều, không bao được hàm trước
- Khớp cắn sai lệch gây cản trở cho việc ăn nhai
- Khớp cắn hở, hai hàm không chạm nhau
- Khớp cắn đối đầu
Để biết rõ hơn tình trạng răng miệng của mình, bạn cần được đánh giá và chỉ định bởi bác sĩ chỉnh nha. Và tốt hơn hết, bạn nên tìm một phòng khám nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và tận tình để niềng răng.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi “Niềng răng có đi bộ đội được không không?” được nhiều khách hàng quan tâm. Mong rằng bạn đã có được câu trả lời của mình.